Du lịch tại VQG Cát Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại vườn quốc gia cát bà (Trang 30)

Tại Cát Bà, những tuor du lịch thăm vịnh luôn là chương trình hấp dẫn đối với du khách. Là một phần của quần thể vịnh Hạ Long, Cát Bà đã mở rộng tuor, tuyến bằng thuyền trên vịnh với tàu, xuồng cao tốc và kayak.

Cát Bà là nơi có tiềm năng phát triển du lịch lặn biển đang được du khách trong và ngoài nước chú ý. Theo chuyên gia du lịch biển Lê Đình Tuấn, giám đốc Công ty tư vấn du lịch Celadon International thì còn tới 2/3 tiềm năng du lịch biển của Hải Phòng đang “chìm” dưới mặt nước. “Lôi” được những tiềm năng này lên phải có các doanh nghiệp giỏi và cơ chế thoáng nhưng nghiêm túc của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Cát Bà có tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, có những bãi biến, vịnh - tùng - áng và các hang động kỳ thú có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Biến và bãi biển Cát Bà có những cảnh quan đẹp và các loài thực vật quý hiếm dưới biển, có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch. Sự kết hợp không thể tách rời của các hệ sinh thái rừng, biển và hệ thống đảo đá vôi độc đáo mà thiên nhiên đã trao tặng cho VQG Cát Bà là nền tảng và tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Quần Đảo Cát Bà nói chung và VQG Cát Bà nói riêng hàng năm đón một lượng khách không nhỏ đến tham quan các tuyến du lịch sinh thái rừng, hang động, đi thuyền, thăm quan, nghiên cứu vườn, kết họp thăm vịnh.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát triển tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái và bảo vệ tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà.

- Xác định được các tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà.

- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Hoạt động du lịch sinh thái và vấn đề bảo tồn tài

nguyên Vườn quốc gia

- Phạm vi về không gian: Tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng - Phạm vi về thời gian:

Tiến hành thu thập số liệu ngoại nghiệp năm 2017 sau đó xử lý số liệu nội nghiệp và viết đề tài.

2.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà

2.3.2. Nghiên cứu tác động của du lịch sinh thái đến tài nguyên Vườn quốc gia Cát Bà

2.3.2.1. Đánh giá tác động môi trường của hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

2.3.2.2. Đánh giá tác động kinh tế của hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

2.3.2.3. Đánh giá tác động tới văn hóa xã hội của hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

2.3.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà

* Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin:

Tham khảo và kế thừa các tài liệu về du lịch của các cơ quan và tổ chức đã và đang thực hiện, triển khai khai thác du lịch trong khu vực VQG Cát Bà: báo cáo hoạt động du lịch hàng năm của Trung tâm du lịch VQG Cát Bà, báo cáo tong kết hoạt động hàng năm của VQG Cát Bà, đề án phát triển du lịch VQG Cát Bà. Các tài liệu về kinh tế xã hội, văn hóa, lễ hội của người dân ở các xã vùng đệm của VQG.

Từ đó tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu để đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển du lịch tại VQG Cát Bà trong thời gian vừa qua:

-Tài nguyên du lịch: Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho hoạt động du lịch (động, thực vật đa dạng, đa dạng hệ sinh thái; cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn); du lịch nhân văn.

-Thực trạng công tác quản lý du lịch: bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ, lao động trong ngành du lịch (số lượng, chất lượng...).

*Đi thực địa theo tuyến - khảo sát và đánh giá về hiện trạng tài nguyên du lịch: loài/ sinh cảnh/ cảnh quan: tác giả sẽ tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá các tuyến tiềm năng. Sử dụng máy ảnh để lưu giữ hiện trạng rừng, những phong cảnh có giá trị tham quan, các hệ sinh thái rừng tiêu biểu, sự xuất hiện của các loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu...

2.4.2. Nghiên cứu tác động của du lịch sinh thái đến tài nguyên Vườn quốc gia Cát Bà

2.4.2.1. Tác động về kinh tế

*Để đánh giá được hiệu quả kinh tế từ hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà tác giả sẽ thu thập các thông tin về thu nhập, chi phí hàng năm để từ đó tính toán được hiệu quả kinh tế của chúng.

*Phương pháp được tác giả thực hiện là kế thừa số liệu từ các báo cáo hằng năm của Trung tâm du lịch VQG Cát Bà trong 5 năm từ 2015 - 2020, nhằm đánh giá được số lượng khách du lịch, mức độ đầu tư theo từng năm, cơ cấu thu nhập chính của VQG Cát Bà. Đồng thời kế thừa số liệu thu nhập từ hoạt động du lịch trong các năm trước đây: 2015 - 2017 tiến hành so sánh đánh giá trong các năm hiệu quả kinh tế thay đổi như thế nào.

*Đồng thời tác giả sử dụng phương pháp tham vấn những cán bộ đã và đang làm tại trung tâm du lịch VQG Cát Bà để xác định xem sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhân tố nào: số lượng du khẳch, mức độ đầu tư....

2.4.2.2. Tác động về xã hội của hoạt động du lịch

*Hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu cơ bản:

- Sự tham gia của cộng đồng với hoạt động du lịch VQG Cát Bà - Số lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch VQG Cát Bà

- Góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học...

*Để tìm hiểu vấn đề nêu trên tác giả sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp kế thừa: kế thừa các tài liệu có về mức thu nhập bình quân của các xã vùng đệm, dịch vụ homestay, số lượng lao động tham gia trực tiếp tại Vườn trong những năm gần đây 2015-2017.

- Phương pháp điều tra thông qua phiếu điều tra

Phiếu điều tra được thực hiện bằng các câu hỏi đã được soạn sẵn theo một trình tự đã định. Đây là phương pháp điều tra thích hợp vì nó được áp dụng cho số lượng lớn thành viên trong cộng đồng tập trung vào cùng một chủ đề và được thực hiện trong một thời gian ngắn. Dự kiến phỏng vấn 30 khách du lịch, 20 cán bộ quản lý của vườn quốc gia Cát Bà, cán bộ chuyên ngành của huyện Cát Hải và 20 người dân địa phương (Phụ lục 1).

Dữ liệu, thông tin thu được qua phiếu điều tra vì được soạn sẵn nên có tính hệ thống, dễ phân tích, ít tốn kém, thu được nhiều thông tin.

Tác giả đã xây dựng phiếu điều tra (Phụ lục 1) gồm 2 trang dành cho du khách tham quan trong và ngoài nước, tập trung vào các câu hỏi tìm hiểu về sự hiểu biết về tác động của du lịch đến công tác bảo tồn tài nguyên, cảm nhận về DLST, những nhu cầu tham quan du lịch và mong muốn sự đáp ứng của khu vực, khả năng phát triển...

Tận dụng thời gian khi khách dừng chân giải lao trên tuyến, nghỉ ngơi tại các điểm du lịch, giải thích mục đích phỏng vấn, phát phiếu, dịch các câu hỏi sang tiếng Anh đối với khách nước ngoài. Du khách có thể lựa chọn và điền nhanh vào các câu trả lời theo phiếu phỏng vấn. Các phiếu sau phỏng vấn được tổng hợp lấy theo nhóm ý kiến và theo đa số để phân tích.

+ Tham vấn chuyên gia: những người có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học để thu thập thông tin, nhận định, đánh giá tác động tiêu cực, tích cực của hoạt động du lịch và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên.

+ Tham vấn cán bộ lãnh đạo quản lý: Tham vấn cán bộ Vườn quốc gia, cán bộ các ban nghành địa phương liên quan.

+ Tham vấn người dân: Tham vấn người dân có tầm hiểu biết sâu rộng và đang tham gia làm du lịch địa phương về nhận thức, nhu cầu, khả năng tham gia, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên trong khu vực…

2.4.2.3. Tác động môi trường của hoạt động du lịch

Việc đánh giá tác động của môi trường đến Vườn Quốc gia Cát bà được thực hiện theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động của môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

*Các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường được thế hiện thông qua các chỉ tiêu:

- Lượng rác thải - Xói mòn, sạt lở - Đa dạng sinh học

Đe làm rõ các vấn đề trên, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

*Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đi thực địa theo tuyến - khảo sát

và đánh giá môi cảc tác động đến môi trường trên các tuyến điểm du lịch của Vườn, các địa điểm cho thuê môi trường làm dịch vụ, cụ thể các tuyến và điểm điều tra:

+ Tuyến Trung tâm đi Ao Ếch + Tuyến giáo dục môi trường + Tuyến Đỉnh Mây Bầu - Khe Sâu + Tuyến Ao Ếch - Việt Hải

+ Tuyến du lịch mạo hiểm Khoăn Tiền Đức - Mây Bầu + Tuyến du lịch cộng đồng Trung tâm - Phù Long

* Phương pháp Ma trận môi trường

Phương pháp ma trận môi trường là phương pháp bán định lượng cho phép phân tích, đánh giá được tác động của các hoạt động du lịch đến từng thành phần môi trường. Trong đó, các hoạt động của hoạt động du lịch và các yếu tố bị tác động được liệt kê theo hàng ngang và hàng dọc.

- Xác định các hoạt động quan trọng của hoạt động du lịch sinh thái: Những hoạt động quan trọng của hoạt động du lịch được xác định là những hoạt động có thể dẫn đến khai thác quá mức các thành phần môi trường, đưa chất thải vào môi trường và gây nên những tác động ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường.

- Xác định các thành phần môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của du lich: Tuỳ theo đặc điểm của hoạt động du lịch sinh thái mà các thành phần môi trường được lựa chọn để đánh giá có thể khác nhau. Các yếu tố tác động được lựa chọn để đánh giá trong luận văn gồm:

* Môi trƣờng vật lý: Đất; nước; không khí. * Rác thải: Rác thải sinh hoạt.

* Môi trƣờng sinh vật và hệ sinh thái: Đa dạng sinh học; tài nguyên. * Môi trƣờng kinh tế, xã hội: Dân trí; thu nhập; lao động; văn hóa. Lập bảng ma trận môi trƣờng

Lập bảng ma trận với các hàng theo chiều ngang là những hoạt động chủ yếu của du lịch sinh thái có thể gây tác động đến môi trường và các hàng

theo chiều dọc là những thành phần môi trường có thể bị tác động bởi hoạt động của du lịch.

Lập bảng đánh giá tác động của du lịch sinh thái đến môi trường tại VQG Cát Bà: Các hoạt động DLST Các TPMT Cắm trại Lữ hành Dịch vụ ăn uống Lƣu trú Mua sắm Tổng 1. Môi trƣờng vật lý - Đất - Nước - Không khí 2. Rác thải - Rác thải sinh học - Rác thải hóa học 3. Môi trƣờng sinh vật và hệ sinh thái - ĐDSH học - DT rừng 4. Môi trƣờng KT-XH - Dân trí - Thu nhập - Lao động Tổng

Cách cho điểm vào các ô trong bảng ma trận môi trường:

- Cho điểm về mức tác động (M) của mỗi hoạt động đến một thành phần môi trường, thang điểm mức tác động từ 0 đến 10 (tác động mạnh nhất trong các phương án có thể) và có dấu (-) nếu là tác động tiêu cực, dấu (+) nếu là tác động tích cực.

- Cho điểm về tầm quan trọng (P) của từng hoạt động với từng thành phần môi trường từ 1 đến 10 (là rất quan trọng so với các hoạt động khác).

(quan trọng nhất trong số các thành phần môi trường). - Xác định mức tác động môi trường tổng cộng.

- Xác định mức tác động đã điều chỉnh theo tầm quan trọng của các thành phần môi trường.

Phân tích tác động môi trường: Căn cứ vào số liệu ở các hàng và cột của bảng ma trận môi trường để phân tích tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến môi trường, trong đó xác định được các thành phần môi trường bị tác động và những hoạt động của du lịch tác động mạnh nhất đến môi trường hay nguyên nhân gây tác động môi trường.

Trên cơ sở phân tích tác động môi trường của dự án, người đánh giá đề xuất những biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để lựa chọn những biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp nhất.

* Phương pháp lập ô tiêu chuẩn để xác định sự biến động thành phần loài thực vật do các hóạt động du lịch.

+ Phương pháp lập OTC: trên các tuyến điều tra chủ yếu là núi đá vôi, địa hình phức tạp lập ô tiêu chuẩn có diện tích là 500m2

. Tùy thuộc vào chiều dài cua tuyến điều tra để xác định số lượng OTC, lập nửa số OTC ở gần đường tuyến du lịch, nửa số OTC lập ở vị trí cách xa đường của tuyến du lịch. Lập OTC nhằm xác định sự thay đổi tính đa dạng cũng như số lượng các loải cây trong OTC nên trong mỗi OTC tác giả chỉ xác định thành phần loài cây và số lượng các loài cây trong OTC.

* Xác định lượng rác thải:

- Điều tra lượng rác thải trong 10 ngày liên tiếp, lượng khách tương ứng trong những ngày đó.

- Xác định lượng rác thải bàng phương pháp cân trực tiếp.

- Lượng khách du lịch trong ngày điều tra được kế thừa từ Trung tâm du lịch.

- Xác định mối liên hệ giữa lượng rác thải với lượng khách du lịch.

Việc xói mòn, sạt lở xảy ra thể hiện rõ nét nhất trên các tuyến có số lượng khách hay đi nhất, các tuyến du lịch khác hiện tượng xói mòn xảy ra chủ yếu do thiên nhiên. Chính vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu trên 03 tuyến có số lượng khách nhiều nhất. Trên các tuyến xác định các điểm đã bị sạt lở, các điếm có nguy cơ bị sạt lở: xác định chiều dài đoạn sạt lở, độ dốc, tọa độ điểm bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở được thể hiện trên bản đồ.

- Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất kết hợp với máy GPS điều tra theo từng tuyến một nhằm ghi nhận tọa độ các điếm bị sạt lở hoặc có nguy cơ bi sat lở.

- Sử dụng phần mềm MapSoure 4.0 để chuyển dữ liệu từ máy GPS vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại vườn quốc gia cát bà (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)