- Ngân hàng cần phải dựa vào sự linh hoạt của cơ chế thị trường mà đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn. Phải duy trì mức lãi suất hợp lý giữa nguồn ngắn hạn, trung và dài hạn, mức lãi suất này phải đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, khuyến khích mọi người gửi tiền với kỳ hạn dài hơn, bên cạnh đó nên điều chỉnh hợp lý mức lãi suất cho vay để khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận nguồn vốn.
- ABBANK cần khách quan trong việc định giá tài sản đảm bảo. Cần đẩy mạnh tăng dư nợ tín dụng bằng hình thức không cần tài sản đảm bảo với những phương thức cho vay như cho thuê tài chính, bảo lãnh.
- Việc cấp tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, chính xác, sau khi đã thẩm định tín dụng và ngân hàng đồng ý cho vay thì phải giải ngân nhanh chóng cho khách hàng. Đối với những khoản vay nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn bất thường trong kinh doanh của khách hàng, Chi nhánh cần linh động cho vay với thủ tục nhanh chóng và đơn giản. Đây cũng là cách để tạo uy tín lâu dài cho khách hàng và có nhiều khả năng khách hàng sẽ quay lại vay vốn trong tương lai.
- Ngân hàng cần phát triển hơn nữa chương trình SMEFP III (Small & Medium Enterprise Finance Program) là chương trình hợp tác giữa ABBANK với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ABBANK. Đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sốlượng lao động bình quân hàng năm không quá 300 người tùy
theo ngành nghề.
- ABBANK cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác với một số doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nước ngoài để tăng cường khách hàng vay vốn cho ngân hàng, mở rộng tín dụng, dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn, đảm bảo được chất lượng tín dụng ngân hàng.
- Ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, để nâng cao hiệu quả tín dụng nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Chi nhánh cần chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hội đồng tín dụng và tổ thẩm định. Ban lãnh đạo ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để nhân viên của mình có thể phát huy hết thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi cán bộ.
- Hoàn thiện Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Hiện nay, ABBank đang áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng Khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống này lại chưa theo chuẩn mực quốc tế, và mới đang trong giai đoạn triển khai nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. ABBank càn xây dựng thang điểm và quy trình chấm, xếp hạng khách hàng phù hợp dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
- Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, kết nối nội bộ phục vụ QLRR: ABBank cần sớm xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Hệ thống thông tin này được tập trung tại Hội sở chính của ABBank, kết nối trực tuyến với các chi nhánh trên cơ sở mạng máy tính nội bộ (LAN). Nội dung hệ thống này bao gồm tất cả các thông tin càn thiết cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Với trình độ công nghệ chưa đồng bộ giữa các ngân hàng như hiện nay thì ABBank có thể thiết kế những mẫu biểu thông tin riêng phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ riêng của mình trong đó bám sát các nội dung khoa học chung của các vấn đề báo cáo và đặc biệt phải bám sát quy định chung của quốc tế. ABBank cần nhanh chóng cải tiến công nghệ thông tin vì trong xu thế phát triển cạnh tranh như hiện nay, các NHTMCP khác như
Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ... đang áp dụng và phát triển các công nghệ mới rất nhanh và hiện đại, nếu ABBank không cập nhật kịp thời sẽ dễ bị lạc hậu và mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.
- Ban hành chế đô lao động rõ ràng cu thể đối với cán bô tín dung: do tính phức tạp của công tác cho vay, ABBank cần nghiên cứu ban hành chính sách, chế độ làm việc trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ và quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, điều kiện làm việc, phúc lợi ... ABBank cần có nhiều hơn nữa chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng đồng thời khuyến khích học tập, khen thưởng trong công việc, nâng cao ý thức đạo đức phẩm chất cho cán bộ. Những chính sách như vậy có thực hiện mới đảm bảo được chất lượng cho vay của Ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Xuất phát từ nền tảng lý luận trong Chương 1 và những thực trạng hoạt động cụ thể là những hạn chế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh phân tích tại Chương 2, Chương 3 đã nêu bật những giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh. Cụ thể những giải pháp nêu tại Chương 3 là những giải pháp khả thi, hoàn toàn có thể thực hiện trong phạm vi hoạt động của chi nhánh. Chương 3 cũng đã đưa ra các kiến nghị lên các cơ quan cấp trên là Hội sở Ngân hàng An Bình nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện để hoạt động tín dụng của chi nhánh đảm bảo và nâng cao chất lượng trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Chất lượng tín dụng ngân hàng luôn là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Thời gian qua, tuy Ngân hàng TMCP An Bình CN Đồng Tháp đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, nhưng so với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Đồng Tháp” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của ABBank Đồng Tháp từ giai đoạn 2010 - 2013. Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước. Trên cơ sở phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng trong việc đánh giá hiệu quả và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ABBank Đồng Tháp, Luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ABBank Đồng Tháp. Các nội dung cụ thể mà luận án đã thực hiện:
Thứ nhất, hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng. Luận văn cũng đã giới thiệu các phương pháp đánh giá chất lượng theo cách truyền thống và hiện đại mà hiện nay các nhà kinh tế đang sử dụng phổ biến để đo lường chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, trong việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của ABBank Đồng Tháp, luận văn không chỉ dừng lại ở phân tích định lượng mà còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế vào nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn còn rút ra được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất tín dụng tại ABBank Đồng Tháp.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng và mục tiêu đề ra của ABBank Đồng Tháp, với những quan điểm nhất quán về vấn đề chất lượng, luận văn đã đề xuất một số các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ABBank Đồng Tháp trong thời gian tới. Đồng thời, để các giải pháp này được thực hiện, luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với ABBBANK Hội Sở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Diệu 2000, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
2. Sử Đình Thanh – Vũ Thị Minh Hằng 2006, Nhập môn tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
3. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam
4. Nguyễn Đào Tố 2008, Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu – những định hướng trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại, webside Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
5. Nguyễn Thị Hiền 2010, Kinh nghiệm phát triển hệ thống ngân hàng Hàn Quốc sau khủng khoảng và bài học cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tạp chí ngân hàng số 1.
6. Trịnh Bá Tửu 2005, Phòng chống rủi ro tín dụng - Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan, số chuyên đề, tạp chi ngân hàng
7. Nguyễn Duệ chủ biên 2001, Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê.
8. Nguyễn Văn Tiến 2002, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê.
9. Bùi Diệu Anh – Hồ Diệu – Lê Thị Hiệp Thương 2011, Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông.
10. Tạp chí tài chính 2015, Xếp hạng tín dụng: Từ kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Pháp, http://tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du-bao/Xep-hang-tin-dung- Tu-kinh-nghiem-cua-Ngan-hang-Trung-uong-Phap/57441.tctc
11.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp 2010, 2011, 2012, 2013, Báo cáo thống kê NHNN tỉnh Đồng Tháp 2010, 2011, 2012, 2013.
12.Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp 2014, Báo cáo số 181/BC-UBND ngày 10/9/2014 Báo cáo tóm tắt nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
14.Ngân Hàng TMCP An Bình 2010, Báo cáo thường niên 2013, Website: abbank.vn
15.Ngân Hàng TMCP An Bình 2013, Báo cáo thường niên 2013, Website: abbank.vn