Phần lớn các trường hợp lây nhiễm HIV từ mẹ sang con xảy ra vào lúc chuyển dạ vì vậy những yếu tố sản khoa cĩ liên quan mật thiết đến tỉ lệ lây nhiễm. Trong thai kỳ, nồng độ HIV gia tăng gấp bốn lần trong dịch tiết sinh dục. Việc lây nhiễm trong lúc sanh cĩ thể do tiếp xúc trực tiếp giữa da và niêm mạc của trẻ sơ sinh với dịch tiết cổ tử cung và âm đạo của mẹ, cĩ thể do trẻ nuốt phải một lượng máu, dịch tiết cĩ chứa HIV, do nhiễm trùng nước ối,... Một số yếu tố sản khoa khác như sanh non, xuất huyết trong lúc sanh, thủ thuật sản khoa (cắt tầng sinh mơn, rách âm đạo, đặt điện cực trên da đầu thai nhi...) đều cĩ liên quan đến lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Vỡ ối kéo dài là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ, nếu thời gian vỡ ối kéo dài > 4giờ, nguy cơ lây nhiễm HIV tăng gấp đơi cho dù thai phụ sanh theo cách nào (12). Hiện nay mổ bắt con làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con đã được khẳng định tại Châu Âu. Tại Thụy Sĩ mổ bắt con kèm theo dùng thuốc ARV dự phịng lây truyền mẹ con đã làm giảm nguy cơ lây truyền mẹ con một cách rõ rệt. Tại Pháp kết quả nghiên cứu cụ thể hơn: nếu thai phụ dùng ARV lâu ngày, kèm
theo mổ bắt con, tỉ lệ lây nhiễm sang con chỉ cịn < 1%. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mổ bắt con là một loại phẫu thuật ảnh hưởng nặng nề với phụ nữ cũng như khả năng lây nhiễm HIV ở các cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân, đồng thời chi phí cho phẫu thuật này cũng cao hơn.