Mặc dù có bề dày hoạt động trăm năm nhưng vào năm 1997 - 1998, hệ thống NH Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng Tài chính - tiền tệ. Trước tình hình đó, các NH Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.
Thứ nhất: Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các NH Bangkok bank và Siam comercial bank (SCB). Còn quy trình cho vay của Kasikom bank lại đựơc tổng kết như sau: tiếp xúc KH/ phân tích tín dụng/ thẩm tín dụng/ đánh giá rủi ro/ quyết định cho vay/ thủ tục giấy tờ hợp đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.
Thứ hai: Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất nhiều NH của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả TD là nợ xấu có lúc lên tới 40%(1997 - 1998). Sở dĩ có điều này là do một số NH đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắt TD trong quá trình cho vay. Nhiều NH không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của KH như: tư cách/hiệu quả kinh doanh/ mục đích vay/ dòng tiền và khả năng trả nợ/ khả năng kiểm soát vay/năng lực quản trị và điều hành/ trực trạng tài chính...
Thứ ba: Cho điểm khách hàng. SIAMCITY bank (SCIB) đã áp dụng việc cho điểm KH, để quyết định cho vay đối với TD bản lẻ và để xem xét cho vay đối với tín dụng DN. Hạng uy TD được xếp loại theo các hạng từ AAA(chất lương cao,
rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D(nguy cơ vỡ nợ). Trong đó hạng có thể xét cho vay được xếp từ AAA+, AAA; AAA-, A+,A-; BBB+, BBB, BBB-. Các hạng còn lại là BB+, BB, BB-, C, D. Các hạng TD này, áp dụng theo tiêu chuẩn của S &P (Standard and Poor). Kasikom Bank đã ứng dụng xếp loại TD như là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản cho vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, cho vay cá nhân cho vay DNVVN. NH đã sử dụng mẫu giao dịch của KH hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán và số liệu lịch sử khác để dự báo rủi ro, đồng thời ứng dụng chấm điểm. Họ sử dụng dữ liệu từ các chương trình ứng dụng TD như: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm làm việc, số dư tiền gửi khách hàng.
Thứ tư: Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Họ quy định việc quyết định TD theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Ví dụ: >10tr Baht -> một người chịu trách nhiệm; 100triệu Baht - > phải qua hai người chịu trách nhiệm; 3tỷ Baht -> phải do HĐQT NH quyết định. Những khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt khoản vay. Tại SIAM City Bank (SCIB), quyền phê duyệt khoản vay được phân cấp từ giám đốc đến HĐQT tại trụ sở chính, tuỳ thuộc vào mức cho vay, điều kiện TD và tài sản bảo đảm, NH áp dụng chính sách tập quyền trong phê duyệt TD tại trụ sở chính. Thẩm quyền của lãnh đạo cấp cao của NH.
Hội đồng quản trị không giới hạn. Tuy nhiên phải tuân thủ mức quy định cao nhất do NH TW Thái Lan quy định; Ban điều hành: 500 triệu Baht; Chủ tịch và tổng giám đốc: 200 triệu Baht; Hội đồng tín dụng: 200triệu Baht; Ban thường trực
HĐTD: 100 triệu Baht; Phó tổng giám đốc thường trực: 30 triệu Baht; Phó tổng giám đốc điều hành: 20 triệu Baht.
Thẩm quyền cấp khu vực: Trợ lý phó TGĐ/GĐ phụ trách quận: 20 triệu Baht; Giám đốc chi nhánh: 10 triệu Baht
giám đốc thứ nhất:2 triệu Baht; Bộ phân phụ trách vùng: 3 triệu Baht; Phó tổng giám đốc: 1 triệu Baht.
Thứ năm: Giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, NH rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về KH, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại KH để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.