Cơ cấu sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại vườn quốc gia cát bà (Trang 46)

Tổng diện tích tự nhiện các xã khu vực đảo Cát Bà là 298,3 ha chiếm 91,3% tổng diện tích toàn huyện Cát Hải. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 6,7 %, đất lâm nghiệp chiếm 51%, đất phi nông nghiệp 37% và đất chưa sử dụng chiếm 5,7 %. Đất lâm nghiệp ở đây bao gồm cả đất có rừng ngập măn, đất rừng trên núi đá vôi, đất rừng trồng… thuộc địa bàn hành chính của các

xã. Đối tượng đất lâm nghiệp ở đây chủ yếu thuộc đối tượng đặc dụng, phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn), phòng hộ cảnh quan môi trường (rừng trên núi đá vôi). Do đó, hai loại rừng này không nên sử dụng vào mục đích kinh tế như chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản, khai thác lấy gỗ, củi… mà sử dụng vào mục đích rừng phòng hộ và có thể khai thác sử dụng vào mục đích du lịch sinh thái.

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà.

Đơn vị tính: Ha TT Tổng diện tích tự nhiên Diện tích các loại đất Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 1 Gia Luận 9.042,53 137,28 5.016,16 3.217,2 671,89 2 Phù Long 4.408,98 1.332,22 1.563,89 1.376,13 136,74 3 Hiền Hào 874,42 88,02 682,14 74,23 30,03 4 Xuân Đám 1.073,07 151,37 605,55 182,96 133,19 5 Trân Châu 4.241,54 176,1 3.161,42 769,8 134,22 6 Việt Hải 6.838,96 57,01 3.385,61 3.119,66 276,55 7 T.T Cát Bà 3.351,9 60,22 768,34 2.212,55 310,82 Tổng 29.831,4 2.002,22 15.183,11 10.952,53 1.693,44 Tỷ lệ (%) 100,0 6,7 51 37 5,7

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường Cát Hải – 2018) Cát Bà là hòn đảo lớn nằm trong hệ thống các đảo trên Vịnh Bắc Bộ với diện tích khoảng 300 km2

đã được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 12 năm 2004. Về mặt hành chính Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng nhưng trên thực tế đảo Cát Bà gắn liền với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và nằm ở cửa ngõ của đường giao thông biển quan trọng. Cát Bà nằm trong khu tam giác tăng trưởng của

miền Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa khẩu Quốc tế quan trọng ở miền Bắc nên thuận lợi để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Cát Bà có những bãi tắm, hang động, vũng vịnh kỳ thú lôi cuốn, hấp dẫn với khách du lịch như: Động Thiên Long, Trung Trang, Hang Vẹm, Bãi tắm Cát Cò, Cát Dứa... Hơn nữa, ở vịnh Lan Hạ ngoài bãi tắm còn có các bãi lặn xem san hô và sinh vật dưới biển. Đặc biệt, trên đảo có hệ thống giao thông thuận lợi và Vườn Quốc Gia Cát Bà với nhiều loài động thực vật quí hiếm hấp dẫn du khách với các chuyến dã ngoại đầy mạo hiểm và lý thú. Nếu du khách không muốn đi mạo hiểm thì trên đảo có một đội ngũ lái thuyền có thể chở du khách bằng thuyền đi vòng quanh đảo, đến thăm các hang động, hang luồn và một số đảo nhỏ còn rất nguyên sơ nằm dưới những tầng cây cối phủ xanh rì.

Tóm lại, với những điều kiện kinh tế xã hội như trên cho thấy Cát Bà có nguồn tài nguyên rừng biển rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi vốn rất nhạy cảm. Tuy nhiên thảm thực vật rừng ở đây bị đe doạ nghiêm trọng, mặc dù đã và đang có những biện pháp phục hồi nhưng chưa thu được kết quả đáng kể. Điều kiện sinh sống của người dân tại đây có tác động mạnh mẽ vào hoàn cảnh rừng nói chung và quá trình phục hồi rừng nói chung. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng để có các giải pháp thúc đẩy quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi tại đây.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà

4.1.1. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ du lịch

Cùng với sự hấp dẫn của cảnh quan tự nhiên, VQG Cát Bà đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nhiều tuyến, điểm du lịch hấp dẫn đang được khai thác phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch của du khách như:

- Tuyến đi Đỉnh Kim Giao

- Tuyến Trung tâm đi Ao Ếch

- Tuyến giáo dục môi trường

- Tuyến Đỉnh Mây Bầu - Khe Sâu

- Tuyến Ao Ếch - Việt Hải

- Tuyến du lịch mạo hiểm Khoăn Tiền Đức - Mây Bầu

- Tuyến du lịch cộng đồng Trung tâm - Phù Long

Trên thực tế, tuyến tham quan thu hút khách du lịch là tuyến đi đỉnh Kim Giao và tuyến đi động Trung Trang. Đây cũng là 2 tuyến du lịch được đầu tư phát triển của VQG Cát Bà. Bên cạnh đó, một số tuyến du lịch mạo hiểm như tuyến đi Ao Ếch, tuyến đi Khoăn Tiền Đức - đỉnh Mây Bầu cũng là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế bởi cảnh quan tự nhiên hấp dẫn và các loài động - thực vật đặc hữu, quý hiếm, có giá trị.

Ngoài các tuyến du lịch, phòng tiêu bản trưng bày các mẫu động thực vật, sa bàn của VQG cũng là nơi thu hút sự chú ý của du khách và cũng là nơi giới thiệu đến du khách những thông tin cơ bản về VQG như tính đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên của khu vực.

Hình 4.1: Trung tâm cứu hộ của VQG. Hình 4.2: Bảng tin giáo dục môi trƣờng.

(Nguồn: Tác giả, năm 2017)

● Các dịch vụ liên quan khác

VQG Cát Bà có 2 khu nhà nghỉ dành cho khách du lịch với trang thiết bị tương đối tiện nghi. Ngoài ra còn có một số phòng nghỉ được thiết kế dành riêng cho hộ gia đình. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng phòng chỉ đạt 15 - 20% vào mùa du lịch (từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm), trừ những ngày cuối tuần có thể đạt 100%.

Mặt khác, Ban quản lý VQG cũng cho một số công ty tư nhân đầu tư dịch vụ nghỉ dưỡng, nhà sàn, và cắm trại phục vụ nhu cầu của khách du lịch với mức giá dao động từ 15 - 40 USD/ngày. Khách du lịch có thể tự trải nghiệm khám phá tự nhiên như bơi lội, tổ chức sự kiện, hoặc thuê xe máy tự lái trong thời gian lưu trú.

● Cửa hàng lưu niệm và dịch vụ ăn uống

Mặc dù hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà đã có từ nhiều năm trước, song cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch cũng chất lượng phục vụ chưa thực sự tương xứng với sự phát triển của hoạt động du lịch trong khu vực. Hiện tại chỉ có 01 cửa hàng lưu niệm phục vụ du lịch với các sản phẩm phong phú và

đa dạng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học của VQG. Bên cạnh đó, sự hạn chế về đội ngũ phục vụ cũng như kỹ năng cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế lượng du khách lưu trú lại VQG.

4.1.2. Lượng du khách

Từ số liệu điều tra thực tế trong thời gian thực tập tại Vườn Quốc gia Cát Bà, kết hợp với những số liệu thống kê của Ban quản lý VQG, đề tài đã tính toán được lượng khách đến Cát Bà trong 5 năm gần đây. Kết quả thống kê khách du lịch được tổng hợp ở bảng 4.1:

Bảng 4.1: Hiện trạng khách du lịch đến thăm quan tuyến rừng tại khu trung tâm Vƣờn

Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số lƣợt khách 44.692 54.150 36.184 42.547 55.075 Khách quốc tế 13.926 17.050 16.027 15.412 18.781 Khách nội địa 30.756 37.100 20.157 27.135 36.294

(Nguồn: Vườn Quốc gia Cát Bà, 2018)

Qua số liệu bảng trên cho thấy:

Từ năm 2013 đến năm 2017 lượng du khách đến VQG Cát Bà thăm tuyến rừng Trung tâm Vườn tăng dần theo từng năm. Nếu lấy năm 2013 làm mốc khởi đầu thì năm 2014 lượng khách tăng gấp 1,21 lần; năm 2015 giảm 0,8 lần; đến năm 2016 lượng khách tăng 0,95 lần và năm 2017 tăng 1,23 lần. Nhìn chung, hiện nay lượng khách du lịch đến với tuyến rừng ở Vườn Cát Bà ngày một tăng đáng kể, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội; đồng thời chứng tỏ khu du lịch Cát Bà ngày càng thu hút khách du lịch tới thăm.

Bảng 4.2: Hiện trạng khách du lịch đến thăm quan tuyến biển Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số lƣợt khách 100.358 125.305 376.162 315.674 502.788 Khách quốc tế 38.174 45.103 130.121 109.827 206.651 Khách nội địa 62.184 80.202 246.041 205.847 296.137

(Nguồn: Vườn Quốc gia Cát Bà, 2018)

Qua số liệu bảng trên cho thấy:

Từ năm 2013 đến năm 2017 lượng du khách đến thăm tuyến rừng tuyến Biển của Vườn tăng dần theo từng năm. Nếu lấy năm 2013 làm mốc khởi đầu thì năm 2014 lượng khách tăng gấp 1,24 lần; năm 2015 tăng 3,74 lần; đến năm 2016 lượng khách tăng 3,14 lần ( giảm 0,8 lần so với năm 2015) và năm 2017 lại tăng 5 lần. Nhìn chung, hiện nay lượng khách du lịch đến với tuyến biển ở Vườn Cát Bà ngày một tăng đáng kể. Qua số liệu từ tuyến rừng và tuyến biển cho thấy khách du lịch vẫn thích thăm quan tuyến biển hơn.

Hình 4.3: Lƣợng khách du lịch trong và ngoài nƣớc theo loại hình du lịch.

Khách du lịch đến Cát Bà chủ yếu là khách nội địa, trong khi khách nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 23%. Điều này cho thấy: công tác quảng bá du lịch của Cát Bà đến với khách nước ngoài còn nhiều hạn chế.

Mặc dù có sự gia tăng về lượng du khách theo năm song hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà vẫn mang tính thụ động, phụ thuộc vào khách du lịch theo tua mà chưa trực tiếp khai thác được lượng du khách đến với VQG. Thực tế cho thấy, việc khai thác các tuyến điểm du lịch mới chỉ tập trung ở 2 điểm là phòng tiêu bản và động Trung Trang. Hầu hết khách du lịch trong nước không có xu hướng khám phá, tham quan cảnh quan tự nhiên mà chỉ tập trung vào các dịch vụ ăn uống, đặc sản của VQG.

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch ở VQG được thể hiện rõ nét. Lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch trong nước tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.Việc tập trung lượng lớn khách du lịch trong thời gian ngắn gây nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý và bảo tồn tài nguyên VQG, đặc biệt là các hoạt động khai thác tài nguyên nhằm phục vụ cho nhu cầu của du khách trong nước.

Bảng 4.3: Hiện trạng khách du lịch đến vƣờn Quốc gia Cát Bà và đảo Cát Bà

Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Khách DL đến

VQG 144.194 179.455 412.346 358.221 557.863

Khách DL đến

đảo Cát Bà 1.324.000 1.513.000 1.568.000 1.722.000 2.160.000

(Nguồn: Phòng Văn hóa TT-TT & DL Cát Hải và VQG Cát Bà, 2018)

Qua bảng trên cho thấy, khách đến thăm quan du lịch tại tất cả các địa điểm của đảo Cát Bà có số lượng cao hơn khách du lịch đến thăm quan Vườn Quốc gia Cát Bà. Cụ thể: Năm 2013 lượng khách tăng gấp 9,1 lần; năm 2014

tăng 8,4 lần; đến năm 2015 lượng khách tăng 3,8 lần và năm 2016 lại tăng 4,8 lần, năm 2017 tăng 3,87 lần.

4.1.3. Các tác động tích cực

4.1.3.1. Tác động tích cực đến môi trường của hoạt động du lịch

Hiện nay con người đã và đang chịu áp lực rất lớn từ môi trường, đó là tốc độ đô thị hóa tăng, sự gia tăng dân số, tiếng ồn... làm cho cuộc sống ở đô thị trở nên quá quen thuộc và nhàm chán với con người, gây ra sự căng thẳng trong cuộc sống. Những lí do trên là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận dân cư có nhu cầu rời khỏi các đô thị náo nhiệt để đến các vùng tự nhiên hoang dã, còn nhiều nét hoang sơ và độc đáo với mục đích thư giãn, giải trí và khám phá những vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú; đồng thời có thể hiểu thêm được bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Ở đó, con người có thể lập lại sự cân bằng cuộc sống đã bị phá vỡ.

Việc tiếp xúc thường xuyên với khách du lịch, tổ chức các lớp tập huấn làm việc, nhằm nâng cao năng lực và nhận thức về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý, chính quyền địa phương và người dân; khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân… sẽ giúp họ bảo vệ môi trường, cảnh quan và hạn chế việc khai thác tài nguyên rừng; tập huấn về nghiệp vụ du lịch, thái độ đón tiếp phục khách trong mùa lễ hội, giúp người dân nâng cao hiểu biết về môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Hệ sinh thái đa dạng, những loài đặc hữu quý hiếm, các di tích lịch sử, văn hóa... giúp con người gần gũi hơn với thiên nhiên, từ đó họ nhận ra giá trị của khu di tích. Đồng thời giáo dục môi trường cho họ thấy, tài nguyên du lịch rất nhạy cảm với những tác động của con người và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân, giúp họ ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên nơi đây.

Như vậy, việc phát triển du lịch có chiến lược bền vững và lâu dài, có thể đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ, phục hồi và phát huy các giá trị môi trường tự nhiên, cảnh quan, đa dạng sinh học; từ đó bảo tồn và nâng cao giá trị chung của Vườn Quốc gia Cát Bà.

4.1.3.2. Tác động tích cực đến kinh tế của hoạt động du lịch

➢ Tăng thu nhập cho phát triển kinh tế địa phương:

- Khu du lịch sinh thái VQG Cát Bà đã có vai trò hỗ trợ kinh tế cho công tác bảo tồn, nâng cao nhận thức cho du khách và tạo các điều kiện, cơ hội thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn hệ sinh thái VQG Cát Bà.

- Nguồn thu từ hoạt động du lịch đã đưa một phần vào việc chi trả lương cho cán bộ làm công tác bảo tồn, trùng tu cơ sở hạ tầng VQG; hỗ trợ kinh tế cộng đồng dân cư địa phương, bằng các dự án nhỏ, nhằm giảm sự lệ thuộc của họ vào rừng và phần nào đưa họ vào công tác bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái. Kết quả không chỉ phục vụ tốt hơn khách du lịch, mà còn nâng cao điều kiện sinh hoạt cho người dân địa phương. Qua tổng hợp phiếu điều tra người dân thì 100% đều cho rằng hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống các cơ sở phúc lợi xã hội, phần nào được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.

Bảng 4.4. Doanh thu từ du lịch - dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu. Stt Các chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tổng số lượt khách đến đảo Cát Bà 1.568.000 1.722.000 2.160.000 Tổng doanh thu từ du lịch - dịch vụ (Tỷ đồng) 743,5 873,5 1.250 2 Tổng số lượt khách đến VQG Cát Bà 412.346 358.221 557.863 Tổng doanh thu từ du lịch - dịch vụ (Tỷ đồng) 1,116 1,356 2,014

Qua bảng trên cho thấy doanh thu từ hoạt động du lịch của đảo Cát Bà tăng lên đáng kể từ 743,5 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 1.350 tỷ đồng năm 2017; VQG cũng tăng từ 1,116 tỷ đồng năm 2015 lên 2,014 năm 2017. Tuy nhiên lượng khách đến đảo Cát Bà rất lớn nhương đến VQG Cát Bà chỉ chiếm số ít. Nguồn thu này tương đối lớn đã phần nào chi trả phúc lợi xã hội tại địa phương.

Các hoạt động phục vụ du lịch, đã thu hút được phần lớn số lao động không có việc làm thường xuyên trong vùng, do đó đã giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho họ. Các dịch vụ mà người dân địa phương tham gia phục vụ du lịch rất đa dạng. Trong đó, riêng số người tham gia vào các dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm... đã lên tới hàng ngàn người. Người dân có thể đi bán rong, hoặc mở quán bao gồm các quán ăn uống, giải khát, hàng lưu niệm, dược liệu, hoa và cây cảnh khai thác từ rừng. Ngoài ra, còn có các dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại vườn quốc gia cát bà (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)