Về hiệu suất sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Chương 1: tổng quan về nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết phải mở rộng tín dụng nông nghiệp (Trang 66)

Tổng dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn (%) = x 100 Tổng nguồn vốn huy động

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng, một hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, chỉ số này càng cao càng thể hiện ngân hàng đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhưng nó lại thể hiện sự thiếu năng động khi không đàu tư vào các tài sản tài chính nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng và cũng để đề phòng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Ở các nước phát triển tỷ lệ này là tương đối thấp chỉ vào khoảng 30%.

Bảng 2.12. Tỷ trọng dư nợ trên tổng huy động vốn của ABBANK – chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2014 Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 Dƣ nợ 213 358 506 610 Huy động vốn 195 613 576 680 Hiệu suất sử dụng vốn 109.23% 58.40% 87.85% 89.71%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán ABBANK chi nhánh tỉnh Đồng Tháp năm 2014

Biểu đồ 2.13. So sánh tổng dư nợ và tổng huy động vốn giai đoạn 2011 – 2014 tại ABBank – chi nhánh Đồng Tháp

Từ bảng biểu đồ trên ta thấy rằng chi nhánh luôn có nguồn vốn huy động dồi dào đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Chúng ta cũng nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng trong 3 năm từ 2012 đến 2014 là rất cao. Vì trong những năm gần đây nhu cầu vốn của thị trường tăng lên nhanh chóng. 0 100 200 300 400 500 600 700 2011 2012 2013 2014 213 358 506 610 195 613 576 680 Dư nợ Huy động vốn

2.2.2.4. Dƣ nợ các nhóm

Bảng 2.14 Dư nợ các nhóm của ABBank – CN Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2014

Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu số tiền trọng tỷ (%) số tiền trọng tỷ (%) số tiền trọng tỷ (%) Dƣ nợ 358 100 506 100 610 100 Nợ đủ tiêu chuẩn 354.42 99.00 498.41 98.50 597.19 97.90 Nợ cần chú ý 0.88 0.25 2.31 0.46 3.64 0.60

Nợ dưới tiêu chuẩn 0.7 0.20 2.2 0.43 2.31 0.38

Nợ nghi ngờ 1.5 0.42 1.58 0.31 3.78 0.62

Nợ có khả năng mất vốn 0.5 0.14 1.5 0.30 3.08 0.50

Nguồn: Bảng cân đối kế toán ABBANK chi nhánh tỉnh Đồng Tháp năm 2014

Qua bảng 2.15 ta thấy dự nợ có khả năng mất vốn tăng qua các năm, đặc biệt năm 2014 là 3.08 tỷ đồng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng quỹ dự phòng RRTD và lợi nhuận của NH. Điều đó cho thấy công tác quản lý hoạt động TD của ABBank Đồng Tháp còn nhiều bất cập như: khả năng thu thập thông tin về khách hàng; định giá tài sản bảo đảm trước khi quyết định cho vay chưa phù hợp với giá thị trường dẫn đến khó khăn khi phát mại tài sản; trình độ của CBTD còn thiếu kinh nghiệm hay hạn chế về trình độ chuyên môn nhất định nên khi thẩm định không đánh giá đúng mức độ hiệu quả đem lại từ phương án, dự án để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

2.2.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.15. tình hình nợ quá hạn của ABBbank – CN Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Tổng nợ quá hạn (tỷ đồng) 3,58 7,59 12,81 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1 1,5 2,1

Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn của ABBANK chi nhánh tỉnh Đồng Tháp năm 2014

Nợ quá hạn của ngân hàng trong năm 2011 là 1%, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 và năm 2013 tuy đã tăng lên so với năm 2011, tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ rất thấp. Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là 3% đến 5%, điều này đã nói lên rằng chất lượng tín dụng tại ngân hàng ABBank chi nhánh Đồng Tháp là tương đối tốt.

2.2.2.6. Tỷ trọng dƣ nợ có TSĐB/Tổng Dƣ nợ

ABBank Đồng Tháp xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc toàn bộ hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng.

Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.

+ Khách hàng được ABBank xem xét cấp TD khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền vay, bảo lãnh tại hợp đồng TD, Hợp đồng cấp bảo lãnh (gọi tắt là Tỷ lệ tài sản đảm bảo) với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo mức xếp hạng của khách hàng, loại tài sản đảm bảo, tùy từng sản phẩm cho vay cụ thể.

Trường hợp KH chưa đủ tài sản đảm bảo theo quy định, KH phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản bảo đảm và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê

duyệt.Trong thời gian bổ sung tài sản, KH phải đảm bảo duy trì tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên dư nợ, số dư bảo lãnh đã được quy đổi tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định.

+ Quy định xác định giá trị tài sản bảo đảm:

Giá trị tài sản bảo đảm để tính tỷ lệ tài sản bảo đảm của KH được xác định bằng giá trị định giá tài sản nhân (x) Hệ số giá trị tài sản đảm bảo. Hệ số giá trị tài sản đảm bảo được quy định tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay của ABBank.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay đã bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh của KH, khi xác định giá trị tài sản đảm bảo để bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh mới chỉ chấp nhận các tài sản hình thành từ vốn vay đã hoàn thành và phải trừ (-) phần dư nợ vay còn lại của khoản vay, bảo lãnh đã được bảo đảm bằng tài sản đó.

+ Quy định về chuyển đổi số dư bảo lãnh để thực hiện chính sách về tài sản bảo đảm đối với nghĩa vụ bảo lãnh.

Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 100% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh vay vốn; (2) bảo lãnh thanh toán; (3) Các khoản xác nhận thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, các khoản chấp nhận thanh toán.

Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 30% để thực hiện về tài sản bảo đảm gồm: (1) thư tín dụng dự phòng ngoài loại thư TD quy định phải tính 100% nêu trên; (2) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (3) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; (4) các loại bảo lãnh khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm này.

Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi 20% là: Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Các loại bảo lãnh, cam kết không bắt buộc thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh dự thầu;(2) Thư tín dụng có thể huỷ ngang; (3) các cam kết có thể huỷ ngang vô điều kiện khác.

Trường hợp cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản

ABBank xem xét cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng đáp ứng các tiêu chí sau:

Nhóm thứ nhất, khách hàng truyền thống, có uy tín thỏa mãn các điều kiện: sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ trong quan hệ vay vốn với ABBank và các TCTD khác; có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ; được xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chí phân loại khách hàng của ABBank, song phải thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay từ chính dự án vay vốn, từ tài sản hình thành từ vốn vay.

Nhóm thứ hai, thực hiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chính sách TDNH dựa trên cơ sở tín chấp theo lương, thu nhập ổn định của doanh nghiệp, ổn dịnh trên cơ sở giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan xác định mức lương, mức thu nhập ổn định hàng tháng và bảo lãnh cho vay vốn, cam kết trong trường hợp người vay không trả được nợ thì được trích từ tiền lương hay quyền lợi khác để trả nợ cho ABBank

Trường hợp khách hàng: (1) vi phạm cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, (2) không còn đáp ứng đủ các điều kiện trên, KH phải cam kết bổ sung tài sản bảo đảm theo quy định trong vòng tối đa 03 tháng hoặc cam kết trả nợ trước hạn.

Hiện tại ABBank Đồng Tháp chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo, chiếm trên 97% tổng dư nợ. Các hình thức cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng khoảng 3% so với tổng dư nợ (theo số liệu Bảng 2.11) bao gồm phát hành thẻ tín dụng, cho vay thấu chi qua tài khoản lương, cho vay cán bộ công nhân viên, …

2.2.2.7. Thu nhập từ tiền lãi ròng cho vay

Lợi nhuận thuần là một chỉ tiêu quan trọng khi phân tích hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Ở các nước có hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển thì thu từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng thu nhập, còn lại là thu hoạt động dịch vụ khác. Điều này ngược lại ở các nước đang phát triển như nước ta, tuy nhiên hiện nay ngân hàng nhà nước đang có chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát nhưng việc các ngân hàng thương mại nước ta có chủ trương tăng cường tìm kiếm thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là đường lối đúng đắn vì độ sâu tín dụng của nước ta theo các chuyên gia đánh giá là vẫn chưa cao chỉ khoảng 30%.

Bảng 2.16. thu nhập từ tiền lãi ròng cho vay của ABBbank – CN Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 3,58 5,06 6,1

Tổng lợi nhuận trước thuế của

ngân hàng 9,71 10,81 12,9

Nguồn: Bảng cân đối kế toán ABBANK chi nhánh tỉnh Đồng Tháp năm 2014

Từ bảng trên ta thấy thu từ hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Tuy thu từ dịch vụ ròng của ngân hàng đã tăng nhanh chóng và đạt mức 12,9 tỷ đồng vào năm 2013 nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn tăng mạnh. Hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò chủ đạo trong các ngân hàng, nên lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động cho vay, đây là biểu hiện tốt thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước, đồng thời cũng thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng không ngừng được nâng cao.

2.2.3. Khảo sát các nhà quản trị ngân hàng và nhân viên ngân hàng An Bình CN Đồng Tháp về chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. CN Đồng Tháp về chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng.

2.2.3.1. Xác định vấn đề cần khảo sát

Xác định vấn đề cần nghiên cứu là điều kiện để việc thu thập dữ liệu được tiến hành nhanh chóng và thực hiện thành công cuộc khảo sát. Trong phạm vi đề tài này, người viết thực hiện tập trung khảo sát mức độ quan tâm, ý kiến về chất lượng cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình CN Đồng Tháp từ đó chọn lọc đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình CN Đồng Tháp trong thời gian tới.

2.2.3.2. Thiết kế bảng khảo sát

Dựa vào những phân tích, đánh giá, người viết thiết kế Bảng khảo sát nhằm thu nhận những ý kiến, quan điểm từ các đối tượng khảo sát (Bảng khảo sát – Phần phụ lục) để có cơ sở đối chiếu khách quan và tiếp nhận những ý kiến về chất lượng tín dụng từ phía ngân hàng TMCP An Bình CN Đồng Tháp. Câu hỏi được thiết kế dưới dạng vừa là câu hỏi đóng, vừa câu hỏi mở để xác định và thu nhận thêm ý kiến từ bên ngoài.

2.2.3.3. Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu

Người viết gửi Phiếu khảo sát đến lãnh đạo Ngân hàng TMCP An Bình Đồng Tháp và các nhân viên ngân phụ trách về tín dụng tại ngân hàng An Bình Đồng Tháp.

- Thời gian khảo sát: từ ngày 01/12/2014 đến 20/12/2014

- Đối tượng và phạm vi khảo sát: lãnh đạo và nhân viên ngân hàng An Bình Đồng Tháp.

- Tổng số phiếu thu về: 40 phiếu, trong đó: số phiếu thu về từ lãnh đạo: 02 phiếu, số phiếu thu về từ các trưởng, phó phòng 04 phiếu, từ các nhân viên: 34 phiếu. Các phiếu thu về 40 phiếu đều hợp lệ.

2.2.3.4. Kết quả khảo sát

Thực hiện nghiên cứu này, 15 bảng câu hỏi vừa đóng vừa mở được gửi cho các nhân viên ABBank CN Đồng Tháp đang công tác tại bộ phận tín dụng. Sau khi tổng hợp các mẫu khảo sát, kết quả khảo sát được tổng hợp như sau :

a. Về chất lƣợng đội ngũ thực hiện công tác tín dụng

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát đánh giá đội ngũ thực hiện công tác tín dụng tại ABBank Đồng Tháp 1 Về độ tuổi của cán bộ tín dụng Từ 22-32 tuổi 80% Từ 23-43 tuổi 15% Từ 44-60 tuổi 5%

2 Về thâm niên công tác tín dụng Từ 1-5 năm 85% Từ 6-10 năm 15% Trên 10 năm 0% 3 Số khách hàng một cán bộ quản lý Dưới 50 KH 25% Từ 50 -100 KH 65% Trên 100 KH 10% 4

Nhân viên được thường xuyên cử đi học những lớp học nâng cao nghiệp vụ

Thường xuyên 50% ít 30% Rất ít 20%

5 Chỉ tiêu dư nợ giao cho nhân viên tín dụng Dễ hoành thành 0% Hoàn thành 30% Rất khó hoàn thành 20%

Về trình độ chuyên môn: do yêu cầu xét tuyển khi làm việc ở bộ phận tín dụng nên tất cả 40 nhân viên hiện đang công tác tại bộ phận tín dụng đều có trình độ đại học với hai chuyên ngành Tài chính, ngân hàng

Về nhân tố tuổi cán bộ tín dụng: 80% số cán bộ tín dụng có độ tuổi từ 22 đến 32 tuổi. Số cán bộ có độ tuổi trên 32 tuổi hiện đang giữ các chức vụ quản lý (Trưởng phòng, phó phòng, kiểm soát các phòng nghiệp vụ, tổ trưởng). Do phần

không lớn. Độ tuổi của cán bộ tín dụng đều trẻ vừa có tác dụng tích cực, vừa có tác dụng tiêu cực. Cán bộ trẻ thông thường sẽ năng nổ, hoạt bát, sáng tạo, được đào tạo bài bản, tuy nhiên cán bộ trẻ sẽ không có nhiều kinh nghiệm, đôi khi thiếu sự chính chắn trong việc ra quyết định, bên cạnh đó chưa có cái nhìn tổng quát về con người, sự việc cũng như chưa có mối quan hệ rộng rãi.

Mặt khác do khối lượng công việc nhiều, số lượng khách hàng quản lý lớn cộng với việc phải hoàn thành chỉ tiêu về dư nợ đã ảnh hưởng đến quyết định đề xuất cấp tín dụng của cán bộ tín dụng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

b. Quy trình cấp tín dụng của ABBank Đồng Tháp

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát đánh về quy trình cấp tín dụng tại ABBank Đồng Tháp

1 Thủ tục, quy trình cho vay của ABBank Đơn giản 30% Phức Tạp 50% Rất phức tạp 20% 2 Tính pháp lý về các mẫu biểu hồ sơ cho vay của ABBank

Chưa đảm bảo 15% Đảm bảo 75% Rất đảm bảo 10%

3 Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ABBank Hội sở

Chưa rõ ràng 25% Rõ ràng 70% Rất rõ ràng 5%

4 Phân công quyền hạn về cấp tín dụng tại chi nhánh Chưa rõ ràng 50% Rõ ràng 40% Rất rõ ràng 10% 4 Công tác thẩm định, đánh giá, bảo quản TSĐB

Chỉ kiểm tra hồ sơ 60% Chưa thường xuyên 20% thường xuyên 20% 5 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng sau cho vay Chỉ kiểm tra hồ sơ 50% Chưa thường xuyên 40% thường xuyên 10% 6

Sắp xếp thời gian cho công tác xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Rất ít 70% ít 20% Nhiều 10%

7 Hệ thống xếp hạn tín dụng Mang tính hình thức 40% Chưa rõ ràng 30% Rõ Ràng 30% 8 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tín dụng Rất tốt 20% Tốt 70% Chưa tốt 10%

Mặc dù quy trình cấp tín dụng tại ABBank đã cải tiến rất nhiều, có sự phân công rõ ràng về quyền hạn, tuy nhiên mô hình vẫn còn nhiều bất cập: thủ tục còn nhiều phức tạp, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi nhánh chưa rõ ràng, hệ

Một phần của tài liệu Chương 1: tổng quan về nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết phải mở rộng tín dụng nông nghiệp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)