hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Berger và Humphrey (1991) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường ngân hàng và hiệu quả hoạt động ngân hàng cho ngành ngân hàng Mỹ. Các tác giả nhận thấy rằng sức mạnh thị trường ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. Keeley và Furlong (1990) cho rằng cạnh tranh quá mức s có thể làm các ngân hàng theo đu i các chính sách rủi ro hơn và làm gia tăng rủi ro tính dụng từ danh mục cho vay của họ để duy trì mức tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Điều này s làm gia tăng rủi ro phá sản ngân hàng và gây bất n cho hệ thống tài chính. Casu và Girardone (2009) sử dụng dữ liệu về các NHTM của 15 nước Liên minh châu Âu trong giai đoạn 1997-2003 cũng tìm ra bằng chứng tương tự giữa cạnh tranh ngân
hàng và hiệu quả ngân hàng cho thấy rằng một hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn có thể ít cạnh tranh hơn.
Tuy nhiên, Girardone, Molyneux et al. (2004) cho rằng cạnh tranh s nâng cao hiệu quả bằng cách tạo ra những điều kiện cho các nhà quản lý để giảm chi phí và duy trì lợi nhuận từ đó tăng năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng. Boyd và De Nicolo (2005) cho rằng sự gia tăng của cạnh tranh s làm các ngân hàng giảm lãi suất cho vay do đó s giúp người vay trả nợ tốt hơn và giảm rủi ro tín dụng. Ataullah và Le (2006) nghiên cứu ngành ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn 1992- 1998, tác giả tìm ra bằng chứng tác động tích cực của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu quả ngân hàng.
Casu và Girardone (2009) nhận xét rằng mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả ngân hàng có thể phức tạp hơn. Marchand, Pestieau et al. (1984) khi nghiên cứu các dịch vụ tài chính trong các nước thuộc t chức OECD1
cho rằng cạnh tranh gia tăng hiệu quả tuy nhiên kết quả đó là không rõ ràng. Berger và Humphrey (1997) các biện pháp cạnh tranh không phải lúc nào cũng cải thiện về hiệu quả và kết quả này phụ thuộc vào các điều kiện tiền đề trước khi thực hiện các biện pháp này và các hỗ trợ từ chính sách của chính phủ hoặc nền tảng công nghệ.
Demsetz (1973) đặt ra mối quan hệ nhân quả ngược giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu cho rằng khi các NHTM gia tăng hiệu quả hoạt động do cải thiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực của ngân hàng s tác động làm giảm khả năng cạnh tranh. Berger và Udell (1995), Weill (2004) tìm ra các bằng chứng ủng hộ giả thuyết cấu trúc hiệu quả. Giả thuyết cấu trúc hiệu quả giải thích rằng các công ty hiệu quả có thể giảm chi phí và kết quả là thị phần cao hơn dẫn đến mức độ tập trung cao hơn cho thấy mức độ cạnh tranh thấp hơn. de Guevara và Maudos (2009) cũng cho rằng các ngân hàng hiệu quả hơn là các ngân hàng quản lý tốt hơn các nguồn lực đầu vào của họ, có thể hưởng lợi từ hiệu quả hoạt động cao hơn và sử dụng nó như một rào cản để ngăn chặn sự gia nhập của các ngân hàng mới và do đó đạt được sức mạnh thị trường lớn hơn, khi đó khả năng cạnh tranh s bị suy giảm.
Vives (2001) cho rằng hiệu quả hoạt động của các t chức tài chính ngày càng được gia tăng tuy nhiên sự cạnh tranh quá mức làm cho hiệu quả hoạt động của các t chức tài chính ngày càng diễn biến phức tạp. Các mối đe dọa từ các NHTM mới thành lập và NHTM nước ngoài xâm nhập thị trường s là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hành vi của các NHTM đang tham gia trên thị trường. Sự gia nhập từ các NHTM mới hoặc nới lỏng các điều kiện tham gia thị trường đối với các NHTM nước ngoài s có lợi hơn đối với khách hàng, nhưng các NHTM trong nước s phải cạnh tranh gây gắt hơn, qua đó các NHTM trong nước bắt buộc phải gia tăng hiệu quả hoạt động để tồn tại (Besanko và Thakor 1992). Claessens, Demirgüç- Kunt et al. (2001) cho rằng tồn tại sự khác biệt của ảnh hưởng từ các quy định gia nhập và rút khỏi thị trường đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở nước có thị trường tài chính đang phát triển và NHTM ở các nước giàu.
Berger, Hunter et al. (1993) cũng cho rằng các NHTM nước ngoài s có lợi thế hơn trong cạnh tranh so với các NHTM trong nước về nguồn nhân lực. Nhân sự làm việc trong các NHTM nước ngoài được đào tạo chuyên môn và kỹ năng tốt hơn. Các NHTM trong nước có lợi thế cạnh tranh kém hơn do thiếu quản lý hiệu quả do đó chi phí hoạt động s cao hơn các NHTM nước ngoài. Tuy nhiên, các NHTM trong nước có lợi thế là am hiểu thị trường địa phương do đó các sản phẩm mà họ cung ứng s đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho người tiêu dùng nội địa.
Trong môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam đã có những nghiên cứu sau: Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Phong và Phan Thị Thu Hà (2017) cho rằng năng lực cạnh tranh có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của các NHTM VN trong giai đoạn 2006-2015. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tìm ra bằng chứng cho rằng mối quan hệ giữa năng lực cạnh và hiệu quả hoạt động là phi tuyến tính. Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên (2017) nghiên cứu ước lượng sức cạnh tranh và các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005-2014. Tác giả sử dụng chỉ số Lerner để đo lường sức cạnh tranh của ngân hàng và các phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam tương đối mạnh m trong
mối tương quan với các ngân hàng thương mại Trung Quốc. Kết quả cũng cho thấy các yếu tố như quy mô vốn, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, số lượng ngân hàng, sở hữu nhà nước đều có ảnh hưởng đáng kể đến sức cạnh tranh của các ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu cho rằng áp lực cạnh tranh của năm trước s tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tác giả Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến hiệu quả quản trị chi phí và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014. Các tác giả sử dụng chỉ số Lerner, chỉ số H, chỉ số Lerner điều chỉnh và chỉ số Boone, với dữ liệu nghiên cứu của 31 NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ ra rằng chỉ số Lerner là phù hợp hơn cả so với các chỉ số còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh của các ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả về mặt lợi nhuận và chi phí của các ngân hàng. Bên cạnh đó, độ trễ của cạnh tranh cũng là một nhân tố ảnh hưởng, cho thấy mức độ cạnh tranh của kỳ hiện tại chịu ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh của giai đoạn trước đó. Mặt khác, nghiên cứu của Trần Huy Hoàng and Nguyễn Hữu Huân (2016) đã cho rằng năng lực cạnh tranh không có ý nghĩa tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trong giai đoạn 2005-2011.