hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Sau khi thực hiện hồi quy OLS, tác giả nhận thấy mô hình không tồn tại khuyết tật đa cộng tuyến qua kiểm định VIF nhưng tồn tại hiện tượng tự tương quan qua kiểm định Wooldridge.
Hình 4.5: Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến với hệ số VIF
Tác giả tiến hành hồi quy FEM, REM cho từng mô hình tương ứng biến phụ thuộc là ROA và ROE, dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp và kiểm tra phương sai thay đ i. Sau các kiểm định, tác giả nhận thấy mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai hay đ i. Để khắc phục hiện tượng trên, nghiên cứu sử dụng hồi quy bình phương tối thiểu t ng quát khả thi FGLS với lệnh xtgls, thêm lựa chọn igls để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đ i của mô hình.
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu
ROE ROA LERNER 0.17145*** (0.02184) 0.01951*** (0.00195) CAP -0.14386*** (0.04489) 0.01153*** (0.00432) SIZE 0.01259*** (0.00372) -0.00047* (0.00033) NPL -0.48950* (0.26128) -0.05743** (0.02426) LIQ 0.07290** (0.03148) 0.00196 (0.00293) Constant -0.19345*** (0.081875) 0.00844 (0.00631)
Ghi chú:
Các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% lần lượt tương ứng với các ký hiệu ***, ** và *.
Số trong ngoặc thể hiện sai số chuẩn của các ước lượng.
Năng lực cạnh tranh (LERNER): Kết quả phân tích hồi quy thực nghiệm cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu với hệ số hồi quy đạt 0.01951 trong với mô hình ROA và 0.17145 trong với mô hình ROE và có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này cung cấp bằng chứng khẳng định giả thuyết 1 - năng lực cạnh tranh có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM VN. Kết quả hồi quy phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đó của Girardone, Molyneux et al. (2004), Ataullah và Le (2006), Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Phong và Phan Thị Thu Hà (2017). Kết quả nghiên cứu phản ánh việc đẩy mạnh năng lực cạnh tranh s thúc đẩy gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hiệu quả tích cực của việc gia tăng năng lực cạnh tranh đối với các hoạt động tài chính ngân hàng có thể là kết quả của việc cắt giảm chi phí đầu vào hay gia tăng đầu ra bằng việc mở rộng thị trường mới và cải thiện chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên kết quả từ nghiên cứu của Keeley và Furlong (1990) cho rằng cạnh tranh quá mức s có thể làm các ngân hàng theo đu i các chính sách rủi ro hơn và làm gia tăng rủi ro tính dụng từ danh mục cho vay của họ để duy trì mức tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Điều này s làm gia tăng rủi ro phá sản ngân hàng và gây bất n cho hệ thống tài chính.
lệ vốn chủ sở h u (C P): Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên t ng tài sản có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE, tuy nhiên chiều hướng tác động của Lener với ROA là cùng chiều, nhưng lại ngược chiều dối với ROE. Vốn chủ sở hữu được xem là tấm đệm chống đỡ rủi ro vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khiến các ngân hàng đứng trước
nguy cơ đ vỡ. Thực tế, ngân hàng có nhiều biện pháp để phòng chống rủi ro, bảo vệ tình trạng tài chính của mình như: nâng cao chất lượng quản lý, đa dạng hóa danh mục đầu tư và địa bàn hoạt động, bảo hiểm tiền gửi,v.v…Song, khi tất cả những phương pháp ngăn chặn này đều không còn hiệu quả, thì vốn chủ sở hữu s là cứu cánh cuối cùng. Theo chủ chương về việc tăng vốn chủ sở hữu của Basel, các ngân hàng hầu hết đều chịu áp lực rất lớn trong cuộc chạy đua này. Trên cơ sở đó kết quả nghiên cứu có thể được giải thích là do việc tăng vốn chủ theo Basel trong khi t ng tài sản tăng không tương ứng làm ROA tăng nhưng ROE giảm.
Quy mô ngân hàng (SIZE): Kết quả cho thấy càng tăng quy mô ngân hàng (SIZE) s càng làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại vì chúng có sự tương quan nghịch chiều với mức ý nghĩa 10% và hệ số hồi quy là -0.00047 trong mô hình hồi quy biến phụ thuộc ROA. Nhưng trong mô hình hồi quy biến phụ thuộc ROE chúng có sự tương quan thuận chiều với mức ý nghĩa 1% và hệ số hồi quy là 0.01259. Khi các ngân hàng mở rộng quy mô có thể mở rộng mạng lưới phục vụ và khả năng đầu tư, từ đó tạo cơ hội gia tăng lợi nhuận. Đồng thời theo El Moussawi và Obeid (2011) cho rằng sự gia tăng quy mô của các ngân hàng là một nguồn chi phí b sung, do đó chỉ tiêu này tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả hoạt động còn tùy thuộc vào mức chênh lệch giữa cơ hội và chi phí do gia tăng t ng tài sản mang lại so với mức tăng của t ng tài sản.
lệ thanh khoản (LIQ): Nghiên cứu tìm thấy tỷ lệ thanh khoản tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng trong mô hình với biến phụ là ROE với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp kết quả nghiên cứu trước (Kosmidou và cộng sự, 2005; Poposka và Trpkoski, 2013). Điều này hàm ý rằng các ngân hàng nắm giữ các tài sản thanh khoản cao, rủi ro tài chính thấp hơn, lợi nhuận được kiểm soát trong thời kỳ có cú sốc thanh khoản. Mặt khác trong nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của tác giả Trần Thị Thanh Nga, 2018, tác giả chỉ ra rằng nếu ngân hàng nắm giữ tài sản thanh khoản đến một lúc nào đó, do gia tăng dư nợ tín dụng, điều này làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng vì gia tăng chi phí, hiệu quả hoạt động ngân hàng có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, lợi nhuận ngân hàng
không chỉ có được từ hoạt danh tiếng, cơ hội kinh doanh, mà một phần lớn sinh lợi từ quản trị rủi ro kỳ hạn của tài sản. Nếu các ngân hàng thường dự trữ tài sản thanh khoản ở mức tối ưu để đảm bảo hoạt động kinh doanh nếu có các cú sốc xảy ra thì hiệu quả hoạt động ngân hàng được kiểm soát, nhưng nếu như các ngân hàng dự trữ tài sản thanh khoản vượt quá mức tối ưu thì s tác động làm giảm hiệu quả hoạt động do chi phí tăng nhanh hơn so với doanh thu. Trong mô hình với biến phụ là ROA tác động của tỷ lệ thanh khoản không có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Chương 4 đã trình bày sự thay đ i về năng lực cạnh tranh và bằng chứng về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và của các NHTM VN trong giai đoạn 2008- 2018. Các biểu đồ trên mô tả sự thay đ i của năng lực cạnh tranh của các NHTM ở từng nhóm khác nhau.
Các nhóm NHTM được tác giả phân loại theo quy mô tương ứng có 3 nhóm Quy mô lớn, quy mô nhỏ và quy mô trung bình. Ngoài ra, chương 4 cũng trình bày kết quả của mô hình nghiên cứu, qua đó tác giả tìm ra bằng chứng về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động.
CHƢƠNG 5: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM