Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 33)

mại

Nghiên cứu của Kraft và Tırtıroğlu (1998) ước tính mức độ hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô trong ngành ngân hàng Croatia vào năm 1994 và năm 1995. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên trên 43 mẫu của ngân hàng. Các tác giả tập trung vào việc so sánh giữa các ngân hàng mới thành lập và các ngân hàng đã ra đời trước đó, và giữa các ngân hàng nhà nước và ngân hàng tư nhân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm ngân hàng mới thành lập và các ngân hàng có vốn nhà nước có ít chi phí hiệu quả và hiệu quả về quy mô hơn so với các ngân hàng c phần thành lập trước đó.

Nghiên cứu của Taci và Zampieri (1998) sử dụng các kỹ thuật tham số khác, nhưng cũng sử dụng các mẫu thu thập ngẫu nhiên để điều tra hiệu quả chi phí của các ngân hàng Séc. Hiệu suất được phân tích cùng với quy mô và cơ cấu sở hữu (c phần hoặc nhà nước). Kết luận của nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng c phần có hiệu quả trung bình cao hơn, do đó kết quả nghiên cứu ủng hộ sự c phần hóa các ngân hàng có vốn nhà nước.

Opiela (2000) sử dụng cách tiếp cận cận biên để ước tính chi phí và hiệu quả lợi nhuận cho một mẫu bao gồm 56 ngân hàng tại Ba Lan. Nghiên cứu đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về các kết luận liên quan. Kết quả nghiên cứu cho rằng tồn tại hai xu hướng. Thứ nhất, 100% các ngân hàng nước ngoài có hiệu quả hơn khi so với các ngân hàng của Ba Lan. Thứ hai, có ít hơn 100% các ngân hàng có quy mô nhỏ hiệu quả hơn các ngân hàng có quy mô lớn, bằng chứng cho thấy sự tồn tại của hiệu quả theo quy mô trong ngành ngân hàng Ba Lan.

Weill (2002) cũng đo lường sự gia tăng của hiệu quả bằng hàm chi phí giữa năm 1994 và 1997 đối với 22 ngân hàng Ba Lan và 12 ngân hàng Séc. Mục đích của

nghiên cứu này là phân tích kết quả của Chương trình Tái cấu trúc Ngân hàng và về hoạt động của ngân hàng tại Ba Lan. Nghiên cứu tách các ngân hàng Ba Lan thành hai nhóm, tùy theo ngân hàng có thực hiện Chương trình Tái cơ cấu Doanh nghiệp và Ngân hàng hay không. Nghiên cứu này so sánh sự tiến triển giữa hai nhóm ngân hàng Ba Lan và giữa các ngân hàng Ba Lan và Séc. Kết quả là bằng chứng hỗn hợp nhằm ủng hộ mô hình cải cách ngân hàng của Ba Lan. Một mặt, cải thiện hiệu quả chi phí là lớn hơn đối với các ngân hàng Ba Lan so với các ngân hàng Séc. Điều này cho thấy toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể đã được hưởng lợi từ chương trình tái cấu trúc. Mặt khác, các ngân hàng Ba Lan được hưởng lợi từ chương trình cho thấy sự cải thiện ít tốn kém hơn so với các ngân hàng Ba Lan khác.

Nghiên cứu của Afonso, Schuknecht et al. (2010) cho rằng hiệu quả được xem như phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng mức đầu vào được xác định, hoạt động tạo đầu ra nhiều hơn s là hoạt động hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu của Farrell (1957) chỉ ra rằng hiệu quả thể hiện sự tương quan giữa các biến đầu ra thu được so với các biến đầu vào, biến đã được sử dụng để tạo ra những đầu ra đó: trong đó, hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân b . Hiệu quả kỹ thuật là chỉ số thể hiện khả năng sản xuất tối đa của đơn vị với đầu vào được cho trước, còn hiệu quả phân b được dùng để phản ánh khả năng tối ưu hoá các yếu tố đầu vào khi đã biết giá cả của chúng. Do vậy, hiệu quả còn có thể nói cách khác là những lợi ích mang lại từ các hoạt động cụ thể dưới hình thức tối ưu hoá đầu vào và tối đa hoá đầu ra.

Từ các cách tiếp cận trên, có thể khái quát khái niệm hiệu quả kinh doanh của NHTM là khả năng kết hợp tối ưu để tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào như nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và các yếu tố khác trong các hoạt động trung gian tài chính và sản xuất kinh doanh của bản thân NHTM như huy động vốn, cho vay, đầu tư và dịch vụ khác nhằm đạt được kết quả đầu ra tối đa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)