ĐIều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bổ sung một số cơ sở khoa học nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng sở (camellia sasanqua thunb) ở các tỉnh miền bắc việt nam​ (Trang 35 - 39)

- Hiệu quả tổng hợp:

ĐIều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu

3.1. Khu vực Đại Lải - Vĩnh Phúc

Khu vực bố trí thí nghiệm thâm canh rừng trồng Sở của đề tài thuộc địa phận Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. Vị trí địa địa lý: 21020’-21025’ vĩ độ Bắc và 105045’- 105050’ kinh độ Đông.

3.1.1. Khí hậu thuỷ văn:

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam

Biểu 3.1:Điều kiện khí tượng thuỷ văn khu vực Đại Lải

Chỉ tiêu Giá trị

Lượng mưa/năm (mm) 1922

Số ngày mưa/năm 130

Bốc hơi/năm (mm) 927

Nhiệt độ không khí trung bình năm(0C) 23,6

Nhiệt độ không khí tối cao trung bình năm (0C) 25,6 Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình năm (0C) 21,3

Nhiệt độ mặt đất trung bình năm(0C) 26,6

Nhiệt độ mặt đất tối thấp trung bình năm (0C) 17,5 Nhiệt độ mặt đất tối cao trung bình năm (0C) 31,3

Độ ẩm không khí trung bình năm (%) 87

Theo các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy Sở là cây ưa ấm và ẩm, thích hợp với nhiệt độ từ 15,90C - 24,80 C và độ ẩm 80 - 85%, lượng mưa bình quân năm 1391 - 2783 mm [12].

Như vậy, đặc điểm khí hậu thủy văn của khu vực nghiên cứu khá phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây Sở.

3.1.2. Đất đai

Thí nghiệm được bố trí trên diện tích 4,5ha, trước đó đã trồng Keo lá tràm được 10 năm tuổi và đã khai thác trắng, độ dốc trung bình 10 - 120, hướng dốc Đông - Nam.

Biểu 3.2:Một số tính chất lý, hoá học đất trước khi trồng rừng Sở tại khu vực Đại Lải

Tầng đất (cm) pHKCl Mùn (%) Đạm (%) Dễ tiêu (mg/100g) Thành phần cơ giới (%) P2O5 K2O 2- 0,02 0,02- 0,002 <0,002 0-30 4,1 1,60 0,10 1,19 2,4 41,2 38,1 20,7 30-60 4,1 0,69 0,08 1,19 2,4 33,0 42,1 24,9 60-90 4,2 0,57 0,07 0,60 1,6 32,8 41,7 25,5

Kết quả biểu 3.2 cho thấy đất tại khu thí nghiệm có tính chất chua, hàm lượng mùn ở mức trung bình, đạm tổng số, kali và lân dễ tiêu nghèo cả ở cả 3 tầng sâu, thành phần cơ giới từ cát - thịt nhẹ.

Với tính chất đất chua, thoát nước tốt là điều kiện phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài Sở. Tuy nhiên, do đất nghèo dinh dưỡng nên cần có biện pháp tác động phù hợp nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất để thúc đẩy cây Sở sinh trưởng phát triển tốt.

3.2. Khu vực xã Nghĩa Lộc - Nghĩa Đàn - Nghệ An

Đề tài đánh giá hiệu quả tổng hợp của một số mô hình rừng trồng Sở tại xã Nghĩa Lộc - Nghĩa Đàn - Nghệ An. Đây là một xã miền núi nằm ở phía Đông của huỵên Nghĩa Đàn và phía Tây tỉnh Nghệ An.

3.2.1. Điều kiện tự nhiên

* Khí hậu thuỷ văn

Nhiệt độ bình quân năm 270C, nhiệt độ bình quân tháng cao nhất 370 C (tháng 7) và tháng thấp nhất 170C (tháng 12).

Lượng mưa bình quân năm 2081,7mm chủ yếu tập trung vào ba tháng 8, 9 và 10.

Khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết 4 mùa: xuân - hạ - thu - đông. - Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào), nắng nóng - Mùa thu thường xuất hiện áp thấp nhiệt đới và bão

- Mùa đông hanh khô và rét đậm

* Đất đai: tính chất lý hoá tính của đất ở các mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu được trình bày chi tiết ở phần phụ biểu

3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Toàn xã có 15.088 khẩu cư trú trên 27 xóm bản. Trong đó có 14 xóm có đồng bào theo đạo Thiên chúa (chiếm 33,4% dân số), 4 xóm có đồng bào dân tộc (chiếm 7,2% dân số).

Tổng số lao động: 5.125 người.

Toàn xã có 3 trường mầm non, 2 trường trung học cơ sở, 3 trường tiểu học và 1 trạm y tế xã.

Xuất phát từ điều kiện thực tiễn tại địa phương và trên cơ sở định hướng của huyện, Nghị quyết đại hội đảng bộ xã khoá 20 nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã xác định tập đoàn các cây - con mũi nhọn để phát triển kinh tế tại địa phương là 4 con (Lợn, Bò, Dê, Cá) và 8 cây (Dứa, Sở, Vải, Mía, Nguyên liệu, Lúa, Ngô, Lạc).

Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuỷ văn ở khu vực nghiên cứu là kiểu khí hậu nắng nóng đặc trưng của khu vực Bắc Trung Bộ, tương đối khắc nghiệt đối với hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Điều kiện kinh tế xã hội

của xã còn gặp nhiều khó khăn, lao động chủ yếu là thuần nông, cơ sở hạ tầng thiếu thốn.

Chính vì vậy, việc lựa chọn loài cây trồng vừa phù hợp với khí hậu vừa mang lại hiệu quả cao cho địa phương hết sức có ý nghĩa.

Căn cứ vào thực trạng sản xuất cũng như định hướng phát triển nông lâm nghiệp của xã, đề tài lựa chọn một số mô hình phổ biến tại địa phương để nghiên cứu đánh giá hiệu quả tổng hợp.

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bổ sung một số cơ sở khoa học nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng sở (camellia sasanqua thunb) ở các tỉnh miền bắc việt nam​ (Trang 35 - 39)