Trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, có nhiều hình thức bảo lãnh khác nhau, một trong những hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến và khá thành công ở Cộng hòa Liên Ban Đức là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh.
Ngân hàng Bảo lãnh ở Đức được thành lập và hoạt động theo luật công ty. Chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng trong trường hợp các doanh nghiệp này hoạt động tốt, nhưng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đề nghị Ngân hàng Bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu tài sản thế chấp. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng Bảo lãnh là kinh doanh chứng khoán có giá, lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo pháp luật quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì Ngân hàng Bảo lãnh chịu 80% và ngân hàng cho vay chịu 20%.
Để được bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay đến Ngân hàng Bảo lãnh của mình. Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị tài sản thế chấp... nếu thấy phương án vay vốn tốt, dù giá trị tài sản thế chấp có nhỏ hơn tiền vay, doanh nghiệp vẫn được chấp thuận bảo lãnh. Ngân hàng Bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế để được hỗ trợ và bảo lãnh lại. Ngoài ra còn các đối tác khác tham gia cấp vốn, tư vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin bảo lãnh, đó là Ngân hàng Tín dụng tái thiết, các NHTM và các quỹ tiết kiệm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngân hàng bảo lãnh ở Cộng Hòa Liên Bang Đức đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần làm đa dạng hóa thị trường vốn ở nước này.
1.4.1.3 Xử lý nợ quá hạn của NHTM ở Hàn Quốc [5]
Giải pháp được áp dụng thông thường cho nợ quá hạn, nhất là nợ quá hạn không thu hồi được của các quốc gia là thành lập các công ty quản lý nợ. Hàn quốc cũng tiến hành xử lý nợ quá hạn bằng việc thành lập công ty quản lý tài sản Hàn quốc (Kamo). Kamo có nhiệm vụ xử lý các khoản nợ quá hạn thông qua bán đấu gia. Sau cuốc khủng hoảng năm 1997, Kamco được cơ cấu lại và bắt đầu thực hiện xử lý các tài sản nợ đọng của các tổ chức tài chính và đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế Hàn quốc. Theo luật Hàn quốc, Kamco được quyền quyết định thời điểm, khối lượng, phương thức mua và giá mua. Trong đó yếu tố giá mua là quan trọng nhất trong việc mua nợ tồn đọng. Việc đánh giá thực trạng sau khi mua, Kamco sẽ tự thực hiện hoặc nhờ các đơn vị trung gian khác và việc đưa ra chính sác xử lý tài sản sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá thực trạng.
Nguyên tắc xử lý nợ quá hạn của Kamco là: xử lý nhanh với giá trị thu hồi cao nhất. Quá trình phát mại tài sản rõ ràng và mua bán công bằng. Đối với những tài sản có giá trị nhỏ và dễ bán, Kamco thực hiện biện pháp bán càng nhanh càng tốt. Đối với những tài sản có giá trị lớn Kamco áp dụng biện pháp quảng bá giá trị tài sản. Các phương thức xử lý nợ quá hạn được Kamco thực hiện như sau:
Phát mại tài sản trực tiếp bao gồm bán buôn danh mục tài sản, chứng hoá tài sản, đấu giá, bán lẻ các khoản nợ quá hạn...
Cơ cấu lại nợ bao gồm chiết khấu, điều chỉnh lãi suất, gia hạn nợ... Khôi phục lại doanh nghiệp bao gồm trợ cấp, cấp tín dụng..
Như vậy: Kamco vừa xử lý nợ bằng cách bán buôn cho các nhà đầu tư vừa đòi quyền lợi trực tiếp từ các con nợ. Tổng giá trị các khoản nợ quá hạn mà Kamco mua đạt 74,6 nghìn tỷ WON, trong đó 43,7 nghìn tỷ WON tài sản đã được bán tại thời điểm ngày 30/6/2000. Thành công của Kamco có được là nhờ:
Chính phủ Hàn Quốc cho phép Kamco quyền tịch thu tài sản và bán đấu giá các tài sản thế chấp và quyền bán các tài sản cầm cố để nộp thuế thông qua đấu giá.
Kiểm tra và định giá tài sản là yếu tố cơ bản để quản lý và xử lý tài sản. Đảm bảo quá trình xử lý tài sản công khai và duy trì nền kinh tế thị trường.
Xây dựng nền tảng vững chắc và tận dụng hiệu quả hệ thống quản lý thông tin trong quá trình quản lý và phát mại tài sản.