Vai trò của cho vay nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 40 - 103)

Để thúc đẩy nông nghiệp nông thôn nước ta phát triển, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay và mai sau. Nông thôn và nông dân đang rất thiếu vốn để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề và dịch vụ. Vì vậy cho vay nông hộ có những vai trò chủ yếu sau:

- Thu hút các nguồn vốn tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn lực của xã hội

Cho vay nông hộ là kênh quan trọng, chủ yếu nhất để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi đưa vào nền kinh tế. Trong quá trình sản xuất hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra. Cho vay nông hộ góp phần phân phối điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Để CNH, HĐH sản xuất nông nghiệp thì nông dân cần phải có nguồn vốn rất lớn mà khả năng của từng đơn vị sản xuất không thể đáp ứng đủ. Nếu không có cho vay nông hộ sẽ không thể tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp.

Cho vay nông hộ góp phần hình thành thị trường tài chính nông thôn gồm thị trường vốn và hoạt động tín dụng. Cho vay nông hộ đóng vai trò là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư hay nói cách khác là làm trung gian giữa người cần vốn với người có tiền tạm thời nhàn rỗi để vốn có thể phục vụ cho quá trình sản xuất và đầu tư máy móc, công nghệ cho hiện đại hoá sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Nó là động lực thúc đẩy tính tiết kiệm của dân cư và là phương pháp đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất.

- Đáp ứng nhu cầu vốn của nông dân để thực hiện cơ giới hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp

Đối với một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu và manh mún như nước ta hiện nay, việc đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất là rất khó khăn vì nhiều lý do. Trong đó, việc tìm nguồn vốn đủ để đáp ứng nhu cầu trên là khó khăn nhất vì vốn tích luỹ của nông dân chưa cao trong khi nhu cầu vốn là rất lớn. Với chức năng của mình, tín dụng ngân hàng là kênh quan trọng để giải quyết khó khăn về vốn cho hộ sản xuất.

22

Khi cho vay đầu tư cho sản xuất phải tiến đến bước phát triển lớn hơn trong sản xuất nông nghiệp, phải làm quen với hình thức sản xuất hàng hoá. Sản phẩm làm ra không chỉ cung cấp cho tiêu dùng của người làm mà nó còn là hàng hoá bán trên thị trường. Chỉ khi bán hàng hoá ra người nông dân mới có khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Chính quá trình bán hàng hoá trên thị trường, với nền sản xuất hàng hoá và do tác động của cơ chế thị trường đã giúp cho nông dân hình thành những biện pháp tốt nhất để tiếp cận và thích nghi với thị trường, như nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi các loại cây trồng, con giống theo thời vụ cho thích hợp, cải tiến các biện pháp kỹ thuật về giống, tiết kiệm vật tư để sản phẩm làm ra đáp ứng được với nhu cầu của thị trường, thu được lợi nhuận cao.

- Góp phần thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp

Với nguồn vốn tín dụng, hộ nông dân có điều kiện đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Từ đó, năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm được cải thiện, giá trị sản phẩm nông nghiệp nâng cao. Những kết quả đó sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng lợi nhuận cho người sản xuất.

Hiệu quả sản xuất được nâng cao sẽ là điều kiện để người nông dân tập trung năng lực vào sản xuất, tạo ra quá trình tích luỹ vốn để đầu tư trở lại vào sản xuất, nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Góp phần hình thành những mô hình sản xuất hiện đại, thay đổi tập quán sản xuất dựa trên tiến bộ của khoa học kỹ thuật

Cho vay nông hộ ngoài việc thúc đẩy sản xuất phát triển còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Vốn tín dụng tham gia vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần hình thành và phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Việc hình thành các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản sẽ thu hút nhiều lao động trong nông nghiệp. Từ đó lao động trong sản xuất nông nghiệp sẽ được chuyên môn hoá cao hơn, người sản xuất càng có động lực để thay đổi tập quán canh tác đã lạc hậu, áp dụng những mô hình sản xuất hiện đại theo hướng áp dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm sản xuất.

23

- Cho vay nông hộ góp phần hình thành thị trường tài chính ở nông thôn

Nước ta là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, với 10 triệu hộ sản xuất nông nghiệp đã sản xuất ra gần 50% tổng sản phẩm xã hội. Chuyển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá thì vấn đề đặt ra là phải hình thành thị trường đồng bộ ở nông thôn vì đây là một địa bàn rộng lớn, nơi có sức mua và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của công nghiệp, vừa là nơi cung ứng sản phẩm hàng hoá, nông sản cho tiêu dùng cả nước, nguyên liệu cho chế biến và là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc hình thành thị trường tài chính ở nông thôn là một đòi hỏi bức súc nhằm tạo động lực cho sự phát triển.

Thị trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và hoạt động tín dụng cho nên tín dụng ngân hàng là cầu nối trung gian giữa người cần vốn và người cung ứng vốn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong việc điều hoà vốn này, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nhiều khả năng hơn vì nó có mạng lưới kinh doanh rộng khắp ở các vùng nông thôn với hệ thống các Chi nhánh, Phòng giao dịch và Điểm giao dịch tới từng huyện, xã và thôn xóm trong cả nước.

- Cho vay nông hộ góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn

Vùng nông thôn là vùng sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội, đang trong quá trình CNH, HĐH và là các ngành chịu sự tác động mạnh nhất của thiên nhiên, cơ sở hạ tầng của nó cần có sự đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài… cần được cấp tín dụng ưu đãi.

Đối với hộ nông dân, kết quả thu nhập của hộ trông chờ trên từng mảnh đất họ canh tác, rủi ro rất lớn do phụ thuộc nhiều vào môi trường thiên nhiên. Ở nông thôn trước đây số lượng lớn các HTX tín dụng cùng các tổ chức cho vay nặng lãi, góp vốn, hụi hè phát triển mạnh mẽ, hoạt động đan xen lợi dụng lẫn nhau, gây nhu cầu khẩn trương giả tạo về tiền tệ. Do hoạt động không có hiệu quả, chủ yếu là lừa đảo chiếm đoạt vốn của bà con nông dân nên hàng loạt các HTX tín dụng, chủ hụi tan rã và phá sản.

24

Trong khi các HTX tín dụng tan rã, HTX nông thôn chỉ tồn tại trên danh nghĩa thì chính sách cho vay vốn trực tiếp của ngân hàng tới sản xuất như nguồn nước mát làm dịu cơn khát vốn của hộ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng ngân hàng cho vay trực tiếp tới hộ, cùng với chế độ lãi suất ưu đãi không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn trong sản xuất mà còn khuyến khích người sản xuất có thể mở rộng đầu tư, làm giàu trên thửa ruộng, mảnh vườn mà họ có quyền sử dụng.

- Cho vay nông hộ góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn hiện nay

Với vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thông qua các chính sách như: hỗ trợ lãi suất, ưu đãi lãi suất và các điều kiện vay vốn cho nông dân. Song song đó, tín dụng ngân hàng cũng góp phần giúp Nhà nước định hướng nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá và tăng hàm lượng chất xám cho sản phẩm.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm mở rộng cho vay nông hộ

1.4.3.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay nông hộ của các chi nhánh Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Kinh nghiệm mở rộng cho vay nông hộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - CN Vĩnh Long

Để mở rộng cho vay nông hộ trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long, Agribank - CN Vĩnh Long đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

- Lựa chọn cán bộ có phẩm chất, có năng lực chuyển sang làm cán bộ tín dụng chuyên cho vay hộ nông dân, đảm bảo mỗi xã có một cán bộ tín dụng phụ trách.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại các phòng giao dịch, thành lập thêm các phòng giao dịch liên xã để đảm bảo bình quân 4-6 xã có một điểm giao dịch. Thực hiện huy động vốn, cho vay, thu nợ tại khu vực phân công.

- Thực hiện một số mô hình chuyển tải vốn tín dụng cho các hộ SXKD vay vốn: những hộ có nhu cầu vay lớn thì ngân hàng trực tiếp cho vay; những

25

hộ vay nhỏ, lẻ thì thông qua tổ, nhóm. Tìm tòi các hình thức cho vay với kỳ hạn và quy mô khoản vay phù hợp với đặc điểm SXKD của các hộ.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát, thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định và sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên.

- Có cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,..để hướng dẫn và trợ giúp về mặt kỹ thuật đối với các hộ nông dân. Thông qua các tổ chức đoàn thể này để giám sát việc sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi nợ, thu lãi và trợ giúp tìm kiếm thị trường.

Kinh nghiệm mở rộng cho vay hộ nông dân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - CN Tiền Giang

Agribank - CN Tiền Giang đã thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp trong hoạt động cho vay và xử lý thu hồi nợ. Song song với việc tăng cường các biện pháp tiếp cận khách hàng là hộ nông dân, CN tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương trong triển khai các biện pháp tăng cường công tác quản lý nợ và quản lý khách hàng ở từng địa bàn nhằm vừa đảm bảo phát triển thị phần ở tất cả các khu vực, lĩnh vực trong toàn Tỉnh, vừa đảm bảo khả năng quản lý an toàn vốn tín dụng.

- Phối hợp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức học tập để cán bộ Hội cơ sở và cán bộ tín dụng nắm rõ nội dung, mục đích và ý nghĩa về việc phối hợp thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp-nông thôn. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến hội viên Hội Nông dân, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ nội dung hoạt động, lợi ích của việc tham gia vào tổ vay vốn, các chính sách ưu đãi về tín dụng phục vụ nông nghiệp - nông thôn để các hộ nông dân dễ dàng tiếp cận hơn với các nguồn vốn giá rẻ.

1.4.3.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bến Tre

Từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm về mở rộng cho vay nông hộ cho Agribank Chi nhánh Bến Tre như sau:

Một là, bám sát chương trình phát triển kinh tế của địa phương, của đơn vị, của Ngành để tổ chức thực hiện đúng định hướng, đúng trọng tâm.

26

Hai là, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp trong hoạt động cho vay và xử lý thu hồi nợ. Song song với việc tăng cường các biện pháp tiếp cận khách hàng là hộ nông dân, CN tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương trong triển khai các biện pháp tăng cường công tác quản lý nợ và quản lý khách hàng ở từng địa bàn nhằm vừa đảm bảo phát triển thị phần ở tất cả các khu vực, lĩnh vực trong toàn Tỉnh, vừa đảm bảo khả năng quản lý an toàn vốn tín dụng

Ba là, cải tiến quy trình cho vay của CN theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, nhằm tạo thuận lợi cho người vay dễ dàng và nhanh chóng vay được vốn với chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền); đồng thời, tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay của các hộ sau khi giải ngân.

Bốn là, CN nên đa dạng hóa nguồn vốn và sản phẩm tín dụng phù hợp với trình độ phát triển và dân trí, thói quen ở mỗi địa phương; chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, VnMart,…; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách4.

Năm là, mở rộng hình thức cho vay theo nhóm. Hình thức tín dụng theo nhóm giúp giảm chi phí giao dịch cho cả người cho vay lẫn người đi vay, tăng tỉ lệ thu hồi nợ, tăng khả năng huy động tiết kiệm và tạo nguồn quỹ phòng khi khẩn cấp (nhờ những ràng buộc trong nội bộ nhóm), tăng lợi thế kinh tế nhờ tăng quy mô trong việc cung cấp tín dụng, góp phần khuyến khích một số giá trị xã hội (như tăng tính đoàn kết, và tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng khách hàng cá nhân, mở rộng cho vay KHCN, bản chất nông hộ và đặc điểm của nông hộ để rút ra lý luận về mở rộng cho vay nông hộ thực chất là mở rộng cho vay KHCN trong nông nghiệp và nông thôn. Luận văn còn tìm hiểu về kinh nghiệm mở rộng cho vay hộ nông hộ của một số chi nhánh ngân hàng lân cận để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh Bến Tre. Những cơ sở lý luận và những bài học kinh nghiệm tham khảo trong chương này là tiền đề để phân tích thực trạng cho vay nông hộ tại Agribank Chi nhánh Bến Tre ở Chương 2, từ đó đề xuất một số giải pháp mở rộng cho vay nông hộ tại Agribank Chi nhánh Bến Tre ở Chương 3.

27

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN TRE 2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI BẾN TRE

- Vị trí địa lý:

Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh có 2.357,7 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65km. Bốn con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 40 - 103)