Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh giá rai bạc liêu (Trang 82 - 88)

Nam

Ø Về sản phẩm huy động vốn

Đánh giá, phân loại toàn bộ các sản phẩm dịch vụ huy động vốn hiện có của Agribank trên thị trường (số lượng, hiệu quả, vướng mắc trong quá trình triển khai sử dụng); những sản phẩm còn thiếu, tổ chức thực hiện điều tra ý kiến khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của sản phẩm, dịch vụ trên toàn hệ thống (xác định doanh thu, hiệu quả, vòng đời sản phẩm) trên cơ sở đó đề xuất hạn chế hoặc loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, phát triển các sản phẩm huy động vốn có khả năng sinh lời cao, chất lượng, có tính thương hiệu.

Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng gửi tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, bán chéo sản phẩm.... Xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp chặt chẽ giữa cho vay - thanh toán - huy động vốn và các dịch vụ tiện ích khác như mobile banking, internet banking.... Các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp theo nhóm khách hàng cá nhân (cán bộ viên chức, hưu trí, nông dân, tiểu thương…), nhóm khách hàng tổ chức (tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ…). Rà soát cẩm nang huy động vốn, phát triển dịch vụ mobile banking chỉnh sửa kịp thời phổ biến toàn hệ thống.

Rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Hoàn thiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm; chương trình cảnh báo; giám sát trên hệ thống về các giao dịch tiền gửi, huy động vốn...

Ø Về cơ cấu nguồn vốn huy động

Để giảm bớt chi phí và tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, cần nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm huy động vốn đặc trưng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Đối với nguồn vốn khu vực đô thị, các vùng cạnh tranh cao cần nghiên cứu để đưa ra chính sách huy động vốn phù hợp. Phấn đấu nguồn vốn huy động ở khu vực đô thị luôn chiếm khoảng 70% trên tổng nguồn vốn của toàn Ngành. Thực hiện huy động vốn đô thị để cho vay nông nghiệp, nông thôn…

Khai thác tối đa nguồn vốn rẻ, thời gian sử dụng lâu dài từ các định chế tài chính, tổ chức quốc tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước để khai thác các nguồn vốn nội, ngoại tệ trung dài hạn.

Ngân hàng Agribank sớm ban hành quy định về tiền gửi, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, quy định về chấm điểm, xếp hạng đối với các định chế tài chính để chuẩn hóa hoạt động của Agribank trên thị trường liên ngân hàng. Tăng cường công tác quản lý kế hoạch đối với chi nhánh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn ngoài kế hoạch; kiên quyết xử lý đối với các chi nhánh nhận vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế ẩn...

Kiện toàn hệ thống tổ chức, phân công đơn vị đầu mối có chức năng khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại, ban hành quy trình vay tài trợ thương mại trong hệ thống Agribank. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại và lập kế hoạch cho vay khách hàng, phát huy hiệu quả nguồn vốn tránh tình trạng bị động.

Ø Hệ thống kênh phân phối

Đối với kênh phân phối trung gian: Tập trung khai thác các đại lý/tổ nhóm trung gian trong huy động vốn, ngoài chức năng tổ/nhóm cho vay thu nợ mở rộng thêm nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu sử dụng để tư vấn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng (đặc biệt là sản phẩm huy động vốn, chuyển tiền kiều hối, bảo an tín dụng..), từ đó gia tăng

nguồn vốn huy động từ kênh phân phối này.

Đối với kênh phân phối hiện đại: Bổ sung những tính năng để gia tăng tiện ích dịch vụ mà các NHTM khác đã triển khai hoặc chưa triển khai, từ đó thu hút, khuyến khích khách hàng gửi tiền và sử dụng dịch vụ Agribank. Xây dựng các chính sách phát triển mở rộng hệ thống EDC/POS (chính sách ưu đãi với các đại lý, đơn vị chấp nhận thẻ; gia tăng tiện ích của thẻ,...). Bổ xung thêm tính năng vấn tin lãi suất tiền gửi tiết kiệm, biến động số dư tiền gửi tiết kiệm đối với tiết kiệm có kỳ hạn, vấn tin số dư tiết kiệm,... qua kênh Mobile Banking. Hoàn thiện các tính năng, giao dịch qua Internet banking như chuyển khoản, gửi tiết kiệm online và những tiện ích khác để thu hút khách hàng gửi tiền, tăng số dư tiền gửi thanh toán... từ đó tăng nguồn vốn huy động.

Ø Đầu tư hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

Để chất lượng dịch vụ huy động vốn của Agribank có thể đáp ứng được các yêu cầu chuẩn mực quốc gia và quốc tế, đòi hỏi công nghệ ngân hàng không ngừng được cải tiến, hiện đại và nâng cấp để thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên ngân hàng. Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của Agribank có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, tăng quy mô vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu quả vốn đầu tư.

Để đảm bảo được việc quản lý huy động vốn đầy đủ, hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng hệ thống đáp ứng được việc quản lý thông tin huy động vốn trên một số phân hệ như sau: Quản lý các nguồn vốn huy động từ tiền gửi, trong đó bao gồm tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; Quản lý các nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Quản lý các nguồn vốn huy động từ đi vay, vay từ Ngân hàng Nhà nước, vay từ các định chế tài chính; Quản lý các nguồn vốn từ các nguồn khác, sử dụng các luồng tiền nhàn rỗi trong hệ thống...

Bên cạnh đó, Agribank cần phải đẩy nhanh tiến độ các dự án CNTT là nền tảng để phát triển các sản phẩm huy động vốn hiện đại, cạnh tranh với các NHTM khác; Triển khai mới hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship

Management) được tích hợp chặt chẽ với phân hệ CIF với khả năng mở rộng tín năng của phân hệ CIF cũng như các phân hệ tiếp thụ, liên lạc và hỗ trợ khách hàng.

Ø Về cơ chế khuyến khích trong huy động vốn

Thành lập Tổ chỉ đạo huy động vốn giai đoạn 2015- 2020 với nhiệm vụ là xây dựng và chỉ đạo kịp thời các cơ chế, giải pháp… liên quan đến phát triển nguồn vốn của Agribank.

Xây dựng cơ chế khuyến khích nội bộ, phân vùng, địa bàn hoạt động để xây dựng cơ chế thưởng huy động vốn phù hợp; xây dựng cơ chế phí, lãi suất theo hướng khuyến khích các đơn vị huy động thừa vốn…

Cơ chế khuyến khích đối với khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng áp dụng thống nhất trong hệ thống Agribank…

Ø Chính sách chăm sóc khách hàng

Từng bước xây dựng và triển khai đề án Chiến lược quản lý quan hệ và chăm sóc khách hàng (CRM – Customer Relationship Management), bao gồm Quy trình tiếp thị, chăm sóc khách hàng; Hoàn thiện hệ thống dữ liệu khách hàng tập trung; hệ thống tiếp nhận thông tin khách hàng qua contact center, website, mạng xã hội… để gia tăng sự tương tác, gắn kết với khách hàng.

Xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ khách hàng (Contact center) với số điện thoai thống nhất toàn hệ thống giúp khách hàng được tư vấn từ xa. Đây cũng là công cụ để ngân hàng thu thập thông tin khách hàng, từ đó có thể nghiên cứu tâm lý khách hàng theo mỗi phân đoạn thị trường và phân khúc khách hàng, cuối cùng là chăm sóc khách hàng tốt nhất như: giới thiệu các dịch vụ mới cho khách hàng, tư vấn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng, gửi thư cám ơn, chúc mừng khách hàng…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại Agribank – chi nhánh Giá Rai Bạc Liêu trong chương 2. Đồng thời căn cứ vào định hướng và mục tiêu phát triển của Agribank – chi nhánh Giá Rai Bạc Liêu, trong chương 3 luận văn đã đề xuất nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh. Ngoài ra, chương 3 tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, từ đó giúp cho chi nhánh giữ vững, ổn định và phát triển hơn nữa trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Agribank Việt Nam nói riêng đã góp phần đáng kể trong việc huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cung ứng vốn phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Agribank – chi nhánh Giá Rai Bạc Liêu với vai trò chủ đạo là phục vụ “Tam nông” đang từng bước làm thay đổi kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay tình hình huy động vốn ngày càng khó khăn hơn do ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Qua phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank – chi nhánh Giá Rai Bạc Liêu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Đưa ra những lý luận cơ bản về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM.

Trình bày thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank – chi nhánh Giá Rai Bạc Liêu. Phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong huy động vốn và sử dụng vốn chưa hiệu quả, từ đó rút ra những yếu kém cần khắc phục.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với Agribank – chi nhánh Giá Rai Bạc Liêu, góp phần tăng hiệu quả trong hoạt động huy động vốn từ đó giúp nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng để đủ sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, mở rộng thị phần, đáp ứng vốn cho mục tiêu phục vụ “tam nông” nói riêng, cho nền kinh tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện luận văn nhưng vì thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức chưa đầy đủ, luận văn không tránh khỏi có nhiều sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh (2013), Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông

2. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

3. Đường Thị Thanh Hải (2014), “Nâng cao hiệu quả huy động vốn”, Tập chí Tài

chính số 5 - 2014.

4. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Lao động Xã hội, TP HCM

5. Lê Thị Mận (2013), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Giá Rai Bạc Liêu, Báo

cáo kết quả kinh doanh năm (2014, 2015, 2016, 2017)

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ huy động vốn.

8. Nguyễn Thị Quy (chủ biên, 2008), Dịch vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội

9. Lê Thị Thanh Quyền (2016), “Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai”, Luận văn

Thạc sĩ trường đại học Ngân hàng TP HCM.

10. Huỳnh Tấn Thành (2017), “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đắk Lắk ”, Luận văn Thạc sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh giá rai bạc liêu (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)