Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh giá rai bạc liêu (Trang 28 - 31)

Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng có nhiều loại khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ đánh giá hiệu quả huy động vốn dưới góc độ một ngân hàng, cụ thể bao gồm những chỉ tiêu sau:

Ø Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Vấn đề đầu tiên được quan tâm khi xem xét hiệu quả huy động vốn của một NHTM chính là quy mô vốn mà NHTM đó huy động được. Quy mô huy động vốn gia tăng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.

Vốn huy động tăng trưởng ổn định sẽ khẳng định được vị thế uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng có đủ tiềm năng về tài chính cũng như uy tín mới có thể giữ được mức tăng trưởng về huy động vốn ổn định qua các năm. Tính ổn định của vốn huy động quyết định một phần an toàn trong kinh doanh ngân hàng và thời hạn tín dụng. Vốn huy động tăng trưởng ổn định sẽ tạo lập và định hướng chiến lược kinh doanh cụ thể của ngân hàng trong việc sử dụng vốn có hiệu quả.

Nếu quy mô vốn huy động cho biết độ lớn của lượng vốn mà NHTM huy động được tại từng thời điểm thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn phản ánh sự tăng (giảm) của huy động vốn tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó nhiều hay ít. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn được thể hiện qua công thức sau:

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động =

𝑸𝒖𝒚 𝒎ô 𝒗ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝒕𝒉ứ 𝒊! 𝑸𝒖𝒚 𝒎ô 𝒗ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 𝒗ố𝒏 𝒏ă𝒎 𝒕𝒉ứ𝒊! 𝟏 𝑸𝒖𝒚 𝒎ô 𝒗ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝒕𝒉ứ 𝒊! 𝟏

Việc mở rộng quy mô nguồn vốn huy động một cách liên tục cộng với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao sẽ chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện và nâng cao.

Tỷ lệ tổng vốn huy động thực hiện/Tổng vốn huy động theo kế hoạch: Chỉ tiêu này được dùng so sánh giữa số thực hiện và kế hoạch đã đề ra về hoạt động huy động

vốn, từ đó đánh giá được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng qua từng năm. Ø Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng Một chỉ tiêu khác thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động HĐV của NHTM là cơ cấu nguồn VHĐ. Cơ cấu nguồn VHĐ được phản ánh thông qua tỷ trọng từng loại VHĐ (phân chia theo đối tượng, loại tiền gửi, kỳ hạn…) trong tổng nguồn VHĐ của NHTM. Quy mô nguồn vốn của một NHTM cần phải có sự ổn định, phù hợp với lãi suất và kỳ hạn của nó. Tỷ trọng các loại vốn ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ ngoại tệ cần ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Bất cứ một sự không phù hợp nào về kỳ hạn cũng sẽ mang lại bất lợi cho ngân hàng. Nếu không có sự phù hợp về loại tiền, ngân hàng sẽ chịu chi phí để chuyển đổi từ nguồn tiền đã được huy động sang loại tiền cần sử dụng và như vậy thì có thể gặp rủi ro về tỷ giá. Nếu không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro về kỳ hạn. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt khi sử dụng các kế hoạch huy động vốn. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu huy động vốn bao gồm:

− Cơ cấu tiền gửi theo đơn vị tiền tệ (ngoại tệ, VND)/Tổng tiền gửi: Cho thấy cơ cấu nguồn vốn của NHTM về loại tiền tệ huy động đã phù hợp chưa.

− Cơ cấu huy động vốn theo loại kỳ hạn (ngắn hạn, trung dài hạn)/tổng tiền gửi: Chỉ tiêu này giúp NHTM xác định cân đối huy động nguồn tiền tài trợ các khoản dư nợ cho vay và đầu tư.

Cơ cấu tiền gửi là chı̉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động khi cơ cấu này đáp ứng được cơ cấu dư nợ cho vay. Nếu cơ cấu không hợp lý, sử dụng nhiều nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn vừa gây mất cân đối tài chı́nh, dẫn đến rủi ro thanh khoản vừa ảnh hưởng khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng thông qua khoản chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra, cụ thể là lãi suất huy động nguồn vốn ngắn hạn và lãi suất cho vay trung và dài hạn, nên đây là sự tı́ch hợp của cả hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận.

Cơ cấu tiền gửi liên quan mật thiết đến chi phı́ huy động vốn. Do mỗi loại tiền gửi có một mức lãi suất khác nhau. Tiền gửi có kỳ hạn thanh toán càng dài thì mức lãi

suất yêu cầu càng cao, chi phı́ huy động càng cao và ngược lại. Xét dưới góc độ loại tiền thì tiền gửi VND có lãi suất cao hơn ngoại tê ̣vì tiền gửi ngoại tê ̣còn bi ̣chi phối bởi yếu tố tỷ giá và chı́nh sách tiền tệ mỗi thời kỳ. Tương tự xét dưới góc độ đối tượng thì tổ chức kinh tế và cá nhân có mức lãi suất khác nhau tuỳ vào chı́nh sách mỗi thời kỳ của ngân hàng đối với các đối tượng khác nhau.

Ø Chi phí huy động vốn bình quân hợp lý

Đối với mỗi nguồn vốn huy động, các ngân hàng đều luôn quan tâm đến vấn đề là chi phí để có nguồn vốn là bao nhiêu? Chi phí huy động vốn là khoản chi phí được cấu thành bởi chi phí lãi phải trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng và chi phí phi lãi phát sinh trong quá trình huy động vốn. Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn vì nó quyết định trực tiếp tới phương thức sử dụng vốn và đặc biệt hơn cả là lợi nhuận của ngân hàng. Có thể với biểu lãi suất như nhau nhưng do khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTM rất khác nhau. Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời nhưng ít gặp rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng luôn phấn đấu đạt được chi phí huy động bình quân hợp lý nhất, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho vay, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay lớn nhất có thể và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chi phí huy động vốn bình quân được thể hiện qua công thức sau:

Chi phí huy động vốn bình quân (%) = Lãi suất huy động vốn bình quân + Chi phí phi lãi

Trong đó: Chi phí phi lãi bao gồm: Tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp; mức dự trữ bắt buộc theo quy định; phí bảo hiểm tiền gửi…

Lãi suất huy động bình quân (%) =

(𝒕ỷ 𝒕𝒓ọ𝒏𝒈 𝒍𝒐ạ𝒊 𝒗ố𝒏 𝒕𝒉ứ 𝒊 ∗ 𝒍ã𝒊 𝒔𝒖ấ𝒕𝒍𝒐ạ𝒊 𝒗ố𝒏 𝒕𝒉ứ 𝒊) 𝒏

𝒊! 𝟏

Ø Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hoá nguồn vốn tiền gửi, tiền vay, vốn của các chủ thể

thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, các tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thoả mãn các mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.

Tài sản mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng còn nguồn vốn liên quan tới chi phí chủ yếu của ngân hàng, chi phí trả lãi. Quy mô huy động càng tăng, tài sản càng tăng, khả năng sinh lời càng lớn. Nếu dùng chỉ tiêu chênh lệch thu chi từ lãi (thu nhập từ lãi – chi phí trả lãi) để đo mối liên hệ sinh lời giữa nguồn vốn và tài sản thì sinh lời tăng khi lãi suất bình quân của tài sản phải lớn hơn lãi suất bình quân của nguồn vốn, hoặc lãi suất biên của tài sản phải lớn hơn lãi suất bình quân của nguồn vốn. Điều này có nghĩa là nguồn vốn và sự gia tăng nguồn vốn với quy mô và cấu trúc nhất định, cần được phân bổ các tài sản sinh lời thích hợp. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao.

Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các NHTM phải vạch ra một chiến lược HĐV đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn của NHTM trong từng thời kỳ hay còn gọi là hoạt động cân đối vốn. Hoạt động này giúp NHTM nắm bắt được thực trạng về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong từng thời kỳ và đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp trong trường hợp bị thiếu hụt nguồn vốn. Bởi vì, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, mỗi yêu cầu xin vay được đáp ứng thường đồng nghĩa với việc sẽ có thêm những khoản tiền gửi mới cũng như những yêu cầu về các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh giá rai bạc liêu (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)