Hiện nay chi nhánh đang áp dụng và luôn tuân thủ quy trình tín dụng theo quyết định số 1627 do ngân hàng nhà nước ban hành và đã có văn bản cụ thể hướng dẫn cán bộ tín dụng theo hướng vừa tuân theo quy định tại ngân hàng nhà nước vừa phù họp với xu hướng kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng ABBANK cũng soạn thảo quy trình tín dụng riêng phù hợp với thực tế hoạt động
kinh doanh của bản thân ngân hàng và đây là điều kiện thuận lợi cho chi nhánh. Theo kết quả kiểm tra giám sát thường xuyên thì chi nhánh luôn tuân thủ tốt quy trình tín dụng.
Sơ đồ 2.9 Quy trình nghiệp vụ cho vay tại ABBank CN Đồng Tháp
Khi nhận được giấy xin vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng trực tiếp xuống cơ sở để thẩm định. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và có khả thi thì cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phòng tm dụng. Sau khi xem xét, trưởng phòng trình giám đốc quyết định.
Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản Nếu cho vay thì cán bộ ngân hàng cùng khách hàng ký hơp đồng tín dụng Sau khi giám đốc ký duyệt cho vay, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ mang sang phòng kế tóan thực hiện hạch toán kế toán, sau đó thủ quỹ thực hiện giải ngân cho khách hàng. Cuối cùng cán bộ tín dựng thực hiện việc kiểm tra sử dụng
vốn sau vay và đôn đốc thu nợ khi đến hạn.
Tóm lại quy trình xét duyệt cho vay đã có cải tiến, tuy nhiên công đoạn định giá tài sản đảm bảo còn mất nhiều thời gian cho khách hàng. Trong những năm tới ngân hàng cần đẩy mạnh khâu định giá tài sản đảm bảo để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh nhanh chóng và thuận tiện hơn.
2.2.2. Thực tế về chất lượng cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình Đồng Tháp 2.2.2.1. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng
Bảng 2.10 tốc độ tăng trưởng tín dụng tại ABBbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2014 Năm Tổng dƣ nợ cho vay Mức tăng, giảm so với năm trƣớc Tốc độ tăng, giảm so với năm trƣớc (%) 2011 213 - - 2012 358 145 68.08% 2013 506 148 41.34% 2014 610 104 20.55%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán ABBANK chi nhánh tỉnh Đồng Tháp năm 2014
Từ số liệu của bảng 2.10 cho thấy dư nợ luôn được mở rộng từ năm 2012. Hoạt động tín dụng của ABBAnk Đồng Tháp trong năm 2012 khá thuận lợi. Tổng dư nợ cuối năm 2012 tăng 68,08% so với năm 2011, do năm 2011 ABBank Đồng Tháp bất đầu trở thành Chi nhánh. Năm 2013, trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường tài chính trong và ngoài nước, bên cạnh nhiệm vụ mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, ABBAnk Đồng Tháp tiếp tục chú trọng hơn nữa vào công tác quản trị rủi ro. Tổng dư nợ năm 2013 tăng 41,34% so với năm 2012. Năm 2014 là một năm có nhiều biến động đối với hoạt động TD của ngành NH nói chung và ABBank nói riêng, Dư nợ của ABBAnk Đồng Tháp đã đạt tốc độ tăng trưởng 20,55% so với năm 2013.
2.2.2.2. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng tại ABBank CN Đồng Tháp
Bảng 2.11. Cơ cấu dư nợ tín dụng tại ABBbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2014
STT Chỉ tiêu Năm
2011 2012 2013 2014
I Phân theo thời gian 213 358 506 610
Dư nợ TD ngắn hạn 159,75 268,5 379,5 457,5
Dư nợ TD trung hạn 21,3 35,8 50,6 61,00
Dư nợ TD dài hạn 31,95 53,7 75,9 91,5
II Phân theo đối tƣợng vay vốn 213 358 506 610
1 Cá nhân 163 248 276 300
2 Doanh nghiệp 50 110 230 310
III Phân theo mức cho vay 213 358 506 610
1 Mức cho vay dưới 50 triệu đồng 4,26 7,16 10,12 12,2
Trong đó: Cho vay không có TSBĐ 3,2 4,6 5,3 7,5
2
Mức cho vay từ 50 triệu đồng đến
dưới 200 triệu đồng 106,5 179 253 305
Trong đó: Cho vay không có TSBĐ 5,6 7,8 8,9 15,6
3
Mức cho vay từ 200 triệu đồng đến
500 triệu đồng 63,9 107,4 151,8 183
Trong đó: Cho vay không có TSBĐ
4 Mức cho vay trên 500 triệu đồng 38,34 64,44 91,08 109,8
Qua bảng số liệu về cơ cấu dư nợ tín dụng tại ABBank Đồng Tháp dư nợ chủ yếu là dư nợ cá nhân chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, trong thời gian qua chi nhánh tập trung cho vay các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn TP Cao Lãnh. Điều này vừa thể hiện được mặt tích cực lẫn tiêu cực, về mặc tích cực: dư nợ cá nhân thường sẽ bền vững hơn so với dư nợ khách hàng doanh nghiệp, khi xảy ra rủi ro nợ quá hạn thì cá nhân sẽ nhẹ hơn so với doanh nghiệp; về mặt tiêu cực cho thấy danh mục cho vay chưa phong phú, chỉ tập trung vào các khoản cho vay cá nhân ngắn hạn, tốn nhiều thời gian chăm sóc và quản lý khách hàng.
Nhìn chung về cơ cấu dư nợ tín dụng của ABBank Đồng Tháp cho thấy được sự tăng trưởng tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại chi nhánh hiện tại là tương đối ổn định.
2.2.2.3. Về hiệu suất sử dụng vốn
Tổng dư nợ cho vay
Hiệu suất sử dụng vốn (%) = x 100 Tổng nguồn vốn huy động
Hiệu suất sử dụng vốn cho biết tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng, một hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, chỉ số này càng cao càng thể hiện ngân hàng đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhưng nó lại thể hiện sự thiếu năng động khi không đàu tư vào các tài sản tài chính nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng và cũng để đề phòng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Ở các nước phát triển tỷ lệ này là tương đối thấp chỉ vào khoảng 30%.
Bảng 2.12. Tỷ trọng dư nợ trên tổng huy động vốn của ABBANK – chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2014 Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 Dƣ nợ 213 358 506 610 Huy động vốn 195 613 576 680 Hiệu suất sử dụng vốn 109.23% 58.40% 87.85% 89.71%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán ABBANK chi nhánh tỉnh Đồng Tháp năm 2014
Biểu đồ 2.13. So sánh tổng dư nợ và tổng huy động vốn giai đoạn 2011 – 2014 tại ABBank – chi nhánh Đồng Tháp
Từ bảng biểu đồ trên ta thấy rằng chi nhánh luôn có nguồn vốn huy động dồi dào đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Chúng ta cũng nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng trong 3 năm từ 2012 đến 2014 là rất cao. Vì trong những năm gần đây nhu cầu vốn của thị trường tăng lên nhanh chóng. 0 100 200 300 400 500 600 700 2011 2012 2013 2014 213 358 506 610 195 613 576 680 Dư nợ Huy động vốn
2.2.2.4. Dƣ nợ các nhóm
Bảng 2.14 Dư nợ các nhóm của ABBank – CN Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2014
Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu số tiền trọng tỷ (%) số tiền trọng tỷ (%) số tiền trọng tỷ (%) Dƣ nợ 358 100 506 100 610 100 Nợ đủ tiêu chuẩn 354.42 99.00 498.41 98.50 597.19 97.90 Nợ cần chú ý 0.88 0.25 2.31 0.46 3.64 0.60
Nợ dưới tiêu chuẩn 0.7 0.20 2.2 0.43 2.31 0.38
Nợ nghi ngờ 1.5 0.42 1.58 0.31 3.78 0.62
Nợ có khả năng mất vốn 0.5 0.14 1.5 0.30 3.08 0.50
Nguồn: Bảng cân đối kế toán ABBANK chi nhánh tỉnh Đồng Tháp năm 2014
Qua bảng 2.15 ta thấy dự nợ có khả năng mất vốn tăng qua các năm, đặc biệt năm 2014 là 3.08 tỷ đồng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng quỹ dự phòng RRTD và lợi nhuận của NH. Điều đó cho thấy công tác quản lý hoạt động TD của ABBank Đồng Tháp còn nhiều bất cập như: khả năng thu thập thông tin về khách hàng; định giá tài sản bảo đảm trước khi quyết định cho vay chưa phù hợp với giá thị trường dẫn đến khó khăn khi phát mại tài sản; trình độ của CBTD còn thiếu kinh nghiệm hay hạn chế về trình độ chuyên môn nhất định nên khi thẩm định không đánh giá đúng mức độ hiệu quả đem lại từ phương án, dự án để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
2.2.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.15. tình hình nợ quá hạn của ABBbank – CN Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Tổng nợ quá hạn (tỷ đồng) 3,58 7,59 12,81 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1 1,5 2,1
Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn của ABBANK chi nhánh tỉnh Đồng Tháp năm 2014
Nợ quá hạn của ngân hàng trong năm 2011 là 1%, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 và năm 2013 tuy đã tăng lên so với năm 2011, tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ rất thấp. Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là 3% đến 5%, điều này đã nói lên rằng chất lượng tín dụng tại ngân hàng ABBank chi nhánh Đồng Tháp là tương đối tốt.
2.2.2.6. Tỷ trọng dƣ nợ có TSĐB/Tổng Dƣ nợ
ABBank Đồng Tháp xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc toàn bộ hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng.
Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.
+ Khách hàng được ABBank xem xét cấp TD khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền vay, bảo lãnh tại hợp đồng TD, Hợp đồng cấp bảo lãnh (gọi tắt là Tỷ lệ tài sản đảm bảo) với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo mức xếp hạng của khách hàng, loại tài sản đảm bảo, tùy từng sản phẩm cho vay cụ thể.
Trường hợp KH chưa đủ tài sản đảm bảo theo quy định, KH phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản bảo đảm và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê
duyệt.Trong thời gian bổ sung tài sản, KH phải đảm bảo duy trì tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên dư nợ, số dư bảo lãnh đã được quy đổi tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định.
+ Quy định xác định giá trị tài sản bảo đảm:
Giá trị tài sản bảo đảm để tính tỷ lệ tài sản bảo đảm của KH được xác định bằng giá trị định giá tài sản nhân (x) Hệ số giá trị tài sản đảm bảo. Hệ số giá trị tài sản đảm bảo được quy định tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay của ABBank.
Đối với tài sản hình thành từ vốn vay đã bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh của KH, khi xác định giá trị tài sản đảm bảo để bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh mới chỉ chấp nhận các tài sản hình thành từ vốn vay đã hoàn thành và phải trừ (-) phần dư nợ vay còn lại của khoản vay, bảo lãnh đã được bảo đảm bằng tài sản đó.
+ Quy định về chuyển đổi số dư bảo lãnh để thực hiện chính sách về tài sản bảo đảm đối với nghĩa vụ bảo lãnh.
Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 100% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh vay vốn; (2) bảo lãnh thanh toán; (3) Các khoản xác nhận thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, các khoản chấp nhận thanh toán.
Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 30% để thực hiện về tài sản bảo đảm gồm: (1) thư tín dụng dự phòng ngoài loại thư TD quy định phải tính 100% nêu trên; (2) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (3) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; (4) các loại bảo lãnh khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm này.
Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi 20% là: Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Các loại bảo lãnh, cam kết không bắt buộc thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh dự thầu;(2) Thư tín dụng có thể huỷ ngang; (3) các cam kết có thể huỷ ngang vô điều kiện khác.
Trường hợp cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản
ABBank xem xét cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng đáp ứng các tiêu chí sau:
Nhóm thứ nhất, khách hàng truyền thống, có uy tín thỏa mãn các điều kiện: sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ trong quan hệ vay vốn với ABBank và các TCTD khác; có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ; được xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chí phân loại khách hàng của ABBank, song phải thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay từ chính dự án vay vốn, từ tài sản hình thành từ vốn vay.
Nhóm thứ hai, thực hiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chính sách TDNH dựa trên cơ sở tín chấp theo lương, thu nhập ổn định của doanh nghiệp, ổn dịnh trên cơ sở giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan xác định mức lương, mức thu nhập ổn định hàng tháng và bảo lãnh cho vay vốn, cam kết trong trường hợp người vay không trả được nợ thì được trích từ tiền lương hay quyền lợi khác để trả nợ cho ABBank
Trường hợp khách hàng: (1) vi phạm cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, (2) không còn đáp ứng đủ các điều kiện trên, KH phải cam kết bổ sung tài sản bảo đảm theo quy định trong vòng tối đa 03 tháng hoặc cam kết trả nợ trước hạn.
Hiện tại ABBank Đồng Tháp chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo, chiếm trên 97% tổng dư nợ. Các hình thức cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng khoảng 3% so với tổng dư nợ (theo số liệu Bảng 2.11) bao gồm phát hành thẻ tín dụng, cho vay thấu chi qua tài khoản lương, cho vay cán bộ công nhân viên, …
2.2.2.7. Thu nhập từ tiền lãi ròng cho vay
Lợi nhuận thuần là một chỉ tiêu quan trọng khi phân tích hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Ở các nước có hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển thì thu từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng thu nhập, còn lại là thu hoạt động dịch vụ khác. Điều này ngược lại ở các nước đang phát triển như nước ta, tuy nhiên hiện nay ngân hàng nhà nước đang có chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát nhưng việc các ngân hàng thương mại nước ta có chủ trương tăng cường tìm kiếm thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là đường lối đúng đắn vì độ sâu tín dụng của nước ta theo các chuyên gia đánh giá là vẫn chưa cao chỉ khoảng 30%.
Bảng 2.16. thu nhập từ tiền lãi ròng cho vay của ABBbank – CN Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 3,58 5,06 6,1
Tổng lợi nhuận trước thuế của
ngân hàng 9,71 10,81 12,9
Nguồn: Bảng cân đối kế toán ABBANK chi nhánh tỉnh Đồng Tháp năm 2014
Từ bảng trên ta thấy thu từ hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Tuy thu từ dịch vụ ròng của ngân hàng đã tăng nhanh chóng và đạt mức 12,9 tỷ đồng vào năm 2013 nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn tăng mạnh. Hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò chủ đạo trong các ngân hàng, nên lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động cho vay, đây là biểu hiện tốt thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước, đồng thời cũng thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng không ngừng được nâng cao.
2.2.3. Khảo sát các nhà quản trị ngân hàng và nhân viên ngân hàng An Bình CN Đồng Tháp về chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. CN Đồng Tháp về chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng.
2.2.3.1. Xác định vấn đề cần khảo sát
Xác định vấn đề cần nghiên cứu là điều kiện để việc thu thập dữ liệu được tiến hành nhanh chóng và thực hiện thành công cuộc khảo sát. Trong phạm vi đề tài này, người viết thực hiện tập trung khảo sát mức độ quan tâm, ý kiến về chất lượng