- Hiệu quả tổng hợp:
8 Thanh Hoá Sở chè, Sở cành mềm TQ Tháng 9-
4.2.4. Tổng hợp kết quả của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh
Kết quả điều tra (biểu 4.18) cho thấy với mỗi biện pháp kỹ thuật, các công thức thí nghiệm khác nhau sẽ phát huy mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng nhìn chung có thể thấy rõ hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây Sở. Trong đó, biện pháp bón phân cho sinh trưởng và sản lượng quả hạt Sở cao nhất so với hai biện pháp mật độ trồng và trồng cây phù trợ.
Biểu 4.15:ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật thâm canh tới sinh trưởng và phát triển của Sở sau 7 năm tuổi
Công thức Bón phân Mật độ trồng Trồng cây phù trợ D00 (cm) Hvn (m) Dt (m) Pquả (kg) D00 (cm) Hvn (m) Dt (m) Pquả (kg) D00 (cm) Hvn (m) Dt (m) Pquả (kg) 1 3,97 2,02 1,90 1,34 4,73 2,25 1,84 1,61 3,60 2,00 1,80 0,91 2 4,21 2,03 1,89 1,40 3,72 1,71 1,67 1,46 3,94 1,80 1,82 1,20 3 5,34 2,36 2,12 1,68 3,64 1,82 1,68 1,15 4,19 1,90 1,78 1,04 4 3.08 1,48 1,42 0,63 3,12 1,85 1,42 0,75 3,16 1,67 1,72 0,78
Thực tế cho thấy, đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng, dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng vì đó là nhân tố đảm cho việc thực hiện các quá trình sinh hoá trong cơ thể thực vật, qua đó ảnh hưởng tới sinh khối, quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Chính vì vậy, kết quả trên là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò quyết định của biện pháp bón phân trong thâm canh rừng nói riêng và trong công tác trồng rừng nói chung. Nếu kết hợp đồng thời các biện pháp bón phân,
mật độ và trồng cây phù trợ phù hợp thì chắc chắn sẽ nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng Sở khá rõ rệt. Đây cũng chính là một kết quả có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở khoa học để làm tăng năng suất, hiệu quả rừng trồng Sở hiện nay.
4.3. Hiệu quả tổng hợp của một số mô hình rừng trồng Sở
ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, cây Sở đã được chú trọng và đưa vào gây trồng rộng rãi từ những năm 1968 - 1970. Sau nhiều năm, công tác trồng Sở đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc phát triển thành phong trào mạnh đem lại nguồn lợi cao cho người trồng rừng như ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh (những năm 1970), cũng có lúc rừng Sở bị bỏ hoang hoá, cây Sở không còn được người dân chấp nhận như ở Sơn La, Nghệ An, Phú Thọ, ...(những năm 1990). Việc này gây nên rất nhiều khó khăn cho công tác quy hoạch cây trồng cũng như cho đời sống người trồng rừng bởi Sở là cây lâu năm, đòi hỏi phải trải qua một thời gian dài mới cho thu hoạch. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là do chưa có đánh giá cụ thể nào về hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả tổng hợp của các mô hình trồng Sở. Việc xem xét hiệu quả của cây Sở mới chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế, hơn nữa lại mang tính chất cục bộ theo từng giai đoạn dẫn tới khi nào hạt Sở được giá thì trồng nhiều, khi nào mất giá thì lại bỏ hoang hoặc phá rừng. Chính vì vậy, đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình trồng Sở có ý nghĩa quan trọng góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học để người trồng rừng lựa chọn loài cây trồng cũng như mô hình trồng rừng phù hợp.
Quan điểm đánh giá hiệu quả tổng hợp của một mô hình là không chỉ đơn thuần xem xét một khía cạnh mà phải được xem xét một cách toàn diện. Mục tiêu của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng phải đảm bảo bù đắp hao phí lao động để đảm bảo tái sản xuất và có lãi, nghĩa là sản xuất kinh doanh phải mang lại hiệu quả, trước hết là về kinh tế. Đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh đó phải góp phần giải quyết những vấn đề xã hội: Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập ổn định cho người dân, đảm bảo bình đẳng, sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư và việc sản xuất phải phù hợp với nguồn lực tài chính và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Mặt khác,
trường sinh thái và môi trường xã hội. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng Sở được xem xét trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Dựa trên cơ sở điều tra đánh giá thực trạng rừng trồng Sở ở các tỉnh miền Bắc nước ta, đề tài chọn ra một địa phương có phong trào trồng rừng Sở rộng rãi, có nhiều mô hình trồng rừng Sở phong phú là xã Nghĩa Lộc - Nghĩa Đàn - Nghệ An. Bên cạnh các mô hình trồng Sở, đề tài còn lựa chọn một số mô hình có các loài cây khác được trồng phổ biến tại địa phương để làm căn cứ so sánh. Các mô hình bao gồm:
1. Mô hình trồng Sở thuần loài (Sở TL)
2. Mô hình trồng Sở xen Sắn (Sở - Sắn): 1 hàng Sở xen 2 hàng Sắn 3. Mô hình trồng Sở xen Dứa (Sở - Dứa): 1 hàng Sở xen 1 hàng Dứa 4. Mô hình trồng Sở xen Sắn và Dứa (Sở - Sắn - Dứa): 1 hàng Sở xen 2 hàng Sắn và 1 hàng Dứa
5. Mô hình trồng Dứa thuần loài (Dứa TL)
6. Mô hình trồng Keo lá tràm thuần loài (Keo TL) 7. Mô hình trồng Bạch đàn thuần loài (Bạch đàn TL)
Các loài cây được trồng theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An: Trồng Sở: 1100 cây/ha
Trồng Dứa: 60.000 hom/ha
Trồng Keo và Bạch đàn: 2500 cây/ha
4.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một mô hình trồng rừng là toàn bộ các khoản thu nhập còn lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là phần chênh lệch giữa các khoản thu nhập và chi phí bỏ ra trong toàn bộ luân kỳ kinh doanh [4].
- Xác định chi phí đầu tư cho 1ha rừng trồng: Bao gồm chi phí trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng sau khi trồng. Chi phí vật tư và lao động được xác định căn cứ vào định mức công thực tế áp dụng tại địa phương.
- Xác định thu nhập cho 1ha rừng trồng: Thu nhập của 1 ha rừng trồng bao gồm tổng các khoản thu trong toàn bộ luân kỳ kinh doanh. Xác định thu nhập thông qua sản lượng và giá cả của các sản phẩm nông lâm sản thu được từ mô hình đó. Giá cả của các sản phẩm nông lâm nghiệp thường có sự biến động lớn, phụ thuộc vào nhu cầu từng thời kỳ, chính sách của nhà nước, năng suất mùa màng, khả năng trao đổi với các khu vực kinh tế khác, mức độ phát triển của giao thông, trình độ chế biến, sử dụng của người dân v.v… Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc phân tích đề tài đã xác định giá cả của các sản phẩm nông lâm nghiệp bằng giá bán các sản phẩm đó tại địa phương. Giá cả các sản phẩm nông lâm nghiệp được điều tra bằng phương pháp PRA từ người dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương.
- Cân đối chi phí - thu nhập cho 1ha rừng trồng và tính toán các chỉ tiêu dánh giá: Sau khi xác định được toàn bộ thu nhập và chi phí của 1ha rừng trồng và căn cứ vào mức lãi suất vay vốn ngân hàng (mức giá ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương là 6%/năm), lập biểu cân đối thu - chi và tính được các chỉ tiêu kinh tế cho từng mô hình.
Biểu 4.16:Hiệu quả kinh tế các mô hình rừng trồng
(Đơn vị tính: 1ha)
STT Mô hình NPV(1000đ) BCRChỉ tiêu(đ/đ) IRR(%)
1 Sở TL 16.098,1 2,96 30 2 Sở - Sắn 20.216,7 3,35 74 3 Sở - Dứa 29.034,3 3,59 64 4 Sở - Sắn - Dứa 29.886,5 3,68 76 5 Dứa TL 31.818,3 1,78 38 6 Keo TL 13.565,2 3,66 34 7 Bạch đàn TL 11.168,3 2,82 29
0,005.000,00 5.000,00 10.000,00 15.000,00 20.000,00 25.000,00 30.000,00 35.000,00 NPV(1000đ) 1 2 3 4 5 6 7 Mô hình
Giá trị thuần hiện tại (NPV)
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 BCR (đ/đ) 1 2 3 4 5 6 7 Mô hình
Tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhập (BCR)
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% IRR (%) 1 2 3 4 5 6 7 Mô hình
Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR)
Từ kết quả biểu 4.16 và biểu đồ 4.1 cho thấy tất cả các mô hình đều cho hiệu quả kinh tế khá cao , cụ thể:
- Về lợi nhuận (NPV): Sau cả chu kỳ kinh doanh, tất cả các mô hình rừng trồng trên đều cho lợi nhuận tương đối cao, trong đó thấp nhất là Bạch đàn thuần loài (11.168.300đ), cao nhất là Dứa thuần loài (31.818.300đ). Trong các mô hình có trồng Sở thì mô hình Sở - Sắn - Dứa cho lợi nhuận dòng cao nhất (xếp thứ 2/7), kế đến là Sở - Dứa, Sở - Sắn và Sở thuần loài.
- Về tỷ lệ thu nhập/ chi phí (BCR): Mô hình xen canh Sở - Sắn - Dứa có tỷ lệ BCR cao nhất (đạt 3,68 - nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra sẽ thu về được 3,68đ), đứng thứ hai là mô hình Keo thuần loài, thấp nhất là mô hình Dứa thuần loài (chỉ đạt 1,78). Như vậy, mặc dù mô hình Dứa thuần loài cho lợi nhuận dòng cao nhất nhưng khi xét về hiệu quả đồng vốn thì lại kém nhất vì trên thực tế, nguồn vốn đầu tư cho mô hình này rất lớn so với các mô hình khác.
- Về tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR): Mô hình Sở - Sắn - Dứa cho tỷ lệ IRR cao nhất: 76%, nghĩa là với lãi suất vay lên tới 76% thì mô hình này vẫn đảm bảo không bị lỗ vốn, hay nói cách khác là mô hình vẫn đảm bảo có lãi với lãi suất dưới 76%. Mô hình có IRR thấp nhất là Bạch đàn (29%). Nhìn chung, so với lãi suất ưu đãi cho sản xuất lâm nghiệp hiện nay tại địa phương là 6% thì các mô hình trên đều cho tỷ lệ IRR lớn hơn mức này, nghĩa là tất cả các mô hình đều đảm bảo có lãi.
So sánh tổng thể có thể thấy, mặc dù lợi nhuận dòng chỉ cao thứ hai, nhưng mô hình Sở - Sắn - Dứa lại cho tỷ lệ thu nhập/chi phí và tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ cao nhất. Như vậy, có thể khẳng định mô hình Sở - Sắn - Dứa đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế. Kế tiếp là các mô hình Sở - Dứa, Sở - Sắn. Mô hình có hiệu quả thấp nhất là Bạch đàn thuần loài.
4.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của một hoạt động sản xuất kinh doanh là các lợi ích mà xã hội nhận thu được so với các đóng góp của xã hội bỏ ra khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Hay nói cách khác, hiệu quả xã hội chính là sự đáp ứng các hoạt động đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội [4].
Đánh giá hiệu quả xã hội của một hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của một mô hình rừng trồng nói riêng có thể căn cứ vào rất nhiều tiêu chí, trong đề tài này chúng tôi sử dụng một số tiêu chí cơ bản gồm: hiệu quả giải quyết công ăn việc làm, mức độ chấp nhận của người dân, khả năng phát triển hàng hoá tại địa phương.
Việc đánh giá hiệu quả xã hội được căn cứ trực tiếp vào các số liệu thu thập được để tính toán các chỉ tiêu định lượng (như mức độ chấp nhận của người dân, hiệu quả giải quyết công ăn việc làm) và xem xét các chỉ tiêu định tính (như khả năng phát triển hàng hoá). Số liệu thu thập dựa trên các văn bản, thông tư và hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật kết hợp với phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).
Kết quả nghiên cứu (biểu 4.17 và biểu đồ 4.2) cho thấy mỗi mô hình rừng trồng đều mang lại hiệu quả nhất định về mặt xã hội với mức độ khác nhau:
- Về mức độ chấp nhận của người dân: Mô hình được người dân lựa chọn nhiều nhất là Sở - Sắn - Dứa (25%), thứ 2 là Sở - Dứa (16,67%) và thấp nhất là Bạch đàn thuần loài (chỉ 6,25%). Sở dĩ như vậy là vì ở hai mô hình Sở - Sắn - Dứa và Sở - Dứa có sự kết hợp giữa các loài cây dài ngày và ngắn ngày theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, các loài Sắn và Dứa nhanh cho thu hoạch, đặc biệt là Dứa cho lãi suất cao, còn Sở tuy đòi hỏi chu kỳ dài nhưng lại cho thu hoạch lâu dài, có thể lên tới hàng trăm năm nếu được chăm sóc tốt.
- Về hiệu quả giải quyết công ăn việc làm: Trên cơ sở tính toán theo định mức kinh tế kỹ thuật và điều kiện thực tế tại địa phương cho thấy hai mô hình có số công lao động/ha cao nhất là mô hình Keo thuần loài và Bạch đàn thuần loài, có nghĩa là hai mô hình này có hiệu quả giải quyết công ăn việc làm cao nhất. Mô hình có hiệu quả giải quyết công ăn việc làm thấp nhất là Sở thuần loài.
- Về khả năng phát triển hàng hoá: được xác định thông qua các yếu tố chủng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ. Kết quả tính toán cho thấy mô hình Sở - Sắn - Dứa có khả năng phát triển hàng hoá cao nhất, kế đến là hai mô hình có số điểm như nhau gồm Sở - Sắn và Sở - Dứa, thấp nhất là mô hình Bạch đàn thuần loài. Thực tế cho thấy, tại địa phương việc trồng Keo, Bạch đàn chỉ mang tính chất manh mún, rất ít hộ trồng, ngược lại nơi đây lại được coi là một trong những trung tâm trồng và chế biến Sở lớn của nước ta, còn các loài Dứa và Sắn được trồng và thu mua theo định hướng phát triển cây trồng vật nuôi của huyện nên rất dễ tiêu thụ. Chính vì vậy, kết quả trên là hoàn toàn hợp lý.
Biểu 4.17: Hiệu quả xã hội của các mô hình rừng trồng
(Đơn vị tính: 1ha)
STT Mô hình Mức độ chấp Chỉ tiêu
nhận (%) việc làmHQ giải quyết(c/ha) hàng hoáKn phát triển(điểm)
1 Sở TL 12,50 67,8 9 2 Sở - Sắn 12,50 76,7 11 3 Sở - Dứa 16,67 87,7 11 4 Sở - Sắn - Dứa 25,00 94,7 12 5 Dứa TL 14,58 75,7 10 6 Keo TL 12,50 117,6 8 7 Bạch đàn TL 6,25 117,6 7
0 5 10 15 20 25 MĐCN (%) 1 2 3 4 5 6 Mô hình7 Mức độ chấp nhận 0 20 40 60 80 100 120 GQVL (công/ha) 1 2 3 4 5 6 7Mô hình
Hiệu quả giải quyết việc làm
0 2 4 6 8 10 12 PTHH (điểm) 1 2 3 4 5 6 7 Mô hình
Khả năng phát triển hàng hoá
Xét cả 3 tiêu chí là mức độ chấp nhận, hiệu quả giải quyết việc làm và khả năng phát triển hàng hoá thì mô hình Sở - Sắn - Dứa là mô hình có hiệu quả xã hội đạt cao nhất.
4.3.3. Hiệu quả môi trường
Đối với sản xuất nông - lâm nghiệp, vấn đề bảo vệ đất có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái ở cộng đồng và khu vực. Mỗi một mô hình rừng trồng đều có tác động trực tiếp đến việc bảo vệ và cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái và phòng hộ. Theo quan điểm này thì các yếu tố môi trường như: đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, địa hình, tài nguyên thiên nhiên phải được nghiên cứu để làm cơ sở xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, quy định các biện pháp kỹ thuật cho từng mô hình. Về quan điểm sinh thái học thể hiện trong sự thành công của mô hình rừng trồng qua sự tác động tích cực của nó đối với các yếu tố môi trường như: bảo vệ và nâng cao độ phì của đất, bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm, duy trì đa dạng sinh học,.v.v.
Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả môi trường của các mô hình trong đề tài bao gồm: Cường độ xói mòn (d), lượng nước thấm vào đất (W), dòng chảy bề mặt (S), khả năng cải tạo đất (CTĐ) và mức độ rủi ro của các mô hình về môi trường (MĐRR).