Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 56 - 65)

sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

4.2.2.1. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý a/ Thu gom và vận chuyển :

Hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đƣợc Công ty TNHH Huy Hoàng thực hiện đồng bộ trên tất cả các nguồn phát thải với tần suất 7/7 ngày, mỗi ngày 2 ca. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải của Công ty TNHH Huy Hoàng nhƣ sau:

Hình 4.5. Hệ thống thu gom vận chuyển CTR tại Tp Lạng Sơn

Thùng phân loại rác Xe thu gom thùng rác Điểm tập kết Bãi chôn lấp Chất thải rắn

Thu gom rác từ các hộ dân: Công nhân môi trƣờng dùng xe ôtô bán tải 3,5

tấn đi dọc các phố, ngõ để thu gom những thùng đựng rác đã đặt ở các điểm theo quy định (chia làm 2 ca):

- Buổi sáng từ 4h - 6h. - Buổi chiều từ 16h - 18h.

Thu gom chất thải rắn trên các tuyến, đường phố: Công ty đã đặt các thùng rác theo quy định ở các vị trí trên toàn thành phố, ngƣời dân tự có ý thức đổ rác vào thùng theo quy định. Thời gian làm việc buổi sáng từ 6h - 8h, buổi chiều từ 18h30phút - 20h30phút. Trƣớc đây công việc này vừa khó khăn vừa nguy hiểm đến tính mạng của công nhân do các phƣơng tiện giao thông luôn đi lại thƣờng xuyên (cả ngày và đêm) trên các đƣờng phố, chính vì thế công tác thu gom chất thải trên đƣờng phố với thời gian bố trí chƣa thực sự hợp lý. Do vậy để hạn chế việc đó Công ty TNHH Huy Hoàng và UBND thành phố từ năm 2014 đến nay đã thay đổi phƣơng thức cũng nhƣ hình thức thu gom nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố, hiện nay toàn thành phố Lạng Sơn không còn có hiện tƣợng ngƣời công nhân cầm chổi quét rác hai bên đƣờng mà công nhân vệ sinh của công ty thu gom chỉ còn thu gom từ thùng rác đƣợc đặt tại các điểm và đƣa thùng lên ô tô và đem vận chuyển lên bãi rác nhƣ hình 4.6 dƣới đây:

Thu gom rác từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, công sở, trường học… Công nhân chỉ việc thu gom rác thải tại các thùng chứa rác đã đƣợc thu gom rác vào đó. Thời gian làm việc buổi sáng từ 4h - 6h, buổi chiều từ 16h- 18h.

Thu gom rác từ các chợ công nhân quét dọn, thu gom từ 18h - 21h.

Thu gom rác thải sinh hoạt tại các bệnh viện công nhân chỉ việc vận chuyển rác thải đến bãi chôn lấp để xử lý; thời gian vận chuyển buổi sáng từ 5h - 7h, buổi chiều từ 18h - 21h. Chất thải y tế đƣợc các bệnh viện xử lý bằng các lò đốt tại chỗ.

Theo số liệu bảng 4.6 cho thấy lƣợng rác phát sinh trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây tăng dần theo các năm. Năm 2017 lƣợng rác phát sinh là 27.584 tấn tăng so với năm 2016 là 1.085tấn. Đến năm 2018 khối lƣợng rác đã tăng lên 1.324 tấn so với năm 2017. Điều đó chứng tỏ tốc độ đô thị hóa, phát triển của thành phố cùng với sự gia tăng dân số, mức sống của ngƣời dân tăng đã tạo ra một lƣợng rác thải phát sinh tƣơng đối lớn.

Bên cạnh đó tỷ lệ thu gom rác thải của thành phố từ năm 2017 - 2018 đạt từ 90 - 95%. Vào năm 2014 lƣợng rác thải thu gom đƣợc chỉ đạt 87% so với tổng lƣợng rác thải phát sinh là do các phƣơng tiện thu gom chƣa đạt tiêu chuẩn và lực lƣợng công nhân thu gom còn ít. Tuy nhiên từ năm 2016 đến năm 2018, tỷ lệ này đã tăng lên 95%, do ý thức ngƣời dân dần tăng lên và phƣơng tiện thu gom cũng đƣợc đầu tƣ đồng bộ hơn.

Bảng 4.6. Lƣợng rác phát sinh và thu gom đƣợc tại thành phố Lạng Sơn

Năm Lƣợng rác phát sinh (tấn/năm) Lƣợng rác thu gom (tấn/năm) Tỷ lệ (%) 2016 26. 499 23.849 90 2017 27.584 26.205 95 2018 28.908 27.463 95

Hình 4.7. Biểu đồ so sánh lƣợng rác phát sinh và lƣợng rác thu gom

Qua biểu đồ cho thấy lƣợng rác thải sinh hoạt thu gom từ năm 2016 - 2018 ngày càng tăng lên. Năm 2016 là 23.849 tấn mà đến năm 2018 thu gom đƣợc 27.463 tấn. Điều đó cho thấy công tác thu gom, vận chuyển luôn đƣợc quan tâm, đầu tƣ về trang thiết bị cũng nhƣ đào tạo nhân công.

Tuy nhiên lƣợng rác thải thu gom ngày càng tăng thì song song với nó nguồn phát thải cũng ngày một tăng. Việc thu gom vận chuyển rác còn gặp nhiều khó khăn.

Trên địa bàn thành phố có trạm trung chuyển chất thải rắn tại phƣờng Tam Thanh thành phố Lạng Sơn nằm gần Cung thiếu nhi, hồ bơi và khu dân cƣ nên trong quá trình thu gom, vận chuyển, lƣu giữ rác thải gây ra tiếng ồn, mùi hôi thối và nƣớc rửa các xe trở rác hàng ngày, gây ảnh trực tiếp đến công nhân lao động tại điểm tập kết và hoạt động sinh hoạt, vui chơi của trẻ em tại Cung thiếu nhi cùng ngƣời dân sống trong khu vực. Hiện nay đang xây dựng thêm một điểm tập kết rác nữa ở phía nam Cầu Cuốn đƣợc bố trí xa trung tâm thành phố ít gây ảnh hƣởng đến dân cƣ xung quanh, tƣơng lai sẽ sử dụng thay cho trạm trung chuyển tại phƣờng Tam Thanh.

Lƣợng rác phát sinh và lƣợng rác thu gom mỗi ngày tùy thuộc vào từng thời điểm, thời tiết, và những ngày lễ tết, hội hè mà lƣợng phát thải cũng nhƣ lƣợng thu gom thay đổi theo. Công tác thu gom, vận chuyển đƣợc thực hiện khá thƣờng xuyên và đều đặn.

Nhận xét chung:

Ƣu điểm:

- Hoạt động thu gom đã đƣợc cơ giới hóa đến 80%

- Chi phí nhân công giảm do công nhân không phải tự đi thu gom rác tại từng nhà.

- Thời gian thu gom nhanh, chỉ việc thu gom từ các thùng rác bên đƣờng. Nhƣợc điểm:

- Nhƣợc điểm của hình thức thu gom này này là xe đi thu gom không thể gom hết đƣợc lƣợng chất thải rắn vì nhiều gia đình trong ngõ nhỏ không có thùng rác đặt hoặc khoảng cách đặt quá xa mà lại không có xe đến thu gom, nên đôi khi lƣợng rác còn tồn trong các gia đình do gia đình chƣa kịp mang đến thùng rác. Khối lƣợng rác thu gom đạt 95%, nhƣng vẫn còn tình trạng tồn đọng rác trong môi trƣờng.

- Thành phố không có bãi chôn lấp nên rác thải sinh hoạt của thành phố đƣợc thu gom và chuyên chở đến bãi rác Tân Lang huyện Văn Lãng.

- Phƣơng tiện vận chuyển vẫn còn thiếu, lực lƣợng công nhân môi trƣờng còn mỏng, đƣờng vận chuyển xa và ý thức của một số bộ phận ngƣời dân chƣa cao trong công tác vệ sinh môi trƣờng nói riêng và bảo vệ môi trƣờng nói chung nên đã gây không ít khó khăn cho việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

b/ Xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Lƣợng rác thải sinh hoạt hàng ngày thu gom đƣợc đều không đƣợc phân loại, do vậy lƣợng rác thải để tái chế và lƣợng rác thải dùng để ủ phân sinh học

(com post) là không có. Hiện nay biện pháp chủ yếu dùng để xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn là chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Tân Lang, Văn Lãng, Tỉnh Lạng Sơn.

Thông tin về bãi xử lý chôn lấp rác thải (Bãi xử lý rác thải Tân Lang)

- Diện tích : Bãi có tổng diện tích 95 ha, trong đó diện tích hố lấp rác 9,86 ha, bãi có thể vận hành trong vòng 30 năm. Hiện tại bãi rác Tân Lang là nơi tiếp nhận và xử lý toàn bộ lƣợng rác thải sinh hoạt của thành phố Lạng Sơn và một số địa bàn lân cận.

+ Diện tích nhà Quản lý, nhà kho: 130 m2 . + Diện tích 03 Hồ sinh thái: 10.900 m2

. + Diện tích 04 ô chôn lấp: 19.000 m2

. + Diện tích cây xanh khoảng 3.000m2

. + Diện tích còn lại là các công trình khác.

- Thành phần của rác thải: Thông thƣờng gồm các loại sau: + Các chất hữu cơ dễ phân huỷ: cơm, rau, thức ăn thừa,…. + Giấy, bìa, cành lá cây các loại;

+ Phế liệu, vỏ hộp;

+ Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da;

+ Gỗ, nhựa, thuỷ tinh, lốp cao su, giẻ rách. + Xƣơng, phân và xác động vật,….

Đất: Đƣợc lấy ở khu vực lân cận, với khối lƣợng khoảng 12 tấn/ngày.

EM: EM gốc đƣợc mua tại Công ty phát triển công nghệ Việt Nhật Hà Nội. Sau khi đƣợc công ty nuôi, ủ lên men thành EM5 và đƣợc đƣa ra pha chế để xử lý rác, trung bình mỗi ngày sử dụng 15 lít chế phẩm EM5.

Vôi bột: Mua tại Lạng Sơn, sử dụng khoảng 10kg/ tháng. Thuốc diệt ruồi, muỗi, chuột đƣợc mua tại Trung tâm y tế dự phòng Lạng Sơn.

- Quy trình kỹ thuật vận hành: Bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành phố Lạng Sơn đƣợc thiết kế xây dựng và thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ: Bãi chôn lấp hỗn hợp kết hợp nổi - chìm.

Hình 4.8. Sơ đồ hoạt động của Bãi xử lý và chôn lấp rác thải

Xung quanh Bãi xử lý và chôn lấp rác thải sinh hoạt thành phố Lạng Sơn đƣợc che chắn bảo vệ bằng bờ bao đắp đất cấp 2, cấp 3 và hệ thống cây xanh. Bãi chôn lấp đƣợc chia thành 6 ô, mỗi ô có diện tích khoảng 7.000 - 8.000m2

, cột rác đƣợc thiết kế cao 5m, khối lƣợng chôn lấp khoảng 40.000m3/ô. Thời gian chôn lấp cho 1 ô khoảng 2 năm. Trình tự chôn lấp từng ô theo kiểu cuốn chiếu. Rác thải vận chuyển đến bãi đƣợc xử lý chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Ngƣời vận hành xử lý chôn lấp rác xác nhận đúng loại và lập sổ đăng ký theo dõi định kỳ hàng năm. Rác thải đƣợc chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và cách nhau bằng lớp đất phủ (lớp trung gian).

Hàng ngày, rác thải đƣợc vận chuyển bằng xe ép rác chuyên dùng đến bãi xử lý và chôn lấp, ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Tại đây rác thải đƣợc

Phun chế phẩm EM Rác thải Đầm nén Lấp đất phủ Đầm nén Phủ đất màu Trồng cây xanh

phun chế phẩm EM bằng máy kết hợp với xe ủi ĐT 75 san, gạt, trộn để rác ngấm đều chế phẩm EM. Sau đó rác đƣợc đầm nèn kỹ bằng xe ủi ĐT 75, đầm nèn từ 8 -10 lần tạo thành từng lớp có chiều dầy khoảng 60cm và đảm bảo tỷ trọng tối thiều đầm nén: 0,52 - 0,8 tấn/m3. Khi rác đã đƣợc đầm chặt theo các lớp có độ dày 1,8 - 2,0m thì lấp đất với chiều dầy lớp đất phủ: 0,3m, tỷ lệ đất phủ chiếm: 10 - 15% thể tích rác thải chôn lấp. Đất phủ có thành phần hạt sét lớn hơn 30%; đủ ẩm để dễ đầm nén chặt; Đất phủ đƣợc dải đều kín lớp rác thải.

Giai đoạn đóng bãi chôn lấp: Việc đóng bãi chôn lấp đƣợc thực hiện khi lƣợng rác thải đã đạt cao trình thiết kế cột rác.

Khi cột rác đạt cao trình thiết kế, lấp lớp đất phủ trên cùng, đất có hàm lƣợng sét lớn hơn 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và đƣợc đầm nén cẩn thận. Chiều dầy lớp đất lớn hơn hoặc bằng 0,5m, độ dốc từ chân bãi đến đỉnh bãi tăng dần từ 3 -5 % luôn đảm bảo thoát nƣớc tốt.

Lớp đất mầu hoặc phù xa dầy 0,2m.

Sau một thời gian phân hoá phù hợp mới có thể phủ kín trồng cây xanh đƣợc. Cùng với việc vận hành xử lý chôn lấp rác ở giai đoạn cuối, để đóng ô chôn lấp cũ, thì tiến hành vận chuyển, xử lý chôn lấp rác vào ô chôn lấp tiếp theo. Công tác xử lý chôn lấp rác thải ở các ô tiếp theo thực hiện theo quy trình từng công đoạn nhƣ đã nêu trên.

4.2.2.2. Đánh giá hiệu quả thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Việc đánh giá hiệu quả thông qua kết quả thu thập trong quá trình điều tra, phỏng vấn học viên đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra những ngƣời dân tại các phƣờng với số lƣợng là 90 phiếu (Phƣờng Hoàng Văn Thụ, phƣờng Chi Lăng, Phƣờng Đông Kinh, phƣờng Vĩnh Trại, phƣờng Tam Thanh, xã Hoàng Đồng, xã Mai Pha, xã Quảng Lạc). Kết quả thu thập đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7. Mức độ quan tâm của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng

TT Nội dung Kếtquả

1 Đánh giá về việc đóng lệ phí thu gom rác thải sinh hoạt

11,1% không đóng phí đầy đủ 88,9% đóng lệ phí đầy đủ

2

Nhận thức của ngƣời dân về phân loại rác tại nguồn

1% không ý kiến gì 43% cho là không nên 56% cho là nên phân loại

3

Đánh giá của ngƣời dân về công tác thu gom rác thải của công ty TNHH HuyHoàng

10% không có ý kiếngì 30% cho là bình thƣờng 50% cho là tốt

4

Nhận xét của ngƣời dân về thái độ làm việc của công nhân thu gom rác

2,2% không có ý kiến 11,1% đánh giá không tốt 86,7% đánh giá tốt 5 Nhận xét về lƣợng rác thải đƣợc thu gom

30% ý kiến là không thu gom hết

70% ý kiến là thu gom hết

6

Đánh giá của ngƣời dân về đảm bảo vệ sinh môi trƣờng trong thu gom rác thải

15,5% ý kiến đánh giá không đảm bảo

84,5% ý kiến đánh giá là đảm bảo

- Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy:

+ Mức độ nhận thức cuả nguời dân về môi trƣờng, công tác bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc nâng cao đáng kể: cụ thể đã có 88,9 % hộ dân đƣợc phỏng vấn tham gia việc đóng lệ phí thu gom rác. Tuy nhiên bên cạnh đó việc nhận thức, ý thức của ngƣời dân về việc phân loại rác tại nguồn còn rất hạn chế, việc phân loại rác chỉ đƣợc thực hiện nếu nhƣ nhà nƣớc đầu tƣ trang thiết bị và hƣớng dẫn cách thức phân loại.

+ Ý kiến của ngƣời dân về chất lƣợng của dịch vụ thu gom rác thải: Theo kết qủa điều tra ngƣời dân về chất lƣợng của hoạt động thu gom rác thải tại thành phố thì có 50 % số ngƣời đƣợc hỏi cho là tốt, 30% cho là bình thƣờng, 10% có ý kiến khác. Một phần nhỏ số ngƣời đƣợc hỏi phản ánh thái độ của ngƣời thu gom còn

chƣa tốt, thu gom chƣa thƣờng xuyên, rác vẫn còn trên đƣờng phố chƣa đảm bảo sạch sẽ, rác vẫn còn rơi vãi…. Nhƣ vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục.

- Theo kết quả xử lý hàng năm:

Với dân số 96.347 ngƣời năm 2018 và 7 chợ, 3 siêu thị, 2 trung tâm thƣơng mại, 3 bệnh viện và hàng trăm cơ quan, trƣờng học, các công trình công cộng, trạm xử lý nƣớc thải. Hàng ngày thành phố Lạng Sơn thải ra khoảng 80,3 tấn chất thải rắn sinh hoạt nhƣng chỉ thu gom đƣợc khoảng 76,3 tấn, tỷ lệ thu gom đạt 95% lƣợng chất thải rắn phát sinh. (Công ty TNHH Huy Hoàng)

Tỷ lệ thu gom tƣơng đƣơng với tỷ lệ đƣợc đem đi xử lý bằng biện pháp chôn lấp tại bãi rác Tân Lang, Văn Lãng, Tỉnh Lạng Sơn với phƣơng pháp chôn lấp ô rãnh, nửa nổi, nửa chìm tức là hố chôn đƣợc bố trí một nửa dƣới đất và một nửa nổi trên mặt. Kiểu chôn lấp này phù hợp với khí hậu Việt Nam, phù hợp với quy mô xử lý vừa và nhỏ, kiểm soát đƣợc nƣớc bãi rác vào mùa mƣa, dễ dàng trong việc kiểm soát và vận hành bãi chôn lấp.

Bãi chôn lấp là công nghệ đơn giản và rẻ tiền nhất, phù hợp với các nƣớc nghèo và đang phát triển nhƣng tốn diện tích đất lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiện nay lƣợng rác thải đƣợc xử lý tại bãi rác Tân Lang có tổng diện tích 95 ha, trong đó diện tích hố lấp rác 9,86 ha, bãi có thể vận hành trong vòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)