Kỹ thuật gây trồng Sở ở các tỉnh miền Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bổ sung một số cơ sở khoa học nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng sở (camellia sasanqua thunb) ở các tỉnh miền bắc việt nam​ (Trang 40 - 44)

- Hiệu quả tổng hợp:

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2. Kỹ thuật gây trồng Sở ở các tỉnh miền Bắc.

Sở được trồng chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, kỹ thuật gây trồng có sự khác nhau giữa các địa phương.

* Nguồn giống:

Hiện nay, các loài Sở được sử dụng ở các địa phương nước ta gồm có: Sở chè, Sở quýt, Sở cam, Sở lê và Sở cành mềm Trung Quốc. Hầu hết ở các địa

phương đã lấy giống từ các tỉnh khác có năng suất cao hơn đưa về trồng như ở Quảng Ninh đã sử dụng giống Sở chè ở Nghệ An, Hà Giang lấy giống Sở lựu từ Cao Bằng và Lạng Sơn. Nhưng nguồn giống vẫn chưa được chọn lọc và đánh giá qua khảo nghiệm, do đó năng suất quả của Sở ở hầu hết các địa phương đạt được chưa cao, trung bình từ 2-3 tấn quả tươi/ha. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay Viện Khoa học Lâm nghiệp đang tiến hành nghiên cứu đề tài Chọn giống và thâm canh rừng Sở nhằm chọn ra những giống có năng suất, chất lượng cao phục vụ trồng rừng sản xuất.

* Làm đất, cuốc hố

Tuỳ theo điều kiện kinh tế cũng như địa hình trồng rừng mà người trồng có thể áp dụng các biện pháp làm đất khác nhau. Phương pháp làm đất phổ biến được áp dụng tại các địa phương là làm đất toàn diện, sau khi phát dọn thực bì, tiến hành cày toàn diện trên toàn bộ diện tích trồng, hố trồng có kích thước 303030cm (Thanh Hoá, Quảng Ninh) hay nơi có độ dốc lớn không làm đất toàn diện được thì làm đất thủ công cục bộ, kích thước hố trồng 404040cm (Nghệ An, Thanh Hoá, Phú Thọ), hố được đào trước khi trồng từ 15-30 ngày trước khi trồng.

* Mật độ trồng rừng Sở:

Nhìn chung, Sở được trồng với mật độ tương đối cao và không thống nhất giữa các địa phương, từ 1100-4900 cây/ha (biểu 4.2). Tuỳ theo mục đích và phương thức trồng rừng mà Sở được trồng với các mật độ khác nhau:

- Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc với mật độ rất cao, từ 2500- 4900 cây/ha nên rừng Sở rất ít, thậm chí không có quả (như ở Cao Bằng, Hà Giang). Ngược lại. trồng Sở với mục tiêu lấy hạt phổ biến từ 1100-1660 cây/ha (Quảng Ninh, Thanh Hoá, Phú Thọ, Nghệ An). Với mật độ này, rừng Sở cho năng suất quả cao hơn nhiều so với ở mật độ cao.

- Rừng Sở trồng thuần loài thường có mật độ lớn trên 2000 cây/ha, đối với rừng Sở trồng hỗn loài thì mật độ Sở thường từ 200-1100 cây/ha.

Biểu 4.2:Mật độ trồng Sở ở một số tỉnh miền Bắc

TT Tỉnh Huyện Mật độ trồng

(cây/ha)

Mật độ hiện tại (cây/ha)

1 Quảng Ninh Bình Liêu 1330 1100

Tiên Yên 2220 1900 2 Lạng Sơn Cao Lộc 1430 1300 3 Cao Bằng Bảo Lạc 4400 3900 4 Lai Châu Sìn Hồ 1660 700 5 Hà Giang Yên Minh 3040 2780 Đồng Văn 2900 2520 Mèo Vạc 4900 4200 Xín Mần 2500 2040 Hoàng Su Phì 3400 2830

6 Yên Bái Yên Bình 1660 150

7 Phú Thọ Tam Nông 1100 1000

Tam Nông 1660 1400

8 Thanh Hoá Hà Trung 1100 990

Hà Trung 1660 1490

9 Nghệ An Nghĩa Đàn 1100 1100

Nghĩa Đàn 2000 1900

(Nguồn: Nguyễn Quang Khải, 2006)

Mật độ Sở còn lại ở các địa phương đều rất cao, tỷ lệ thành rừng đều đạt trên 80% và phân bố tương đối đều trên toàn diện tích. Riêng ở Lai Châu và Yên Bái mật độ còn lại rất thấp do ở đây Sở đã được chặt tỉa thưa để trồng xen kẽ các loài cây khác.

* Phương thức và phương pháp trồng:

được chuẩn bị sẵn, mỗi hố thường gieo từ 2-3 hạt (Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Nghệ An). Một số nơi khác trồng bằng cây con có bầu (Hà Giang, Thanh Hoá, Lai Châu).

Hầu hết ở các địa phương Sở được trồng theo phương thức tập trung, cả thuần loài và hỗn giao với các loài cây khác như Thông, Keo, Mỡ, ... Tuy nhiên, hiện nay các rừng trồng tập trung đang ngày càng giảm đáng kể do bị chặt phá nhiều và chuyển sang trồng các loài cây khác (như ở Tam Nông - Phú Thọ, cây Sở đang bị thay thế dần bằng cây Sơn, còn ở Quảng Ninh cây Sở đã không được quy hoạch phát triển như cây Hồi và cây Vải). Vì thế diện tích trồng Sở hỗn giao với các loài cây khác chỉ còn lại trong các vườn hộ gia đình.

Cho tới nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể nào đánh giá hiệu quả của mỗi phương thức, phương pháp trồng để làm căn cứ khoa học cho công tác trồng Sở tại các địa phương.

* Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng:

Do thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây Sở không ổn định, cây Sở chưa thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống người trồng rừng nên hiện nay hầu hết rừng Sở ở các địa phương không được chăm sóc cẩn thận. Một số nơi có diện tích trồng Sở tập trung tương đối lớn và đầu tư chăm sóc từ những năm 1970-1980 như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái đến nay hoặc đã bị chặt phá để trồng cây khác hoặc bị bỏ hoang hoá, không đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng, chủ yếu trông đợi vào sự ra hoa kết quả tự nhiên của cây Sở (Cao Lộc - Lạng Sơn, Tiên Yên - Quảng Ninh, Yên Bình - Yên Bái) do đó năng suất không cao và không ổn định, chỉ đạt 2-3 tấn quả/ha. Nhưng cũng có một số nơi vẫn đang tiếp tục quản lý những diện tích rừng Sở hiện có, đầu tư chăm sóc, thu hoạch và chế biến dầu Sở nên hàng năm vẫn cho nguồn thu nhập đáng kể. Điển hình như một số địa phương: Hà Trung, Hậu Lộc (Thanh Hoá), Nghĩa Đàn (Nghệ An), Lệ Thuỷ (Quảng Bình), Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Tuỳ theo điều kiện kinh tế và trình độ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm của người dân ở mỗi địa phương mà mức độ đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng cũng khác nhau. Tại xã Nghĩa Lộc - Nghĩa Đàn - Nghệ An, hàng năm các hộ bón 0,2-0,3kg phân NPK và 3-4kg phân chuồng/gốc vào tháng 2-3 trước khi cây ra hoa quả. Kết quả cho thấy mặc dù rừng Sở đã ở tuổi 36 nhưng hàng năm vẫn cho năng suất cao và tương đối ổn định. Ngoài ra, chủ rừng còn đào rãnh song song với các hàng cây, trên rãnh đào các hố (1,5m0,8m0,3m ) cách gốc cây từ 0,5-1m nhằm giữ nước mưa để cung cấp nước cho cây. Bên cạnh đó, chủ rừng cũng đã thiết lập hệ thống tưới nước để cung cấp nước vào mùa khô. Với các biện pháp được đầu tư như trên đã mang lại hiệu quả tương đối cao, hàng năm rừng Sở cho thu hoạch từ 4-6 tấn quả tươi/ha.

Nhìn chung các rừng Sở trồng rải rác hay tập trung trong khu vực điều tra chủ yếu theo phong trào và kinh nghiệm của nhân dân, chưa có hướng dẫn kỹ thuật gây trồng, đặc biệt về nguồn giống Sở chưa được tuyển chọn, năng suất hạt và dầu thấp, thậm chí có nơi trồng nhưng cây Sở không ra quả như ở Yên Bình (Yên Bái). Mặt khác, việc quy hoạch vùng trồng Sở cũng chưa được đặt ra, do đó việc gây trồng và kinh doanh rừng Sở vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bổ sung một số cơ sở khoa học nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng sở (camellia sasanqua thunb) ở các tỉnh miền bắc việt nam​ (Trang 40 - 44)