Kinh nghiệm quản lý và khai thác hoạt động du lịch sinh thái của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại vườn quốc gia cát bà (Trang 27 - 30)

VQG ở Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có 30 VQG trên toàn quốc, việc quản lý các VQG đang được phân cấp tùy theo diện tích và quy mô của vườn, Các VQG có diện tích lớn, có giá trị tiềm năng, nằm trên địa bàn nhiều tỉnh thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý như: VQG Cúc Phương, VQG Ba Vì, VQG Tam Đảo, VQG Bạch Mã, VQG Cát Tiên, VQG YokDon. Số VQG còn lại do UBND các tỉnh quản lý.

Các VQG trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được coi là một đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp, có chức năng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái, giáo dục môi trường theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện các chức năng được giao các VQG có nhiệm vụ chính là: - Tổ chức bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng; các nguồn gen động thực vật rừng quí, hiếm, các đặc sản rừng, các di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, cảnh quan thiên nhiên trong diện tích được giao quản lý.

dự án khuyến nông, khuyến lâm để phát triển vùng đệm.

- Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm khoa học với mục đích bảo tồn thiên nhiên và môi sinh.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học (nghiên cứu, giảng dạy, thực tập) chuyển giao kỹ thuật, giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp. Tổ chức tham quan nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân về ý thức bảo vệ rừng; phòng cháy chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại; thực hiện các qui trồng rừng và chăm sóc rừng...

- Tổ chức, quản lý và phát triển các hoạt động về du lịch sinh thái:

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan tại VQG.

+ Tổ chức các loại hình du lịch phù hợp với quy hoạch và phát triển du lịch của tỉnh và của VQG.

+ Quản lý và phát triển các tài nguyên, các công trình phục vụ hoạt động du lịch sinh thái của VQG.

- Thực hiện các dịch vụ hoạt động du lịch sinh thái:

+ Tổ chức đón tiếp khách đến tham quan; phục vụ các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí, phục vụ các hội nghị, hội thảo.

+ Giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm du lịch, hàng lưu niệm, sản phẩm truyền thống của địa phương.

- Thực hiện các hoạt động về giáo dục môi trường:

+ Giáo dục tuyên truyền về môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững, các văn bản pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, những kiến thức về động, thực vật rừng cho du khách và cộng đồng địa phương.

+ Thực hiện công tác vệ sinh môi trường thuộc khu vực quản lý.

- Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong VQG tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập.

Với cơ câu tổ chức bộ phận khai thác du lịch sinh thái tại các VQG hiện nay thì bộ phận kinh doanh du lịch sinh thái mới chỉ đơn thuần là phục vụ khách tại chỗ, các VQG chưa có các bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường khách, quảng bá và thu hút khách, nguồn kinh phí cho hoạt động này cũng chưa được quan tâm đầu tư do đó đã làm giảm hiệu quả của việc khai thác nguồn tiềm năng to lớn này tại các VQG.

Bạch Mã là một trong sáu VQG thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã cùng với chính quyền địa phương đang nỗ lực giáo dục tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân. Đồng thời, Ban Quản lý Vườn quốc gia cũng đưa ra mô hình khuyến khích người dân phát triển du lịch sinh thái nhằm giảm sức ép vào tài nguyên rừng. Đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, nguy cơ suy giảm hệ sinh thái, do sự khai thác quá mức của con người và biến đổi khí hậu, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã đã đề xuất một số giải pháp bảo vệ rừng như đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác bảo tồn chuyên sâu hơn, để có khả năng giám sát đa dạng sinh học nói chung và các loài nguy cấp nói riêng. Ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp các vườn sưu tập thực vật có đủ dung lượng cá thể của các loài đang có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị tuyệt chủng, đảm bảo công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, đồng thời tạo cảnh quan du lịch góp phần nâng cao nhận thức bảo tồn các loài này đối với cộng đồng.

Ban quản lý cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng quy chế thống nhất quản lý vùng đệm, xây dựng một số mô hình vườn rừng, trồng cây phân tán đến từng hộ gia đình theo hướng bảo tồn nông trại một số loài cây quý hiếm bị đe dọa có giá trị cao. Bảo tồn các giá trị khoa học đối với hệ động vật, thực vật đặc hữu như gà lôi lam mào trắng, trĩ sao, voọc ngũ sắc, sao la, mang lớn, beo lửa và các loài thực vật quý hiếm như trầm hương, trắc, gụ, cẩm lai... Duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn của các lưu vực sông Truồi, sông Tả Trạch (thượng nguồn sông Hương), sông Cu Đê, sông Côn...

góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong khu vực.

Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của Vườn quốc gia, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu bảo tồn về động vật, thực vật hệ sinh thái điển hình của Vườn. Tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, phục vụ việc đào tạo, tham quan học tập theo quy định của quy chế quản lý rừng. Khai thác thế mạnh cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, hướng dẫn giúp đỡ người dân trong vùng tạo việc làm, không ngừng cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại vườn quốc gia cát bà (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)