Một số đề xuất giải pháp cho công tác thu gom, xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 72)

4.4.3.1. Về giải pháp đầu tư

Nguồn ngân sách của tỉnh nên bố trí hỗ trợ tài chính cho giai đoạn đầu tuyên truyền phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải về các trang thiết bị vật tƣ cần thiết.

- Tiến hành điều tra và đăng ký toàn bộ các hộ dân, cơ quan tham gia đóng phí vệ sinh môi trƣờng.

- Các cấp chính quyền, các tổ chức cá nhân liên quan tạo điều kiện hơn nữa về vật chất và tinh thần cho những ngƣời bảo vệ môi trƣờng.

- Lựa chọn và thiết kế xây dựng các nhà máy xử lý rác thải bảo vệ môi trƣờng thân thiện với môi trƣờng

4.4.3.2. Giải pháp kỹ thuật a. Phân loại tại nguồn

Chất thải rắn sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) muốn tái chế hiệu quả làm phân bón hoặc các vật liệu khác góp phần tạo ra kinh tế từ rác thải thì phải thu gom, phân loại tại nguồn. Hoạt động phân loại rác tại nguồn có thể đƣợc tiến hành tại các hộ gia đình, các điểm trung chuyển, các bãi chôn lấp. Hoạt động phân loại rác chủ yếu là bằng phƣơng pháp thủ công ( dùng tay để phân loại rác tùy theo những mục đích khác nhau ). CTR sẽ đƣợc phân thành ba loại, danh mục các loại rác cần đƣợc phân loại đƣợc trình bày trong bảng 4.12 sau:

Bảng 4.12. Danh mục các loại rác cần phân loại Phân loại STT Rác hữu cơ dễ phân huỷ (thùng màu xanh) Rác tái chế (thùng màu vàng) Các loại rác khác ( thùng màu đen )

1 Rau quả Kim loại Tro, gạch

2 Thực phẩm Nắp lọ Sành sứ

3 Lá cây Thuỷ tinh Vải, hàng dệt

4 Sản phẩm nông nghiệp Nilon Gỗ

Đối với các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tự trang bị các thùng hoặc dùng các loại bịch nilon thì phải để riêng các thành phần rác nhƣ quy định, còn trƣờng học, bệnh viện, chợ, nơi công cộng tất cả đều đƣợc đặt ba loại thùng rác có màu sắc nhƣ trên tại mỗi điểm.

Hiện nay trên địa bàn thành phố các kiến thức về phân loại rác tại nguồn chƣa đƣợc tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến toàn thể nhân dân dó đó để triển khai thí điểm ở một số phƣờng, xã (dự kiến tại phƣờng Hoàng Văn Thụ, Vĩnh Trại, Đông Kinh, Chi Lăng, Tam Thanh, xã Hoàng Đồng) đạt hiệu quả bƣớc đầu các cấp chính quyền của thành phố phải thực hiện tốt các chƣơng trình sau:

+ Tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức và thói quen của ngƣời dân trong việc phân loại rác thải ( đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh khi phân loại ).

+ Hƣớng dẫn cho ngƣời dân cách thực hiện phân loại rác tại nguồn. + Trang bị cho ngƣời dân thiết bị dùng để phân loại rác tại nguồn.

+ Cử cán bộ phong trào đi giám sát, nhắc nhở, động viên ngƣời dân tham gia, chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom, phân loại rác.

+ Đƣa vào chƣơng trình giáo dục về vấn đề thu gom, phân loại rác thải vào các bậc học trên địa bàn thành phố, đặc biệt là bậc học mẫu giáo, cấp I.

b. Các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển

Đi cùng với xu thế phát triển là lƣợng chất thải phát sinh với khối lƣợng lớn trong tƣơng lai, do đó cần thiết phải có những thay đổi về công nghệ vận chuyển, thu gom của ngành vệ sinh cho phù hợp vì nó không những giúp giảm bớt nhiều công đoạn, tiết kiệm thời gian và sức lao động đồng thời còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tạo vẻ mỹ quan đô thị cho thành phố.

Tăng thêm lƣợng xe vận chuyển, trang bị máy móc, dụng cụ để việc vận chuyển rác từ các điểm hẹn lên xe ô tô đƣợc thực hiện nhanh chóng sao cho mỗi xe dừng ở mỗi trạm không quá 15 phút, tránh tình trạng xe bán tải đỗ ở điểm hẹn quá lâu làm cản trở giao thông.

Xây dựng kế hoạch xử lý tổng hợp rác thải cho toàn khu vực nhƣ xây dựng khu xử lý rác làm phân vi sinh, xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh vận hành đúng quy trình kỹ thuật.

Công nhân trực tiếp làm việc trong khâu thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt phải đƣợc xếp ở ngành lao động độc hại, từ đó có chế độ tiền lƣơng phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động cho phù hợp.

c Giải pháp xử lý

Theo xu thế phát triển kinh tế nhƣ hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trƣớc rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lƣợng cũng nhƣ thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp.

Tiến hành thí điểm việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại 05 đơn vị phƣờng sau đó nhân rộng ra trên toàn địa bàn thành phố góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiếp theo để dần thay thế phƣơng pháp xử lý chôn lấp hợp vệ sinh hiện nay bằng các phƣơng pháp xử lý tái chế chất thải rắn hiện đại khác vừa hiệu quả về kinh tế vừa giải quyết đƣợc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra.

+ Đối với rác thải hữu cơ nhƣ: thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp…

Sử dụng biện pháp làm phân ử: đây là biện pháp đƣợc áp dụng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc mang lại hiệu quả rất cao trong xử lý rác thải. Có thể kết hợp phƣơng pháp này với việc ử phân chuồng, bùn thải biogas cũng nhƣ tận dụng đƣợc nguồn rác làm phân bón ruộng hoặc bón cho cây trồng lâu năm giúp tiết kiệm đƣợc chi phí trong sản xuất. Tuy nhiên loại phân ử này vẫn còn chứa nhiều vi sinh vật có hại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe con ngƣời nếu không đƣợc xử lý cẩn thận.

dụng phế thải đồng ruộng, chất thải chăn nuôi và một phần chất thải sinh hoạt. Xây dựng nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh chung cho cả thành phố và các huyện lân cận sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phục vụ nhân dân nhƣ vậy sẽ tận dụng đƣợc triệt để nguồn rác thải hữu cơ.

+ Đối với rác thải không tái chế đƣợc nhƣ: gạch ngói, đất đá, thủy tinh… biện pháp xử lý thích hợp là chôn lấp.

+ Nhìn chung bãi chôn lấp chƣa hợp vệ sinh và vận hành chƣa đúng quy trình nên ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân, do vậy phải khắc phục bãi chôn lấp theo đúng kỹ thuật đáp ứng đƣợc lƣợng rác thải đồng thời phải hợp vệ sinh hạn chế tối thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

Hiện tại tiếp tục thực hiện việc chôn lấp hợp vệ tại khu vực bãi rác Tân Lang theo đúng quy trình vận hành xử lý cũng nhƣ công suất thiết kế; hoàn thiện việc xây dựng và đƣa vào vận hành trạm xử lý nƣớc rỉ rác công suất 200m3

/ngày để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải từ bãi chôn lấp.

4.4.3.3. Giải pháp về công nghệ

Hiện nay có rất nhiều công nghệ cho việc xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng và chất thải nói chung. Nhƣng để lựa chọn đƣợc những giải pháp tối ƣu cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng, việc lựa chọn sao cho ít tốn kém, hợp vệ sinh và bảo vệ môi trƣờng.

- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: đây là hình thức đang phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc.

- Phương pháp nhiệt: Là hình thức phổ biến ở nhiều nƣớc châu Âu, Hoa Kỳ và một số nƣớc ở châu Á nhƣ Nhật Bản, Singapo.

- Làm phân ủ: đây là công nghệ đã và đang đƣợc sử dụng trong nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc và đang đem lại hiệu quả cao trong xử lý rác thải.

- Công nghệ xử lý SERAPHIN: Đây là công nghệ xử lý rác thải đầu tiên ở Việt Nam do ngƣời Việt Nam nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp dây chuyền sản

xuất, có khả năng tái chế tới 90% lƣợng rác thải gồm cả rác vô cơ và hữu cơ. Rác thải sinh hoạt đƣợc xử lý ngay trong ngày nên giảm đƣợc diện tích chôn lấp rác, tiết kiệm đƣợc đất đai. Mức đầu tƣ cho nhà máy sử dụng công nghệ Saraphin thấp (chỉ bằng 30 - 40% so với dây chuyền nhập khẩu). Công nghệ này đã đƣợc Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế. Đƣợc sử dụng để phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt bằng thiết bị cơ khí và áp lực để tái chế hầu nhƣ hoàn toàn khối lƣợng rác thải sinh hoạt dựa trên nguyên tắc: phân rác thải thành 3 dòng nhƣ sau:

+ Dòng các chất hữu cơ dễ phân hủy + Dòng các chất vô cơ

+ Dòng phế thải dẻo

- Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa: Đây là công nghệ có sự kết hợp giữa 3 công nghệ chủ yếu đó là công nghệ xé, tách và tuyển rác; công nghệ ủ rác với những quy trình và chế phẩm hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay; công nghệ tái chế đối với vật liệu dẻo và các phế thải để tận dụng tối đa rác thải. Đây là dây chuyền xử lý rác thải với vài chục thiết bị phức tạp và hiện đại. Công nghệ này đƣợc nghiên cứu trong nƣớc, hạn chế chôn lấp, phù hợp với đặc thù rác thải sinh hoạt Việt Nam. Các sản phẩm tạo thành gồm phân hữu cơ, sản phẩm nhựa tái chế và các sản phẩm khác. Với công nghệ này trên 90% dòng vật chất chất thải rắn sinh hoạt đƣợc chuyển hóa, tái sinh, tái chế, tái sử dụng. Tỷ lệ chôn lấp dƣới 10% ở dạng bã thải đã đƣợc làm sạch các chất hữu cơ bám đinh và khồn còn khả năng gây ô nhiễm cho môi trƣờng. Đây là công nghệ phù hợp với đặc điểm rác thải sinh hoạt ở nƣớc ta, chƣa qua phân loại tại nguồn đối vớ cả rác tƣơi và rác đã chôn lấp.

Hình 4.9. Sơ đồ quy trình công nghệ Tâm Sinh Nghĩa xử lý CTR sinh hoạt

A. Tiếp nhận rác, cân điện tử, khử mùi hôi B. Tách tuyển rác đặc biệt

C. Dây chuyền phân loại rác nằng máy

I1. Dây chuyền xử lý kiểm soát thành phần, kích thƣớc rác hữu cơ khó phân hủy I2. Hệ thống tháp ủ phân giải hỗn hợp hữu cơ dễ phân hủy

I3. Dây chuyền tách tuyển mùn hữu cơ I.4.1. Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ

I.4.2. Tận thu mùn vụn hữu cơ để sản xuất mùn hữu cơ vi sinh loại 2 phục vụ cho cải tạo đất đồi rừng ven biển.

I.4.3. Tận thu xơ hữu cơ khó phân hủy làm chất đốt thu hồi nhiệt sinh để sấy giảm ẩm mùn hữu cơ và sấy khô phế thải dẻo.

I.4.4. Dây chuyền công nghệ đóng rắn phế thải trơ và vô vơ.

II.1. Dây chuyền phân loại, băm cắt nhỏ làm sạch và sấy khô phế thải dẻo. II.2. Dây chuyền tái chế phế thải dẻo.

II.3. Dây chuyền sản xuất các sản phẩm nhựa tái chế.

- Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp tùy nghi yếm khí A.B.T

C I1 I2 I3 N1 N2 II1 II2 II3 I4.2 I4.4 I4.3 B I4. 1 A

(Anoxy Bio Technology) Nguyên lý hoạt động:

Rác tại các điểm tập kết trong thành phố đƣợc xử lý mùi hôi bằng chế phẩm sinh học, sau đó đƣa vào hầm ủ, trƣớc khi đƣa rác vào, hầm ủ có phun chế phẩm sinh học và chất phụ gia sinh học. Rác tại các điểm tập kết đƣa về sân xử lý không cần phân loại cho vào hầm ủ, quá trình thực hiện có phun và trộn chế phẩm sinh học, dùng bạt phủ kín hầm và ủ trong thời gian 28 ngày; trong thời gian ủ cứ 3 ngày mở bạt kiểm tra, phun bổ sung chế phẩm sinh học lên bề mặt. Sau 28 ngày tiến hành đƣa rác lên phân loại rác, các thành phần phi hữu cơ xử lý riêng, mùn hữu cơ đƣợc chế biến thành phân hữu cơ sinh học.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, học viên có một số kết luận nhƣ sau:

1. 1. Về đặc điểm CTRSH

Qua 90 phiếu phỏng vấn các hộ dân trên 8 phƣờng, xã trong 10 ngày đều cho rằng tỷ lệ lớn nhất là thức ăn thừa và chất thải từ chế biến thức ăn, còn lại là túi ni long, vỏ hộp, bao bì. Điều này cho thấy nếu khâu phân loại tại nguồn đƣợc thực hiện tốt, khối lƣợng các vật liệu "sạch" có giá trị tái chế có thể thu đƣợc thì lƣợng rác cũng sẽ giảm đi đáng kể.

1.2. Về công tác quản lý, thu gom và xử lý

- Về quản lý, thu gom: Đã đƣợc quan tâm và đầu tƣ nên công tác quản lý đã có những thay đổi và đạt đƣợc nhiều kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, kinh phí dành cho công tác thu, gom, vân chuyển, xử lý rác thải còn hạn chế.

- Về xử lý: Tuyến đƣờng vận chuyển xa cách 30km và đƣợc xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Phƣơng pháp này vừa tốn diện tích đất vừa không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.

1.3. Về dự báo lượng CTRSH

Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có xu hƣớng ngày càng tăng và tăng theo tốc độ gia tăng dân số. Do vậy cần tăng cƣờng nhân lực, tài chính cho công tác thu, gom, vận chuyển và xử lý rác thải; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân và khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng các sản phầm từ rác thải.

1.4. Về các đề xuất, giải pháp

Theo xu thế phát triển kinh tế nhƣ hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ gia tăng về khối lƣợng cũng nhƣ thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp.

2. Tồn tại

Mặc dù trong quá trình thu thập, xử lý số liệu và phân tích, học viên đã cố gắng cẩn trọng để đảm bảo tính chính xác, khách quan của các kết quả nghiên cứu trong luận văn; tuy nhiên, sai sót là điều không thể tránh khỏi nên luận văn còn có một số điểm tồn tại nhƣ sau:

- Quá trình phỏng vấn ngƣời dân mới chỉ tiến hành trên một số hộ của các xã, phƣờng nên chƣa tổng hợp đƣợc ý kiến của ngƣời dân một cách toàn diện và đầy đủ.

- Số liệu và lƣợng chất thải rắn sinh hoạt trong thực tế chỉ là con số ƣớc lƣợng chủ quan của cá nhân mà chƣa thực hiện cân đong chính xác.

- Do trang thiết bị chƣa cho phép nên việc cân khối lƣợng rác hàng ngày để cung cấp số liệu cho xây dựng mô hình dự báo chỉ đƣợc thực hiện bằng cân đồng hồ thông thƣờng mà không phải là cân phân tích chuyên dụng nên còn gặp phải sai số.

3. Kiến nghị

Học viên mong nhận đƣợc sự ủng hộ và hợp tác từ phía cán bộ quản lý môi trƣờng của phòng TN&MT thành phố Lạng Sơn, Chi cục BVMT Lạng Sơn để thực hiện truyền thông, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về chất thải rắn sinh hoạt.

Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố với nhiều mô hình thí điểm và nhiều biến số hơn nữa nhƣ trình độ dân trí, nghề nghiệp…để nâng cao hiệu quả mô hình dự báo.

Tiếp tục đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý đã đƣợc đề xuất để từ đó đem lại những hiệu ứng tích cực cho sức khỏe cộng đồng, môi trƣờng và mỹ quan đô thị./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2018), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011-2015.

3. Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng năm 2016, Báo cáo “Tổng quan về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)