Đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại VQG Cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại vườn quốc gia cát bà (Trang 96)

Để đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà, đến môi trường, chúng tôi đã sử dụng phương pháp ma trận môi trường.

Bảng 4.28: Đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà tới môi trƣờng.

Các hoạt động DLST Các TPMT Cắm trại Lữ hành Dịch vụ ăn uống Lƣu trú Mua sắm Tổng 1. Môi trƣờng vật lý - Đất -2 -1 0 0 0 -3 - Nước -1 0 -1 -1 0 -3 - Không khí 0 0 0 0 0 0 2. Rác thải - Rác thải sinh học -1 0 -1 -1 0 -3 - Rác thải hóa học -1 -1 -1 -1 0 -4 3. Môi trƣờng sinh vật và hệ sinh thái - ĐDSH học -2 -1 0 0 -2 -5 - DT rừng -1 -1 0 0 -1 -3 4. Môi trƣờng KT-XH - Dân trí 0 1 0 1 0 2 - Thu nhập -1 1 2 2 2 6 - Lao động 0 1 1 1 0 3 Tổng -9 -1 0 1 -1 -10

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Kết quả bảng 4.30 cho thấy: Các hoạt động cắm trại, lữ hành có tác động xấu tới môi trường VQG Cát Bà. Môi trường cảnh quan sinh thái và sự đa dạng sinh học tại VQG Cát Bà chịu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch

lớn nhất.

Đánh giá tổng hợp về tác động của hoạt động du lịch đối với các đối tượng bị tác động là -10. Như vậy, có thể kết luận hoạt động du lịch có tác động tiêu cực đến môi trường VQG Cát Bà.

Hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà đã đem lại nhiều tác động tích cực cho sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, cũng gây ra không ít những tác động tiêu cực như: rác thải, nước thải, nguy cơ phá vỡ môi trường cảnh quan sinh thái. Đây là những vấn đề nổi cộm mà cộng đồng địa phương, khách du lịch đang rất quan tâm, cần sớm có những biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực này.

4.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vƣờn quốc gia Cát Bà

4.3.1. Đánh giá SWOT trong công tác phát triển du lịch ở VQG Cát Bà

Qua kết quả nhiên cứu ở phần trên, cho thấy rằng Vườn Quốc gia Cát Bà có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, khó khăn, thách thức cũng không phải nhỏ. Điều này được tổng hợp, phân tích qua sơ đồ SWOT:

Bảng 4.29: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác phát triển du lịch ở VQG Cát Bà.

Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

- S1: VQG Cát Bà có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tính đa dạng sinh học cao, là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà. - S2: Nhiều tài nguyên thiên nhiên hoang dã hấp dẫn có ý nghĩa tầm khu vực và quốc tế như Voọc Cát Bà, Thạch sùng mí Cát Bà, Sơn dương, Hồng hoàng....

- S3: Nhiều sinh cảnh rừng đẹp, còn giữ

- W1: Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho du lịch còn thiếu.

- W2: Đội ngũ cán bộ, nhân viên của VQG Cát Bà còn thiếu am hiểu thực sự về du lịch.

- W3: Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch còn thiếu cả về số lượng và chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

được nét hoang sơ của tự nhiên, nhiều hệ sinh thái rừng đặc sắc như: hồ nước ngọt trên núi đá vôi, rừng kim giao…

- S4: Văn hóa bản địa có những đặc trưng thú vị, có nhiều sản phẩm đặc sắc như: lễ hội chèo thuyền, rước kiệu cầu cá … - S5: Giao thông đến VQG Cát Bà đã từng bước được cải thiện, tạo điều kiện cho khách du lịch đến Cát Bà được thuận lợi và tiết kiệm chi phí hơn.

- S6: Công tác bảo tồn thiên nhiên đang được VQG thực hiện tốt.

- S7: Các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển du lịch đã và đang được Chính phủ và UBND thành phố Hải Phòng ban hành.

chưa có một định hướng chung và cụ thể. - W5: Các tài nguyên du lịch đa số mới chỉ ở dạng tiềm năng.

- W6: Việc đầu tư tài chính cho công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch còn hạn chế.

- W7: Các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch chưa được triển khai.

- W8: Việc quản lý và xử lý rác thải tại VQG Cát Bà còn gặp nhiều khó khăn. - W9: Hoạt động du lịch diễn ra tại vùng hải đảo nên nhiều mặt còn bị hạn chế.

Cơ hội (O)

Thách thức (T)

- O1: Du lịch đang được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch cũng được ưu tiên trong chính sách phát triển du lịch tại Hải Phòng. - O2: Việt Nam đang trở thành một điểm đến mới và độc đáo của khách du lịch quốc tế. Xu hướng khách du lịch muốn đến thăm các VQG và KBT tăng cao. - O3: Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm các dự án phát triển du lịch ở các VQG và KBT.

- O4: Chính phủ Việt Nam đang quan tâm đến các dự án đầu tư cho các VQG. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- T1: Việc phát triển du lịch, thiếu nguyên tắc trong quản lý, quy hoạch với tầm nhìn chiến lược về phát triển bền vững gắn với bảo tồn các giá trị đặc biệt về cảnh quan và đa dạng sinh học thông qua phát triển du lịch sẽ tác động làm suy thoái môi trường tự nhiên, làm mất cảnh quan, ảnh hưởng đến những giá trị đa dạng sinh học và các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.

- T2: Người dân vùng đệm và du khách vẫn xâm nhập bất hợp pháp vào VQG sẽ ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch.

- O5: Một số chính sách, quy chế về phát triển du lịch đã được ban hành.

- O6: Phát triển du lịch đem đến cơ hội hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo tồn, nâng cao thu nhập cho người dân.

quá mức sẽ phá vỡ vẻ đẹp hoang sơ của VQG Cát Bà và có thể tác động đối với hệ sinh thái mỏng manh.

- T4: Nhận thức của xã hội về phát triển bền vững còn thấp, mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn đang là thách thức lớn nhất với VQG Cát Bà.

- T5: Cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển du lịch ngày càng trở nên gay gắt. Qua phân tích ta thấy rằng, với tất cả các tiềm năng to lớn về tự nhiên, xã hội cùng với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện khí hậu trong lành mát mẻ, giao thông thuỷ bộ thuận lợi, gắn liền với đời sống cộng đồng mang bản sắc riêng, lòng mến khách của người dân và quyết tâm thực hiện chiến lược phát triển ngành du lịch của thành phố… sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc đảm bảo cho du lịch của VQG Cát Bà nói riêng và ngành du lịch thành phố Hải Phòng nói chung phát triển mạnh, vượt qua được những khó khăn và thách thức để phát triển. Đó là một trong những cơ sở khoa học quan trọng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.

4.3.2. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà

Từ những kết quả đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển du lịch, đánh giá hiệu quả tổng hợp của hoạt động du lịch, tác động môi trường của hoạt động du lịch và đánh giá tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch ở VQG Cát Bà, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

4.3.2.1. Chủ động kiểm soát từ nguồn các tác động môi trường và xử lý triệt để các yếu tố gây hại môi trường

Nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch hợp lý các công trình, các điểm hoạt động dịch vụ, các khu vực nghỉ, dừng chân của du khách sao cho vừa đảm bảo không phá vỡ cảnh quan tự nhiên, vừa có điều kiện đảm bảo hạn chế tối thiểu các ảnh hưởng đối với cảnh quan môi trường, không gây ô nhiễm môi trường. Tại các điểm dừng chân này cần đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng (nhà hàng, nhà nghỉ...) phục vụ khách du lịch.

Hình 4.28: Mô hình xử lý rác thải.

Cải tạo hệ thống thu gom, xử lỷ nước thải:

+ Cải tạo hệ thống thu gom nước thải, tách riêng hệ thống thu gom nước mưa, hệ thống nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà vệ sinh. Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà vệ sinh, được đưa về điểm dự kiến sẽ xây dựng trạm xử lý nước thải.

+ Việc xây dựng trạm xử lý nước thải, đảm bảo nước sau xử lý đạt TCVN là rất cần thiết và cấp bách.

+ Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt: cần xem xét các biện pháp xử lý nước thải vào tự nhiên hoặc các biện pháp tái sử dụng nước thải cho phù hợp.

Nước thải sau khi thu gom qua song chắn rác, được loại bỏ những tạp chất thô như: cành cây, túi nilon... rồi qua bể lắng ngang, loại bỏ những cặn lơ lửng có khả năng lắng. Sau đó, qua bãi lọc sạch, nhờ tiếp xúc với bề mặt của vật liệu lọc: cát, sỏi nhỏ, xỉ lớn được xếp thứ tự từ trên xuống dưới, để giữ độ xốp của lớp lọc và vùng rễ của thực vật trồng trong bãi lọc. Nước thải sau khi

thải này có thể sử dụng để tưới tiêu hoặc rửa xe...

4.3.2.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thiên nhiên

Ban Quản lý VQG cần quy hoạch lại các điểm du lịch trong Vườn, xây dựng các quy chế về sử dụng tài nguyên vào phát triển du lịch, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bên tham gia quản lý, thương xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các cá nhân, tổ chức đã được giao nhiệm vụ.

Việc quy hoạch các khu thăm quan trong khuôn viên Vườn cần đưa ra các kế hoạch sử dụng và bảo tồn tài nguyên hợp lý. Ban quản lý cần giám sát chặt chẽ việc xâm phạm trái phép để bảo vệ đa dạng sinh thái khu vườn. Ban quản lý cần bổ sung hệ thống thùng chứa rác nhằm khắc phục tình trạng xả rác bừa bãi ra môi trường và thường xuyên thu gom rác tránh để đầy ứ. Tăng cường nhận thức cho du khách về bảo vệ môi trường.

4.3.2.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút du lịch

- Đầu tư cơ sở ha tầng: Khi có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách du lịch đến với VQG, ngoài ra để thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp đến với VQG, tham gia vào phát triển du lịch của Vườn thì Ban quản lý cần phải xây dựng cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng, để các doanh nghiệp nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch của Vườn.

- Ban quản lý Vườn cần xây dựng hệ thống các tuyến đường trong khu rừng, tạo thuận lợi cho du khách đi tham quan. Ngoài các tuyến đường chính nối liền các điểm tham quan, cần xây dựng các tuyến đường phụ mà du khách có thể đi tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên, khám phá khu rừng. Sau khi đã ký kết với các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào phát triển du lịch của Vườn, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất để hoạt động. Ban quản lý Vườn cần đưa ra các quy định về việc xây dựng mới và cải tạo cơ sở vật chất nhưng vẫn bảo vệ tài nguyên, bảo đảm giữ được những nét đặc trưng của Vườn.

- Khả năng đảm bảo liên lạc: Ban quản lý cần đầu tư cơ sở vật chất để du khách có thể duy trì và ổn định liên lạc qua hệ thống viễn thông và internet nhằm không bị gián đoạn cuộc sống công việc thường lệ. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà.

- Về hệ thống nhà nghỉ: Cần nâng cấp và bổ sung thêm hệ thống nhà nghỉ với quy mô và chất lượng khác nhau phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Mặt khác cũng cần phải đầu tư một số khu nhà nghỉ mang đậm nét của DLST và thực sự gần gũi với tự nhiên. Các tuyến du lịch xuyên rừng cần có các trạm nghỉ chân dọc đường.

- Dịch vụ ăn uống: Đây là nhân tố góp phần quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của một sản phẩm du lịch. Hầu hết các VQG hiện nay do đặc thù về vị trí địa lý, diện tích rộng nên dịch vụ ăn uống khá nghèo nàn và giá cả không hợp lý.

- Hàng lưu niệm: Hệ thống hàng lưu niệm là một dịch vụ đi kèm để gia tăng chất lượng của sản phẩm du lịch và quảng bá văn hóa địa phương. Hệ thống hàng lưu niệm cần phải phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống của các dân tộc bản địa.

4.3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên VQG Cát Bà

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của Vườn về các thông tin về hướng dẫn du khách, các tài liệu liên quan đến quảng bá các giá trị đặc sắc của Vườn, tầm quan trọng của cảnh quan trong việc phát triển du lịch. Giúp cho toàn bộ lao động trong Vườn hiểu và nắm rõ tầm quan trọng của tài nguyên, có ý thức bảo vệ và gìn giữ tài nguyên, duy trì và phát huy các giá trị mang đậm bản sắc dân tộc và yếu tố lịch sử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở các lớp tập huấn về giao tiếp với du khách, thái độ, cử chỉ khi giao tiếp.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo chuyên môn về du lịch để mở các lớp đào tạo về du lịch cho lao động địa phương và đây là nguồn hướng dẫn viên

rất tốt vì người địa phương đã có sẵn các kiến thức về văn hóa, truyền thống bản địa...

- Cử cán bộ đi học, nâng cao trình độ quản lý, quy hoạch lại tài nguyên của Vườn, có kế hoạch tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên hiện có. Thường xuyên có các cuộc họp trao đổi giữa Ban quản lý Vườn với các công ty, giữa ban quản lý với các nhân viên để khắc phục những điểm mà khách du lịch chưa hài lòng, làm sao có thể đáp ứng tốt nhất những mong muốn của khách du lịch.

4.3.2.5. Tuyên truyền quảng bá, tiếp xúc du lịch

Một trong những hình thức quảng cáo để cho du khách biết đến VQG Cát Bà là tuyên truyền quảng bá. Việc tuyên truyên này không chỉ là trách nhiệm của Ban quản lý Vườn mà là trách nhiệm của toàn bộ nhân viên, công ty và người dân sinh sống trong khu vực.

Cộng đồng cư dân địa phương: Đây là tác nhân chủ chốt trong hoạt động du lịch và dịch vụ trong VQG bao gồm cộng đồng dân cư đang sinh sống trong vườn và các thôn ở ngoài vườn. Họ là những người có khả năng tham gia trực tiếp vào một phần của quy trình hoạt động du lịch và dịch vụ tại VQG như: lưu trú tại nhà, hướng dẫn viên du lịch sở tại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển khách, hỗ trợ dịch vụ mua quà lưu niệm, các dịch vụ văn hóa của cộng đồng dân tộc...

Hoạt động du lịch trong VQG muốn được phát triển bền vững thì người dân địa phương phải tự nguyện bảo vệ vườn như “một tài sản riêng”. Nguồn thu của người dân địa phương là từ khách du lịch sẽ giúp họ có đời sống ổn định, được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Vì vậy, họ chính là nhân tố quan trọng bảo vệ VQG và góp phần trực tiếp thu hút nhiều khách du lịch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại vườn quốc gia cát bà (Trang 96)