Các khuyến nghị gia tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 67)

của ngân hàng thƣơng mại.

Thông qua kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy, sự gia tăng năng lực cạnh tranh của các NHTM có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các NHTM quy mô lớn và quy mô trung bình có xu hướng giảm và hiện tại đang thấp hơn so với năng lực cạnh tranh của các NHTM quy mô nhỏ. Vì vậy, các khuyến nghị sau đây nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của các NHTM nói chung.

5.1.1. Đối với nhà quản trị ngân hàng thƣơng mại

Gia tăng hiệu quả sử dụng các đầu vào

Để nâng cao khả năng cạnh tranh các NHTM VN cần gia tăng mức độ hiệu quả của các đầu vào như nhân lực, vốn và công nghệ. Hiệu quả được kiểm soát trực tiếp thông qua mối quan hệ giữa chi phí các đầu vào và đầu ra của NHTM. Phân

tích sự thay đ i của cơ cấu chi phí đầu vào là cơ sở để các nhà quản trị của NHTM có thể xác định chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời các nhà quản quản lý ngân hàng cần thiết lập các chính sách và thủ tục nội bộ để kiểm soát sự lãng phí tài nguyên đầu vào có giá trị và cải thiện năng suất.

Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một đầu vào quan trọng, là vấn đề mà các ngân hàng thương mại cần quan tâm trong cuộc chạy đua gia tăng năng lực cạnh tranh. Do đó các ngân hàng thương mại cần chú trọng đào tạo kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên để duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, đồng thời nâng cao khả năng quản trị điều hành và quản lý rủi ro nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn, hiệu quả, gia tăng giá trị cho ngân hàng và cho nền kinh tế. Kiến thức về các quy trình, chính sách, kỹ thuật nghiệp vụ, về quản trị điều hành không chỉ cần tuân các quy định của quốc gia mà còn cần bám sát theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

ăng cường đầu tư công nghệ hiện đại

Xu thế ảnh hưởng của 4.0 càng ngày càng phát triển ở Việt Nam. Do đó, các NHTM Việt Nam cần có chiến lược t ng thể ưu tiên về phát triển công nghệ và triển khai đồng bộ trên hệ thống. Phát triển những sản phẩm và nhóm các sản phẩm dịch vụ dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo cho khách hàng. Việc phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng s góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động. Xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ hiện đại, ngân hàng cần có chính sách bảo mật tốt. Vì thế, các ngân hàng cần xây dựng cơ chế quản lý và giám sát chặt ch , xử lý nhanh chóng cho khách hàng.

Không chỉ phát triển và ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại, tiện ích mà các ngân hàng thương mại cũng cần quan tâm đến việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính đó một cách hiệu quả. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay đang được phát triển ngày càng hiện đại và thuận tiện, tuy

nhiên lượng khách hàng chưa sử dụng hoặc ngủ đông còn là một con số đáng kể tại các ngân hàng đặc biệt là đối với các trường hợp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho nhóm nhân viên doanh nghiệp. Đây có thể xem là một nền khách hàng rất tiềm năng của ngân hàng. Tuy nhiên rất nhiều khách hàng nhóm này chỉ mở tài khoản để nhận lương và sử dụng thẻ ATM giao dịch rút tiền mà chưa sử dụng hoặc đăng ký nhưng không sử dụng do không được tư vấn đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử tiện ích khác. Vi vậy khi giới thiệu dịch vụ đến những đối tượng khách hàng này các ngân hàng cần xây dựng kế hoạch giới thiệu dịch vụ một cách cụ thể, tăng cường bán chéo để thu hút khách hàng, làm rõ các tiện ích mà dịch vụ mang lại cho khách hàng kích thích khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng bên cạnh các dịch vụ cơ bản. Tránh xảy ra tình trạng có sẵn nền khách hàng nhưng lại rơi vào tình trạng ngủ đông, không khai thác triệt để. Khi nâng cấp, phát triển sản phẩm hiện có các ngân hàng cũng cần lên kế hoạch triển khai đến khách hàng đầy đủ cụ thể từ truyền thông, thông tin hướng dẫn cho đến đội ngũ nhân viên tư vấn. Từ đó tạo cho cho khách hàng sự phấn khởi, thu hút đối với cải tiến của dịch vụ. Xác định phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu từ đó có các giải pháp marketing hiệu quả để tiếp cận khách hàng, gia tăng tiện ích cho các sản phẩm. Xây dựng các chính sách ưu đãi và khuyến mãi phù hợp nhằm phục vụ tốt các đối tượng khách hàng khác nhau.

Việc các ngân hàng khuyến khích khách hàng của họ sử dụng công nghệ trong giao dịch ngân hàng của họ (ví dụ như ATM, ngân hàng di động và ngân hàng điện tử) s làm giảm khối lượng công việc của nhân viên ngân hàng và từ đó có thề tinh gọn đội ngũ nhân viên và tiết kiệm chi phí nhân sự và thời gian giao dịch. Các công nghệ được lựa chọn phải bảo đảm khả gia tăng khả năng cạnh tranh đối với các NHTM khác trong nước và cả các NHTM nước ngoài. Mặt khác, công nghệ phải đảm bảo tích hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và các cơ sở hạ tầng tại các thị trường nước ngoài đang được hướng đến.

Các NHTM Việt Nam phải kiểm soát hiệu quả các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Mặt khác, các rủi ro về công nghệ trong môi trường 4.0 đòi hỏi hệ thống an ninh của ngân hang phải được cập nhật thường xuyên.

Trong quá trình gia tăng khả năng cạnh tranh, các NHTM cần tránh các giải pháp cạnh tranh mà kéo theo đó có thể gia tăng rủi ro cho ngân hàng như sự dễ dàng trong quy trình xét duyệt khoản vay và các điều kiện đảm bảo cho khoản vay được nới lõng. Các ngân hàng nên tăng cường thực hành quản lý rủi ro (sàng lọc người vay để giảm lựa chọn bất lợi và giám sát hiệu suất cho vay để giảm các vấn đề rủi ro đạo đức) nhằm giảm thiểu t n thất tài chính. Điều này là do phân tích rủi ro kém có thể có tác động rất xấu đến hoạt động của ngân hàng bằng cách khiến người gửi tiền và chủ nợ gặp rủi ro không cần thiết có thể nhanh chóng làm cạn kiệt vốn và quỹ ngân hàng. Những biện pháp này cũng s giúp giảm các khoản nợ xấu.Các NHTM cần có các biện pháp thu hồi nợ từ khách hàng, tích cực xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng, gia tăng chất lượng tài sản cho vay, góp phần tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và sự n định của các ngân hàng. Bài học về rủi ro khi nới lỏng hoạt động tín dụng cũng đã được thể hiện rất rõ tại các nước phát triển ví dụ như sự cạnh tranh gia tăng khiến các ngân hàng hạ thấp tiêu chuẩn cho vay trong thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính hệ thống trên toàn thế giới. Điều này đã dẫn đến sự phá sản của Lehman Brothers, việc mua lại Bear Stearns và Merrill Lynch và giải cứu Goldman Sachs và Morgan Stanley của Hoa Kỳ chính quyền. Những thất bại này làm tăng sự bất n trong hệ thống tài chính toàn cầu.

5.1.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc

Thứ nhất, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những biện pháp khuyến khích và thúc đẩy các NHTM trong quá trình họa động kinh doanh cần thực hiện cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh việc thu hẹp các ngân hàng hoạt động yếu kém bằng cạnh tranh, sàng lọc và tự đào thải, NHNN đóng vai trò quan trọng tạo môi trường cạnh tranh thật sự minh bạch và bình đẳng giữa các ngân hàng.

Thứ hai, cùng với việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng tín dụng, kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Việc giám sát cần được thực hiện một cách thương xuyên và định kỳ.

Thứ ba, việc phát triển công nghệ ngân hàng là hết sức cần thiết trong tiến trình cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng như hội nhập và cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế . Điều này đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của hệ thống ngân hàng trong nước mà còn phải có sự giúp đỡ từ phía Chính phủ.

Thứ tư, NHNN cũng cần chú trọng phát triển phương tiện thanh toán mới, tạo cơ sở phát triển thanh toán trên bề rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng cũng như thanh toán bù trừ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)