của ngân hàng thƣơng mại
Giả thuyết Cấu trúc- Hành Vi- Hiệu quả (Market structure conduct and performance-SCP) bắt nguồn từ phân tích thị trường tân c điển. SCP được ph biến rộng rãi trong giai đoạn1940-1960 với nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện liên quan đến việc xác định mối tương quan giữa cấu trúc ngành công nghiệp và hiệu suất, giả thuyết SCP đã góp phần dẫn đến việc thực hiện hầu hết các luật chống độc quyền trong giai đoạn 1980-1990 (Edwards, Allen et al. 2006). Sau năm 1990, các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các lý thuyết kinh tế kết hợp kinh tế lượng đã ra đời các mô hình thực nghiệm phức tạp về tác động của thay đ i công nghệ, sáp nhập, xuất nhập cảnh và xác định sức mạnh thị trường (Choi và Weiss 2005).
Có hai giả thuyết cạnh tranh trong mô hình SCP: Gi thu ết hi u suất cấu trúc thị tr ờ g truyền thống (structure performance hypothesis) và Gi thu ết cấu trúc thị tr ờ g hi u qu (efficient structure hypothesis).
Giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường
Gi thu ết hi u suất cấu trúc thị tr ờ g (Structure Performance Hypothesis)
cho rằng mức độ tập trung thị trường có tương quan nghịch với mức độ cạnh tranh. Điều này là do sự tập trung của thị trường khuyến khích các công ty cấu kết với nhau. Cụ thể hơn, mô hình SCP khẳng định rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ tập trung thị trường và mức độ cạnh tranh giữa các công ty. Giả thuyết này s được ủng hộ nếu tồn tại mối quan hệ tích cực giữa nồng độ thị trường (được đo bằng tỷ lệ tập trung) và hiệu quả (được đo bằng lợi nhuận) với bất kể quy mô công ty.
Các công ty có thị phần lớn và có các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995). Chẳng hạn một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình có thể tăng giá sản phẩm và dịch vụ để thu được nhiều lợi nhuận hơn . Giả thuyết hàm ý lĩnh vực nào càng có thị trường tập trung thì khả năng sinh lời càng cao do
lợi ích từ sức mạnh thị trường mang lại, đồng thời chỉ ra rằng quyền lực thi trường gia tăng thông qua hiệu quả quy mô làm tăng hiệu quả của các ngân hàng. Hay nói cách khác, quy mô càng tăng làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường truyền thống còn cho rằng cấu trúc của thị trường quyết định hành vi của công ty và hành vi quyết định kết quả của thị trường, chẳng hạn như khả năng sinh lợi, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng. Đặc biệt nhiều ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả nền kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền (Bain, 1951). Lập luận theo lý thuyết giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường, thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy động càng thấp vì mức độ canh tranh thấp đi, các ngân hàng không còn chịu nhiều áp lực trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh của chính mình.
Giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả
Gi thu ết cấu trúc thị tr ờ g hi u qu (Efficie t Structure pothesis), được đề xuất bởi Demsetz (1973) cho rằng các ngân hàng hiệu quả nhất giành được cả lợi nhuận và thi phần cao hơn, các ngân hàng tăng khả năng sinh lời là kết quả gián tiếp của việc cải thiện hiệu quả quản trị ngân hàng chứ không phải sức mạnh từ lợi ích thi trường.. Nghiên cứu của Molyneux và Forbes (1995) cho rằng điều này là do sự tập trung thị trường xuất hiện từ môi trường cạnh tranh nơi các công ty có cấu trúc chi phí thấp tăng lợi nhuận bằng cách giảm giá và mở rộng thị phần. Một mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận công ty và cơ cấu thị trường là do các thành tựu đạt được trong thị phần của các doanh nghiệp hiệu quả hơn. Đ i lại những lợi ích dẫn đến sự tập trung thị trường tăng lên. Các ngân hàng hiệu quả hơn (các ngân hàng có quản lý đầu vào tốt hơn) có thể được hưởng lợi từ hiệu quả cao hơn và sử dụng nó như một rào cản gia nhập (Fernandez de Guevara và Maudos, 2007).Vì vậy lợi nhuận tăng được cho rằng là do các công ty hiệu quả hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn mà không phải do các hoạt động cấu kết như mô hình SCP truyền thống đề xuất.
Các nghiên cứu liên quan đến Giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường và Giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả.
Smirlock, Gilligan et al. (1984) đã kiểm tra giả thuyết hiệu suất cấu trúc và giả thuyết cấu trúc hiệu quả bằng cách sử dụng hồi quy OLS của lợi nhuận của các ngân hàng ở Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu chống lại giả thuyết truyền thống.
Shepherd (1986) đã đưa ra nghi vấn về tính hợp lệ của việc giả định rằng thị phần là một đại diện cho hiệu quả và cho rằng phát hiện này ủng hộ giả thuyết sức mạnh thị trường tương đối, là một biến thể của giả thuyết cấu trúc thị trường.
Baumol (1986) cho rằng mỗi ngân hàng có thể cư xử khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc thị trường mà nó hoạt động. Sự cạnh tranh ở một thị trường tập trung xảy ra khi không có hoặc ít rào cản cho người mới tham gia vào thị trường. Do đó, một thị trường tập trung vẫn có thể cạnh tranh và chia sẻ thị phần ngay cả khi nó bị chi phối bởi một số ngân hàng lớn.
Nghiên cứu của Berger và Hannan (1989) đã sử dụng thông tin giá do Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ thu thập về các t chức ngân hàng để kiểm tra mối quan hệ mức độ tập trung thị trường và giá thay vì mối quan hệ mức độ tập trung thị trường và lợi nhuận để đưa ra bằng chứng bác bỏ giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả. Các kết quả của phân tích này ủng hộ cho giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường. Berger (1995) cho rằng việc gia tăng lợi nhuận của một ngân hàng không phải là hệ quả của quyền lực thị trường mà là từ hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng đó dẫn đến việc mở rộng thị phần.
Nghiên cứu của Alley (1993) đã sử dụng số liệu của các ngân hàng Nhật Bản để kiểm tra giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường truyền thống và giả thuyết cấu trúc hiệu quả. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng hiệu quả của các ngân hàng Nhật Bản cần được xác định bằng hiệu suất cấu trúc thị trường truyền thống thay vì giả thuyết cấu trúcthị trường hiệu quả. Trong nghiên cứu này, tác giả đã ước tính mức độ liên kết trong ngành ngân hàng Nhật Bản và thấy rằng có một mức độ liên kết đáng kể. Phát hiện phân tích của ông ủng hộ giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị
trường truyền thống như một phương tiện tốt hơn để mô tả ngành ngân hàng Nhật Bản.
Nghiên cứu của Allen và Gale (2000) cho rằng so với một hệ thống ngân hàng đơn nhất, những ngân hàng lớn có thể cạnh tranh quyết liệt hơn do cạnh tranh từ chính những chi nhánh được phân bố rộng khắp trong hệ thống của mình với nhau.
Choi và Weiss (2005) sử dụng dữ liệu từ các công ty bảo hiểm của Mỹ trong giai đoạn 1992-1998 để kiểm tra mô hình SCP truyền thống và mô hình cấu trúc thị trường hiệu quả. Kết quả cho thấy các công ty hiệu quả đã tính giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khiến họ chiếm được thị phần lớn hơn dẫn đến tăng sự tập trung. Kết quả này ủng hộ giả thuyết của mô hình cấu trúc thị trường hiệu quả.
Park và Weber (2006) sử dụng dữ liệu của các ngân hàng Hàn Quốc trong giai đoạn 1992 đến 2002. Nghiên cứu kiểm tra giả thuyết cấu trúc thị trường chống lại giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả của ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng và hỗ trợ cho giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố chính quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Hàn Quốc đã thay đ i giữa thời kỳ khủng hoảng tài chính trước và sau châu Á.