Khái niệm huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh giá rai bạc liêu (Trang 25 - 28)

Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, Kinh tế lượng Anh – Việt thì “hiệu quả là mối quan hệ tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ và khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả

là mức độ thành công mà các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó”.

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Khi so sánh giữa kết quả và chi phí thì cần phải so sánh dưới dạng thương số, hoặc kết quả/chi phí hoặc chi phí/kết quả. Mỗi cách so sánh đó đều cung cấp các thông tin có ý nghĩa khác nhau. Như vậy hiệu quả đạt được khi có kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, đôi khi vì muốn đạt đến một mục tiêu nhất định trong một kỳ mà người quản lý có thể chấp nhận một mức chi phí cao hơn, do đó hiệu quả của hoạt động huy động vốn có thể đo lường không chỉ dựa trên tương quan kết quả và chi phí, mà còn có thể đánh giá theo góc nhìn khác ví dụ như hoạt động huy động vốn có đáp ứng được mục tiêu kinh doanh trong kỳ, các loại vốn huy động có cơ cấu hợp lý hay không… Hiệu quả huy động vốn góp phần quan trọng trong tạo nên lợi nhuận ngân hàng, tạo sự ổn định của nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn đòi hỏi công tác huy động vốn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:

Quy mô vốn tăng trưởng ổn định: Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì quy

mô nguồn vốn phải không ngừng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn không ngừng gia tăng của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng phải có tính chất ổn định vì nguồn vốn tăng trưởng không ổn định thì sẽ rất khó cho ngân hàng trong việc cho vay và đầu tư. Nếu trong nguồn vốn của ngân hàng luôn có khả năng một lượng tiền lớn có thể bị rút ra khỏi ngân hàng thì lượng vốn dành cho vay và đầu tư sẽ không lớn, vì ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn để phòng rủi ro thanh khoản. Nguồn vốn huy động phải cân đối với hoạt động cho vay và đầu tư. Ngay từ khi mới thành lập thì hoạt động cho vay đã là hoạt động kinh doanh chủ yếu, hoạt động đầu tư lại giúp các ngân hàng tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi. Mà nhu cầu cho vay và đầu tư ngày càng tăng đối với các ngân hàng, vì vậy mà quy mô vốn phải tăng trưởng ổn định. Nguồn vốn của NHTM được coi là ổn định khi nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn và biết tận dụng nguồn tiền gửi giao dịch của các tổ chức kinh tế, bên cạnh

tính không ổn định thì nó đem lại một nguồn tiền gửi lớn với chi phí rẻ, nếu ngân hàng biết tính toán hợp lý tính thời vụ trong hoạt động của doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi hơn.

Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tức là nguồn vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng, thanh toán, cũng như các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý: Quá trình huy động vốn cần

phải đảm bảo rằng tính chất nguồn vốn huy động phải phù hợp với tính chất sử dụng. Nó có một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường. Kỳ hạn của nguồn vốn là cơ sở để quyết định kỳ hạn sử dụng vốn. Muốn có lợi nhuận cao thì ngân hàng phải tìm mọi cách để huy động vốn là rẻ nhất và nguồn rẻ nhất thường là nguồn vốn ngắn hạn. Nhưng nếu ngân hàng huy động nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn thì sẽ thu được lợi nhuận lớn nhưng lại phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Do đó ngân hàng cần phải cân nhắc đảm bảo hài hoà giữa rủi ro và lợi nhuận. Rất khó để đạt được cân bằng về kỳ hạn nhưng một tỷ lệ chênh lệch kỳ hạn hợp lý sẽ cho phép ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí: Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí này chính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho các lượng vốn huy động được, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, tất nhiên là lãi suất huy động càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng. Nhưng cả lãi suất huy động và cho vay đều là công cụ cạnh tranh của ngân hàng và hai loại này có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau, nếu ngân hàng nâng lãi suất huy động quá cao thì lại dẫn tới khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư. Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng là phải làm sao đưa ra mức lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh trong huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi. Có thể thấy rằng, việc tối thiểu hoá chi phí huy động vốn theo từng loại huy động là rất khó do đặc điểm riêng của từng loại hình tiền gửi. Cơ sở để ngân hàng tối thiểu hoá chi phí huy động vốn ở đây là sự hợp lý về

cơ cấu vốn và sự cấn đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh giá rai bạc liêu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)