- Hiệu quả tổng hợp:
8 Thanh Hoá Sở chè, Sở cành mềm TQ Tháng 9-
4.4.1. Về kỹ thuật trồng rừng Sở
Sở là loài cây trồng với mục đích lấy quả để ép dầu là chính, vấn đề tăng năng suất cũng như chất lượng quả và hạt là điều rất cần thiết. Do vậy, cần áp dụng các biện pháp thâm canh phù hợp từ khâu tạo rừng đến chăm sóc rừng trồng và thu hoạch sản phẩm.
* Điều kiện gây trồng:
Sở là cây phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, nên khi gây trồng cần phải chọn nơi có điều kiện như sau:
- Nhiệt độ bình quân năm từ 15,9-24,80C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 30,7-40,70C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tới - 4,50C. Lượng mưa bình quân năm từ 1391,9-2783,2mm. Độ ẩm không khí bình quân từ 80-85% [12]. Tổng số giờ nắng trung bình từ 1500-2200 giờ/năm trở lên [13].
- Sở có khả năng thích nghi và sống được cả ở các vùng đất bạc màu, đất thoái hoá khô cằn, nhưng sinh trưởng tốt nhất trên đất cát pha, đất Feralit đỏ vàng, đất rừng mới khai phá có tầng đất sâu, thoát nước như các dạng đồi núi thấp, sườn đồi thoải hoặc ven chân đồi, thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ, độ pH thích hợp từ 4-5.
* Nguồn giống:
Sử dụng nguồn giống đã qua chọn lọc, có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất quả và hạt, có hàm lượng dầu. Có thể sử dụng cây con từ hạt hoặc cây hom, với cây hom cần có biện pháp kích thích hom ra rễ (như sử dụng
* Trồng rừng
- Xử lý thực bì: phát toàn diện câybụi, thảm tươi, dây leo, bụi rậm. Băm nhỏ cành nhánh và thân cây rải đều trên mặt đất để thúc đẩy quá trình phân huỷ làm tăng độ phì của đất trồng.
- Làm đất, cuốc hố: ở nơi có độ dốc dưới 150 làm đất toàn diện, cầy ngầm để tăng độ tơi xốp của đất, nơi có độ dốc cao hơn có thể tạo bậc thang để hạn chế xói mòn rửa trôi. Đào hố 303030 hoặc 404040cm. Nên áp dụng biện pháp bón phân để thúc đẩy sinh trưởng của Sở, rút ngắn tuổi ra hoa kết quả, có thể kết hợp bón lót phân chuồng với NPK (3kg phân chuồng + 0,2kg NPK/hố) khi trồng.
- Mật độ trồng: Căn cứ theo phương thức trồng hỗn loài hay thuần loài , mục đích trồng rừng để bố trí mật độ phù hợp để thúc đẩy sinh trưởng của cây, đặc biệt là đường kính tán. Với trồng thuần loài thì mật độ 833 cây/ha là phù hợp để kinh doanh rừng Sở lấy quả hạt.
- Thời vụ trồng: Tuỳ theo mỗi địa phương cụ thể mà thời vụ trồng thích hợp có thể là vụ xuân (tháng 3-4 dương lịch) hoặc vụ thu (tháng 8-9 dương lịch).
- Phương thức và phương pháp trồng: Có thể áp dụng phương pháp trồng bằng cây con có bầu, trồng thuần loài hoặc hỗn loài. Nên áp dụng biện pháp trồng cây phù trợ do Sở là cây chịu bóng khi nhỏ, có thể trồng Sở với các loài cây họ Đậu như Keo tai tượng hoặc Đậu tràm theo phương thức: 3 hàng Sở + 1 hàng Keo tai tượng, công thức trồng xen này cho sinh trưởng đường kính tán và sản lượng quả tươi cao hơn cả.
- Chăm sóc: Sau khi trồng 2-3 tháng tiến hành chăm sóc kết hợp với trồng dặm. Chăm sóc 2 lần/năm trong các năm tiếp theo. Kỹ thuật chăm sóc: phát bỏ day leo, bụi rậm và cỏ xâm lấn, vun xới đất quanh gốc. Sau mỗi vụ thu hoạch bón phân chuồng và NPK để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển hoa quả cho vụ sau. Trong khu trồng Sở, có thể đào các rãnh và hố vừa có tác dụng thoát nước khi mưa vừa tích trữ nước khi khô hạn.
- Phòng trừ sâu bệnh: Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu ở cây Sở như sâu đo, sâu tổ kén, sâu trùm, sau đục thân, kiến vàng, kiến hôi, bệnh khô lá Sở, bệnh than muội, bệnh đốm mắt cua và bệnh chảy nhựa. Do vậy, cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh thường xuyên, kịp thời, cần kết hợp các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trong các lần chăm sóc.
* Thu hoạch và chế biến quả Sở:
Mùa thu hoạch quả hạt Sở từ tháng 9-10 với phương pháp thu nhặt hạt rụng dưới tán cây. Hạt thu về phơi nắng nhẹ, sàng lọc bỏ tạp chất rồi đóng bao để ép dầu, nhưng không để quá 3 tháng, nên ép sớm để đảm bảo chất lượng dầu Sở.