Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của rừng Sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bổ sung một số cơ sở khoa học nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng sở (camellia sasanqua thunb) ở các tỉnh miền bắc việt nam​ (Trang 51 - 54)

- Hiệu quả tổng hợp:

8 Thanh Hoá Sở chè, Sở cành mềm TQ Tháng 9-

4.2.1. ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của rừng Sở

Bón phân cho cây rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh có hiệu quả rõ rệt nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho quá trình sinh trưởng của cây trồng. Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của rừng trồng, đến sản lượng và chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt ở những nơi lập địa xấu, các chất dinh dưỡng thường không đủ, đó là một trong những nhân tố hạn chế sinh trưởng và phát triển của cây rừng thì biện pháp bón phân càng đóng vai trò quan trọng.

Việc chọn loại phân bón, lượng phân bón khác nhau cần căn cứ vào loại đất và loài cây trồng. Tuy nhiên, nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng giai đoạn, khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất và hệ số sử dụng phân bón làm cơ sở khoa học cho biện pháp bón phân có hiệu quả là điều rất khó khăn phức tạp trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu thực nghiệm. Do vậy, đề tài nghiên cứu thử nghiệm một số công thức bón phân cho cây Sở dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm về biện pháp bón phân cho cây trồng lâm nghiệp.

Kết quả kiểm kê rừng trồng sau 2 tháng cho thấy tỷ lệ sống ở các công thức bón phân: BP1: 88,5%; BP2: 84,2%; BP3: 84,6% và BP4: 84,5%. Như vậy, tỷ lệ sống ở tất cả các công thức đều cao, trung bình đạt từ 84,2-88,5%.

Kết quả điều tra sinh trưởng của rừng Sở sau 5 năm và 7 năm ở các công thức bón phân được thể hiện ở biểu 4.9 và 4.10

* Sinh trưởng và phát triển của rừng sở sau 5 năm tuổi

Kết quả tổng hợp ở biểu 4.9 cho thấy sinh trưởng đường kính của Sở trong các công thức có bón phân đạt trung bình từ 2,68-3,30cm, đều vượt trội hơn so với công thức đối chứng (chỉ đạt 2,05cm) từ 1,3-1,6 lần, trong đó đường kính gốc ở công thức BP3 đạt cao nhất. Sinh trưởng chiều cao và đường

kính tán giữa các công thức có bón phân không có sự chênh lệch rõ rệt nhưng đều vượt trội hơn so với công thức đối chứng. Biến động về đường kính, chiều cao của Sở ở các công thức có bón phân đều giảm hơn so với công thức đối chứng. Tỷ lệ ra hoa kết quả của cây Sở đạt từ 52,84% đến 63,95%, trong khi đó tỷ lệ này ở công thức đối chứng chỉ đạt 13,72%.

Biểu 4.9:Sinh trưởng và phát triển của Sở ở các công thức bón phân sau 5 năm tuổi

Công thức D00 (cm) Sd (%) Hvn (m) Sh (%) Dt (m) Sdt (%) Ra hoa kết quả (%) BP1 2,68 27,14 1,47 25,43 1,03 31,71 63,95 BP2 2,75 27,11 1,42 22,25 0,98 27,47 52,84 BP3 3,30 29,91 1,53 23,48 1,07 26,97 53,82 BP4 (ĐC) 2,05 35,71 1,07 26,93 0,84 26,16 13,72 Phân tích F/sai (SigF) 0,004 0,000 0,001 0,021

Kết quả phân tích phương sai cũng cho thấy đối với tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ ra hoa kết quả đều có sigF 0,05, chứng tỏ các công thức bón phân khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Sở.

* Sinh trưởng và phát triển của rừng Sở sau 7 năm tuổi

Sau 7 năm tuổi, khả năng sinh trưởng của rừng Sở trồng theo các công thức bón phân khác nhau khá rõ (biểu 4.10). ở hầu hết các công thức có bón phân, Sở đều sinh trưởng vượt trội hơn so với đối chứng. Sinh trưởng tốt nhất là ở công thức BP3, đường kính đạt 5,34cm, chiều cao đạt 2,36m, đường kính tán đạt 2,12 m.

Biểu 4.10:Sinh trưởng và phát triển của Sở ở các công thức bón phân sau 7 năm tuổi

Công thức D00 (cm) Sd (%) Hvn (m) Sh (%) Dt (m) Sdt (%) Pquả/cây (kg) SP (%) BP1 3,97 19,98 2,02 19,40 1,90 20,96 1,34 65,30 BP2 4,21 20,07 2,03 18,34 1,89 15,89 1,40 53,89 BP3 5,34 20,49 2,36 17,62 2,12 14,45 1,68 54,16 BP4 (ĐC) 3,08 28,27 1,48 25,67 1,42 23,88 0,63 65,66 Phân tích F/sai (SigF) 0,003 0,001 0,006 0,023

ởgiai đoạn này cây Sở đã bắt đầu cho quả hạt, nhưng sản lượng quả hạt còn thấp, sản lượng quả đạt cao nhất là 1,68 kg/cây ở công thức BP3, thấp nhất là công thức đối chứng chỉ đạt 0,63 kg/cây, biến động về sản lượng quả còn rất cao từ 53,89% đến 65,66%.

So sánh sinh trưởng của Sở ở giai đoạn 7 năm tuổi so với 5 năm tuổi cho thấy, sau 5 năm tuổi, D00 chỉ đạt cao nhất là 3,30cm (công thức BP3), tăng trưởng trung bình năm trong 5 năm đầu là 0,66cm/năm. Sau 7 tuổi, D00 đạt cao nhất là 5,34cm (công thức BP3), tốc độ tăng trưởng trung bình ở giai đoạn 5-7 tuổi là 1cm/năm. Cũng tương tự đối với sinh trưởng Hvn và Dt. Như vậy, giai đoạn từ 5-7 năm tuổi cây sinh trưởng nhanh hơn nhiều so với giai đoạn trước. Điều này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây đã kết luận Sở là loài sinh trưởng chậm, đặc biệt ở giai đoạn còn nhỏ, tốc độ sinh trưởng sẽ tăng dần từ sau 5-6 tuổi.

Kết quả phân tích phương sai cho thấy, cũng tương tự như ở giai đoạn 5 năm tuổi, có sự chênh lệch rõ rệt về sinh trưởng và năng suất quả Sở giữa các công thức bón phân khác nhau (sigF 0,05).

Sử dụng tiêu chuẩn Duncan và Bonferroni để kiểm tra (phụ biểu 2) cho thấy công thức BP3 cho sinh trưởng và phát triển của Sở tốt nhất so với các công thức bón phân còn lại. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, có thể nhận định công thức BP3 (Bón lót 3kg phân chuồng + 0,2kg NPK/cây) cho hiệu quả tốt nhất đối với sinh trưởng và phát triển của cây Sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bổ sung một số cơ sở khoa học nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng sở (camellia sasanqua thunb) ở các tỉnh miền bắc việt nam​ (Trang 51 - 54)