- Tài sản thế chấp để vay vốn của phần đông khách hàng cá nhân thường là nhà ở, đất ở, đất canh tác, cây trồng, công cụ sản xuất,… có giá trị thấp và khó phát mại để thu hồi vốn vay trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Hoạt động sản xuất còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phụ thuộc nặng vào việc khai thác tự nhiên nên nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường cao. Việc tiêu thụ sản phẩm hiện nay còn rất thụ động, phụ thuộc nhiều vào thương lái hoặc các doanh nghiệp thu mua dẫn đến bị ép giá. Đặc biệt vấn đề ruộng đất phân tán cản trở quy mô sản xuất, cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất. Nhiều phân tích cho thấy, khách hàng cá nhân càng có nhiều mảnh đất thì lợi nhuận trung bình thu được từ mảnh đất đó càng giảm và chi phí (đặc biệt là chi phí lao động) càng tăng. Quy mô sản xuất manh mún, thu nhập nông nghiệp thấp không thể tạo động lực cho khách hàng cá nhân đổi mới công nghệ, hướng tới việc sản xuất sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Trình độ dân trí của nhìn chung còn hạn chế. Trong thực tế, tình trạng đói nghèo thường đi liền với trình độ dân trí thấp. Vì vậy, một phần nguyên nhân hạn chế sản xuất nông nghiệp phát triển xuất phát từ chính cá nhân do họ chậm tiếp cận các phương thức canh tác, chăn nuôi, ứng dụng các giống cây trồng vật nuôi mới, dẫn đến sản xuất hàng hóa chất lượng thấp, không phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Tâm lý bất ổn, chạy đua theo thị trường mà không có sự tính toán, phân tích kỹ lưỡng đã không ít lần khiến các khách hàng cá nhân rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Cụ thể, khi giá một loại nông sản tăng lên trong một năm thì ngay mùa vụ sau, khách hàng cá nhân lại đổ xô đi trồng loại hình đó, dẫn đến nguồn cung trên thị trường tăng đột biến, giá thành lập tức hạ xuống.
17
Môi trường cạnh tranh: Khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang trở thành tâm điểm cạnh tranh của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh những tên tuổi đã quen thuộc với khu vực nông nghiệp, nông thôn như: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, Agribank Việt Nam... với việc xuất hiện ngày càng nhiều NHTM cổ phần như LienVietPostBank, Techcombank, VIB, SHB…có tỷ lệ cho vay khu vực nông nghiệp - nông thôn cao cho thấy, các NHTM cổ phần đang chuyển phân khúc cho vay. Sở dĩ các tổ chức tín dụng quay về với nông nghiệp - nông thôn do khu vực thành thị luôn là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng. Cùng với đó, thị trường chứng khoán tiếp tục ảm đạm, bất động sản lao dốc và việc NHNN khống chế về cho vay lĩnh vực phi sản xuất đã buộc các ngân hàng phải tính toán lại tỷ lệ tín dụng đối với từng phân khúc khách hàng.
Môi trường kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường mới được thời gian ngắn, nhiều KHCN không bắt kịp những thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như đòi hỏi ngày càng cao và luôn thay đổi của thị trường nhất là về chất lượng, chủng loại, giá cả sản phẩm hàng hóa. Đa số các hộ bị hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ và năng lực quản lý, kỹ thuật sản xuất thủ công, vốn tích lũy ban đầu khá thấp nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp, mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của KHCN. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay của Ngân hàng vì độ rủi ro cao.
Môi trường pháp lý: Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề, phương thức tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động cho vay của ngân hàng cũng vậy, phải tuân theo những quy định của Luật ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật. Nếu những quy định của luật pháp không đồng bộ không rõ ràng, không
18
ổn định, có nhiều kẽ hở thì rất khó khăn trong hoạt động cho vay của ngân hàng về việc giải quyết các tranh chấp xảy ra.
Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên không thuận lợi như hạn hán, lũ lụt, động đất,..là những nguyên nhân bất khả kháng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của KHCN. Các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp để khắc phục phần nào những rủi ro bất khả kháng về thiên tai vẫn còn ít và chỉ mới ở giai đoạn thử nghiệm. Do đó, nhiều KHCN vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vốn còn thấp. Bên cạnh đó, nguồn trả nợ chính của người nông dân chủ yếu từ tiền bán nông sản hàng hóa. Vì vậy, một khi có rủi ro như thất mùa, hạn hán,... thì gần như đồng loạt khách hàng không trả được nợ.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác tác động: cung cầu cả đầu vào và đầu ra, sự hạn chế về kỹ thuật trong các khâu phơi sấy, bảo quản, công tác định hướng, quy hoạch của địa phương chưa được thực hiện tốt, thiếu chiến lược và giải pháp nhằm quy hoạch ổn định, lâu dài đối với từng cây, con..