4.1.3.1. Tác động tích cực đến môi trường của hoạt động du lịch
Hiện nay con người đã và đang chịu áp lực rất lớn từ môi trường, đó là tốc độ đô thị hóa tăng, sự gia tăng dân số, tiếng ồn... làm cho cuộc sống ở đô thị trở nên quá quen thuộc và nhàm chán với con người, gây ra sự căng thẳng trong cuộc sống. Những lí do trên là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận dân cư có nhu cầu rời khỏi các đô thị náo nhiệt để đến các vùng tự nhiên hoang dã, còn nhiều nét hoang sơ và độc đáo với mục đích thư giãn, giải trí và khám phá những vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú; đồng thời có thể hiểu thêm được bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Ở đó, con người có thể lập lại sự cân bằng cuộc sống đã bị phá vỡ.
Việc tiếp xúc thường xuyên với khách du lịch, tổ chức các lớp tập huấn làm việc, nhằm nâng cao năng lực và nhận thức về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý, chính quyền địa phương và người dân; khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân… sẽ giúp họ bảo vệ môi trường, cảnh quan và hạn chế việc khai thác tài nguyên rừng; tập huấn về nghiệp vụ du lịch, thái độ đón tiếp phục khách trong mùa lễ hội, giúp người dân nâng cao hiểu biết về môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Hệ sinh thái đa dạng, những loài đặc hữu quý hiếm, các di tích lịch sử, văn hóa... giúp con người gần gũi hơn với thiên nhiên, từ đó họ nhận ra giá trị của khu di tích. Đồng thời giáo dục môi trường cho họ thấy, tài nguyên du lịch rất nhạy cảm với những tác động của con người và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân, giúp họ ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên nơi đây.
Như vậy, việc phát triển du lịch có chiến lược bền vững và lâu dài, có thể đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ, phục hồi và phát huy các giá trị môi trường tự nhiên, cảnh quan, đa dạng sinh học; từ đó bảo tồn và nâng cao giá trị chung của Vườn Quốc gia Cát Bà.
4.1.3.2. Tác động tích cực đến kinh tế của hoạt động du lịch
➢ Tăng thu nhập cho phát triển kinh tế địa phương:
- Khu du lịch sinh thái VQG Cát Bà đã có vai trò hỗ trợ kinh tế cho công tác bảo tồn, nâng cao nhận thức cho du khách và tạo các điều kiện, cơ hội thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn hệ sinh thái VQG Cát Bà.
- Nguồn thu từ hoạt động du lịch đã đưa một phần vào việc chi trả lương cho cán bộ làm công tác bảo tồn, trùng tu cơ sở hạ tầng VQG; hỗ trợ kinh tế cộng đồng dân cư địa phương, bằng các dự án nhỏ, nhằm giảm sự lệ thuộc của họ vào rừng và phần nào đưa họ vào công tác bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái. Kết quả không chỉ phục vụ tốt hơn khách du lịch, mà còn nâng cao điều kiện sinh hoạt cho người dân địa phương. Qua tổng hợp phiếu điều tra người dân thì 100% đều cho rằng hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống các cơ sở phúc lợi xã hội, phần nào được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
Bảng 4.4. Doanh thu từ du lịch - dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu. Stt Các chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng số lượt khách đến đảo Cát Bà 1.568.000 1.722.000 2.160.000 Tổng doanh thu từ du lịch - dịch vụ (Tỷ đồng) 743,5 873,5 1.250 2 Tổng số lượt khách đến VQG Cát Bà 412.346 358.221 557.863 Tổng doanh thu từ du lịch - dịch vụ (Tỷ đồng) 1,116 1,356 2,014
Qua bảng trên cho thấy doanh thu từ hoạt động du lịch của đảo Cát Bà tăng lên đáng kể từ 743,5 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 1.350 tỷ đồng năm 2017; VQG cũng tăng từ 1,116 tỷ đồng năm 2015 lên 2,014 năm 2017. Tuy nhiên lượng khách đến đảo Cát Bà rất lớn nhương đến VQG Cát Bà chỉ chiếm số ít. Nguồn thu này tương đối lớn đã phần nào chi trả phúc lợi xã hội tại địa phương.
Các hoạt động phục vụ du lịch, đã thu hút được phần lớn số lao động không có việc làm thường xuyên trong vùng, do đó đã giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho họ. Các dịch vụ mà người dân địa phương tham gia phục vụ du lịch rất đa dạng. Trong đó, riêng số người tham gia vào các dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm... đã lên tới hàng ngàn người. Người dân có thể đi bán rong, hoặc mở quán bao gồm các quán ăn uống, giải khát, hàng lưu niệm, dược liệu, hoa và cây cảnh khai thác từ rừng. Ngoài ra, còn có các dịch vụ khác như: cho thuê nhà trọ, chụp ảnh, biểu diễn văn nghệ dân tộc, xe ôm, gánh đồ lên núi, bán gậy,... Hoạt động du lịch còn giúp cho một số người dân trong khu vực, nhặt rác thải có thể bán để tăng thu nhập, làm công nhân môi trường tại các tuyến điểm du lịch...
Bảng 4.5: Ý kiến của ngƣời dân địa phƣơng về lợi ích của hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà.
Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)
Không được hưởng lợi gì 0/20 0
Có việc làm/tăng thu nhập 20/20 100
Tiếp xúc với nhiều người 5/20 25 Thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong vùng 20/20 100
Mở rộng hiểu biết 3/20 15
Lợi ích khác 0/20 0
Qua bảng trên cho thấy, đa số người dân đánh giá về lợi ích từ hoạt động du lịch đem lại cho phát triển kinh tế địa phương với 100% ý kiến và tăng thu nhập 100% ý kiến. Không có ý kiến nào đánh giá là không được hưởng lợi gì từ hoạt động du lịch.
Hình 4.4. Biểu đồ ý kiến của ngƣời dân địa phƣơng về lợi ích của hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà.
Kết quả điều tra cho thấy: Mức thu trung bình thấp nhất của một người cũng là 100 - 200 nghìn đồng/ngày, còn cao có thể tới 600 - 700 nghìn đồng/ngày hoặc hơn nữa. Nhờ những nguồn thu này mà đời sống của người dân trong vùng được cải thiện. Đây cũng là những khoản thu chính của các hộ dân trong vùng vì nó thường chiếm khoảng 60 - 80% trong tổng thu nhập của các hộ gia đình.
➢ Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch:
Áp lực của cộng đồng dân cư lên khu bảo tồn nói chung và đa dạng sinh học nói riêng là vấn đề chung của thế giới và Việt Nam. Việc quy hoạch
các khu bảo tồn lấy mất đi nguồn sống của cộng đồng dân cư nơi đó. Mất đất canh tác, việc vào rừng tìm thức ăn, săn bắt… bị cấm bởi công tác bảo tồn, trong khi chính sách hỗ trợ đời sống cho cộng đồng quanh VQG còn rất hạn chế. Áp lực về tăng dân số và đói nghèo trở thành vấn đề nan giải. Với áp lực đời sống như thế, việc phát triển du lịch là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương.
Theo các báo cáo trước đây, người dân tham gia vào hoạt động du lịch rất thấp, người dân chủ yếu sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên rừng biển sẵn có, chỉ trong những năm gần đây, nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, nhận thức của người dân được nâng cao họ mới chuyển sang đầu tư cho các hoạt động du lịch, đặc biệt là trong những năm gần đây dịch vụ Homestay rất phát triển tại Cát Bà. Tuy nhiên do mới được đầu tư phát triển nên đóng góp của dịch vụ này vào cơ cấu thu nhập của hộ gia đình, tuy nhiên hoạt động này hầu như tất cả các thành viên của hộ gia đình đều tham gia, đặc biệt là vào các tháng cao điểm của mùa hè. Theo kết quả phỏng vấn 20 hộ người dân địa phương số hộ tham gia vào hoạt động du lịch và tỉ lệ đóng góp vào thu nhập được thể hiện ở bảng 4.6
Bảng 4.6: Tỉ lệ hộ gia đình tham gia du lịch và đóng góp trong tổng thu nhập của hộ
STT Xã/Thị trấn Tỉ lệ hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch (%) Tỉ lệ đóng góp thu nhập (%) 1 Việt Hải 92 80 2 Hiền Hào 30 10 3 Xuân Đám 45 15 4 Phù Long 50 30 5 Trân Châu 25 12 6 Gia Luận 35 18 7 TT Cát Bà 85 89
Qua bảng trên ta thấy rằng, các xã khác nhau mà có số hộ tham gia vào hoạt động du lịch cũng khác nhau, tại Cát Bà đặc biệt là xã Việt Hải số lượng hộ tham gia vào hoạt động du lịch khá nhiều, do đây là một trong những tuyến du lịch của Vườn, mặt khác thiên nhiên ban tặng cho nơi đây thiên nhiên, không khí đặc biệt; càng nhiều hộ tham gia vào hoạt động du lịch tỉ lệ đóng góp vào tổng thu nhập càng cao, tuy nhiên về mặt bằng chung hoạt động du lịch chưa mang lại hiệu quả về thu nhập một cách đồng đều cho toàn bộ người dân trên đảo.
Kết quả điều tra cho thấy rằng, mong muốn tham gia của người dân vào hoạt động du lịch (vào thời điểm hiện tại) tại Cát Bà được thể hiện ở biểu đồ:
Hình 4.5: Biểu đồ mong muốn tham gia của ngƣời dân vào hoạt động du lịch.
Như vậy, đa số người dân được hỏi đến đều có mong muốn được tham gia vào các hoạt động du lịch. Một phần do nơi đây thiếu các ngành nghề để tạo thu nhập ổn định cho người dân, đa số họ sống chủ yếu dựa vào các vốn rừng sẵn có nên họ mong muốn có ngành nghề tạo thêm thu nhập cho gia đình có cuộc sống ổn định.
chung của cộng đồng để có thêm việc làm, giúp ổn định cuộc sống. Việc tăng thu nhập sẽ làm giảm sức ép của cộng đồng lên tài nguyên thiên nhiên của VQG nói chung và công tác bảo tồn sẽ được thuận lợi hơn. Do vấn đề giữa bảo tồn và khai thác là một trong những khó khăn lớn nhất của VQG hiện nay.
Trong những năm qua hoạt động du lịch tại khu vực Cát Bà nói chung và VQG Cát Bà nói riêng đã tạo cơ hội việc làm cho người dân trong vùng thông qua các hoạt động: (1) Thu hút người dân tham gia các dịch vụ du lịch như vận chuyển (ô tô, xe ôm, thuyền, tàu); (2) Cho thuê xe (đạp, xe máy); (3) Dịch vụ nhà hàng, khách sạn; (4) Lao động trong các dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn; (5) Lao động làm việc tại những điểm, tuyến du lịch; (6) Tham gia sản xuất, nuôi trồng các sản phẩm nông thủy sản cung ứng cho nhu cầu du khách như trồng trọt rau màu, nuôi cá bè, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt hải sản…; (7) Các hoạt động kinh doanh phát triển phục vụ nhu cầu của du khách (hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng).
Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp: Với lượng du khách hàng năm đến với Cát Bà cũng như VQG hàng năm khá lớn, nhu cầu về các loại nông, thủy sản cao và ổn định. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để người dân tích cực tham gia sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp.
Cơ sở hạ tầng: Do nhu cầu phục vụ khách du lịch nên các công trình đầu tư hạ tầng trong vùng phát triển không ngừng.
Hoạt động du lịch đã góp phần tạo mối giao lưu giữa khu vực với các tổ chức quốc tế và trong nước, tạo những cơ hội và triển vọng thu hút các dự án nghiên cứu, đầu tư, hỗ trợ bảo tồn vào VQG.
4.1.3.3. Tác động tích cực đến văn hóa xã hội của hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch làm cho đời sống văn hóa của đa số người dân được nâng cao do hạ tầng được nâng lên, cơ hội giao lưu với các tỉnh, vùng khác
được thuận lợi, dễ dàng. Bên cạnh đó việc tiếp cận với khách du lịch cũng là nhân tố tạo điều kiện cho người dân học hỏi và nâng cao hiểu biết, nâng cao ý thức trong bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ nền văn hoá bản địa... Giúp người dân nhận ra giá trị của nền văn hóa truyền thống và tạo động lực để họ giữ gìn và phát triển chúng.
Người dân địa phương có thể giới thiệu cho du khách trong nước và quốc tế biết được những bản sắc văn hóa, ẩm thực của Cát Bà nói riêng và của Việt Nam nói chung. Cát Bà có các sản phẩm đặc trưng, và những món ẩm thực địa phương hấp dẫn như: gỏi cá thác, canh chua cá hồng, đặc biệt có tu hài nướng trên bếp than mùi thơm tỏa ngào ngạt... Ngoài ra Cát Bà còn hấp dẫn bởi các món ăn từ biển với vô số các loài có giá trị cao như: cá song, cá chim, mực lá… Hoặc các loài vừa lạ, vừa dân dã lại ngon như: bàn mai, sam, bề bề (còn gọi là bọ ngựa biển)...
Các đặc sản khác cũng khá thú vị như cam Gia Luận, gà Liên Minh, khoai Mụt Ốc Việt Hải… là những sản phẩm của địa phương nổi tiếng khiến cho nhiều du khách khó quên khi đã được một lần thưởng thức. Dê núi cũng được đánh giá cao, nhiều người nói dê ở Cát Bà ngon hơn các nơi khác.
Du lịch đã góp phần vào bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá, phát huy truyền thống, bản sắc cộng đồng dân cư địa phương. Khu vực Cát Bà có nhiều các di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ trong VQG và trên quần đảo Cát Bà như di chỉ Cái Bèo, đền Hiền Hào, hang Quân Y, hang Ủy ban, hang Huyện Ủy. Đời sống văn hóa truyền thống, lễ hội mang nhiều bản sắc độc đáo, mang đặc trưng của các dân cư miền biển với nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Cùng với các trò chơi dân gian, các lễ hội như: lễ rước nước về đình làng, tế lễ Long Hải Đại Vương; đua thuyền rồng trên biển… Khách du lịch cũng có thể tham gia để thưởng thức cảm giác khác lạ từ những lễ hội, trò chơi dân gian này.
4.2. Tác động của du lịch đến tài nguyên môi trƣờng VQG Cát Bà
4.2.1. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường
Như đã phân tích ở trên, cùng với sự gia tăng lượng du khách đến VQG hàng năm, bên cạnh những tác động tích cực như tăng thu nhập, tạo cơ hội việc làm…. thì hoạt động du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên, cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và các vấn đề xã hội tại VQG Cát Bà.
a) Tác động đến tài nguyên rừng và đất rừng
* Tác động đến cảnh quan, môi trường:
Có thể nói, hoạt động du lịch đang diễn ra ở các VQG và khu bảo tồn Việt Nam mới chỉ mang sắc thái của du lịch sinh thái. Trên thực tế, hoạt động du lịch tại các khu bảo vệ đã và đang tạo ra những tác động tiêu cực tới cảnh quan môi trường của khu vực. Kết quả điều tra về các hoạt động cũng như tác động của du khách đến cảnh quan môi trường khu vực được thể hiện trong bảng 4.7.
Bảng 4.7: Kết quả điều tra ý thức của khách du lịch trong việc bảo vệ cảnh quan VQG Cát Bà.
Hiện tƣợng Nhiều Ít Không
Cây cối bị dẫm, bẻ (%) 61 36 3
Khắc vẽ lên cây, hang đá (%) 52 44 4
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
(Nguồn: Tác giả, năm 2017)
Như vậy, các hiện tượng bẻ cành, khắc tên mình lên cây, lên đá chiếm tỷ lệ lớn. Kết quả điều tra cho thấy, một bộ phận lớn du khách chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của tài nguyên, môi trường trong hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà. Các tác động của du khách đến cảnh quan môi trường cũng cho thấy hoạt động quản lý du khách của VQG chưa thực sự có hiệu quả.
* Tác động đến tài nguyên rừng:
Như đã phân tích ở trên, hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà vẫn mang