Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trƣờng học và các hoạt động thƣơng mại dịch vụ khác.
Hình 4.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp. Lạng Sơn
Với các nguồn phát sinh khác nhau thì tỷ lệ phát sinh cũng tùy thuộc tính chất công việc, ngành nghề sinh hoạt. Theo nguồn cung cấp của Công ty TNHH Huy Hoàng ( đơn vị thu gom rác trên địa bàn thành phố), thì ta thấy nguồn phát sinh chủ yếu là nhà dân, khu dân cƣ và bệnh viện, các cơ sở y tế chiếm tới 48 %.
Nơi vui chơi, giải trí Bệnh viện, cơ sở y tế Khu, cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp Nhà dân, khu dân cƣ. Chợ, bến xe, nhà ga
Giao thông, xây dựng Cơ quan trƣờng học Các công trình công cộng, trạm xử lý nƣớc thải CTR Sinh hoạt
Còn lại là các nguồn khác chỉ chiếm từ 4-18%, cụ thể % các nguồn phát sinh đƣợc thể hiện qua biểu đồ hình 4.2 sau :
Hình 4.2. Biểu đồ Tỷ lệ % các nguồn CTRSH phát sinh
Do đó cần phải có những giải pháp ƣu tiên cho những nguồn phát sinh lớn trên địa bàn thành phố, nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý, xử lý.
4.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Lạng Sơn
Với dân số 96.347 ngƣời và 7 chợ, 3 siêu thị, 2 trung tâm thƣơng mại, 3 bệnh viện và hàng trăm cơ quan, trƣờng học, các công trình công cộng, trạm xử lý nƣớc thải. Lƣợng phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn thành phố đƣợc thể hiện ở bảng 4.1 nhƣ sau:
Bảng 4.1. Bảng khối lƣợng thu gom CTR sinh hoạt phát sinh qua các năm 2015 - 2018
Địa bàn thu gom trên địa bàn TPLS Năm 2015 tấn/ngày Năm 2016 tấn/ngày Năm 2017 tấn/ngày Năm 2018 tấn/ngày Tỷ lệ thu gom % Các phƣờng: Hoàng Văn Thụ 14,2 14,7 15,1 15,3 87-95 Chi Lăng 12,5 12,9 13,7 14,2 95 Vĩnh Trại 13,1 13,4 14,1 14,4 95 Đông Kinh 13,3 13,8 13,9 14 95 Tam Thanh 12,1 12,9 13,1 13,4 95 Các xã: Hoàng Đồng 4,3 4,5 4,8 5 95 Mai Pha 3,1 3,3 3,5 4 95 Tổng 72,6 75,5 78,2 80,3 95
Qua bảng 4.1 ta thấy lƣợng chất thải rắn sinh hoạt ở địa phƣơng ngày càng tăng, năm sau nhiều hơn năm trƣớc. Theo số liệu thu thập năm 2018 lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 80,3 tấn/ ngày, tính bình quân theo đầu ngƣời hiện nay tại khu vực các phƣờng trung tâm thành phố vào khoảng 0,84 kg/ngƣời/ngày, tại các xã vào khoảng 0,56 kg/ngƣời/ngày.
4.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: cao su, nhựa nilon, giấy vụn carton, chất hữu cơ dễ phân huỷ, gỗ, rác vƣờn, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, gốm sứ, đất, cát, vải vụn và tro bụi.
Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn
STT Thành phần rác thải Đơn vị Khối
lƣợng
Tỷ lệ (%)
1 Thể tích m3 0,1
2 Trọng lƣợng Kg 26,1 100
3 Chất hữu cơ dễ phân huỷ: thức ăn,
rau, quả, lá,... Kg 2,7 10,34
4 Chất hữu cơ lâu phân hủy: gỗ, củi… Kg 0,7 2,68
5 Giấy các loại Kg 0,5 1,92
6 Nhựa, cao su Kg 2,4 9,2
7 Hàng dệt may, quần áo cũ, giẻ các
loại Kg 0,8 3,07
8 Kim loại Kg 0,1 0,38
9 Thủy tinh Kg 1,0 3,83
10 Chất thải nguy hại: vỏ hộp sơn, ắc
quy, pin,... Kg 0 0
11 Chất thải trơ : sỏi, cát, tro xỉ,... Kg 17,9 68,58
Với các nguồn phát sinh khác nhau thì tỷ lệ thành phần cũng khác nhau tùy thuộc đặc trƣng của mỗi khu vực, tính chất công việc, ngành nghề sinh hoạt. Theo Báo cáo quan trắc môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn năm 2018, thành phần của rác thải sinh hoạt thì ta thấy chủ yếu là chất thải trơ nhƣ sỏi, cát, tro xỉ, gạch ngói… chiếm tới 68,58%. Còn lại là các chất hữu cơ chiếm 10,34%, nhựa, cao su chiếm 9,2%, và các thành phần khác thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đặc biệt trong chất thải rắn sinh hoạt đôi khi có chất thải nguy hại.
Thành phố là trung tâm thƣơng mại, văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh. Là một trong những thành phố của nƣớc ta đƣợc đánh giá là một đô thị năng động, cũng vì thế thành phố có mức độ phát sinh rác thải sinh hoạt khá cao, vì vậy công tác thu gom vận chuyển rác cần đƣợc quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý để nâng cao hiệu quả xử lý rác của thành phố, đảm bảo chất lƣợng cuộc sống và mỹ quan đô thị.
Qua 90 phiếu phỏng vấn các hộ dân trên 8 phƣờng, xã trong 10 ngày, từ ngày 16/2/2019 đến ngày 25/2/2019 thì có 85% số hộ đƣợc điều tra, phỏng vấn đều cho rằng tỷ lệ lớn nhất là thức ăn thừa và chất thải từ chế biến thức ăn (chiếm 85,0%), sau đó là chất thải tái chế và không thể tái chế nhƣng có khả năng cháy (15,0%) nhƣ túi ni long, vỏ hộp, bao bì giấy đƣợc thể hiện dƣới bảng 4.3 sau :
Bảng 4.3. Bảng biến động khối lƣợng CTRSH trung bình 10 ngày
TT Xã, phƣờng Số hộ điều tra Thành phần CTR phát sinh Khối lƣợng phát sinh Kg/ngày (Trung bình 4ngƣời/hộ) Tỷ lệ thu gom %
Hữu cơ Vô cơ CTNH
I Các phƣờng 1 Vĩnh Trại 12 12/12 11/12 0/12 1,5 – 3,6 96 2 Đông Kinh 12 12/12 12/12 0/12 1,5 – 3,0 96 3 Tam Thanh 12 12/12 12/12 01/12 1,3 – 3,8 94 4 Hoàng Văn Thụ 12 12/12 11/12 01/12 1,5 – 3,7 94 5 Chi Lăng 12 12/12 12/12 0/12 1,2 – 3,5 95 II Các xã 1 Mai Pha 10 10/10 10/10 0/10 1,0 – 3,0 94 2 Hoàng Đồng 10 10/10 10/10 01/10 1,2 – 3,3 95 3 Quảng Lạc 10 10/10 10/10 0/10 0,6 – 2,5 80
Qua bảng 4.3 ta thấy khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt có sự biến động phức tạp giữa các hộ gia đình. Hộ có lƣợng rác thải cao nhất là 3,8kg/hộ/ngày, trong khi đó hộ có lƣợng rác phát thải thấp nhất chỉ là 0,6 kg/hộ/ngày. Các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến sự biến động CTRSH giữa các hộ gia đình là số nhân khẩu, thu nhập hay giới tính…Sự biến động này xảy ra hàng ngày, và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể theo dõi, cân đong, ghi chép đƣợc một cách đầy đủ và chính xác.
Tùy theo mức sống và mức độ tuân thủ của các hộ gia đình khi phân loại CTR, tỷ lệ lẫn các tạp chất khác trong CTR nhƣ CTNH, …dao động giữa các ngày khác nhau. Dựa trên kết quả điều tra thành phần CTR từ hộ gia đình đã đƣợc điều tra trên, nhƣ bảng 4.3 thì nếu khâu phân loại tại nguồn đƣợc thực hiện tốt, khối lƣợng các vật liệu "sạch" có giá trị tái chế có thể thu đƣợc. Nhƣ vậy, nếu khâu phân loại tại nguồn thực hiện tốt thì lƣợng rác cũng sẽ giảm đi đáng kể.
4.2. Thực trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Lạng Sơn rắn sinh hoạt tại Thành phố Lạng Sơn
4.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
a. Tổ chức theo quản lý nhà nước
Hình 4.3. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn
Nguồn: Công ty TNHH Huy Hoàng
UBND thành phố Lạng Sơn
Phòng tài nguyên & Môi trƣờng Công ty TNHH
Huy Hoàng
UBND các phƣờng , xã
- UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chung về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh và có bộ phận chuyên môn thực hiện công việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn của các UBND huyện/thành phố. Ban hành những quy định chung về quản lý chất thải rắn, ban hành mức thu phí vệ sinh thích thích hợp. Số ngƣời phụ trách kiêm nhiệm với số lƣợng 02 ngƣời.
- UBND thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn, chỉ đạo các phòng, ban, UBND các phƣờng, xã, công ty TNHH Huy Hoàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Số ngƣời phụ trách với số lƣợng 01 cán bộ kiêm nhiệm.
- Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng: Giám sát chất lƣợng vệ sinh từ khâu thu gom, vận chuyển trên địa bàn của từng phƣờng, xã đối với chất thải rắn sinh hoạt; phối hợp với Phòng Quản lý đô thị tham mƣu cho UBND thành phố lựa chọn địa điểm các trạm trung chuyển rác trên địa bàn. Số ngƣời phụ trách với số lƣợng 01 cán bộ chuyên môn.
- UBND các phƣờng, xã tổ chức và quản lý các đội thu gom rác dân lập, vận động, tuyên truyền các hộ dân, tổ chức trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (số lƣợng ngƣời tham gia tùy thuộc vào các phƣờng, xã, có hoặc không có).
- Công ty TNHH Huy Hoàng đƣợc thành lập và chịu sự quản lý của UBND thành phố và là đơn vị chuyên trách thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cho thành phố Lạng Sơn. Công ty vệ sinh môi trƣờng có trách nhiệm:
+ Thu gom, vận chuyển và xử lý/tiêu hủy chất thải rắn từ điểm tập kết tại các đƣờng phố, xã phƣờng trên địa bàn thành phố đến khu xử lý/bãi chôn lấp.
+ Hƣớng dẫn các tổ, đội vệ sinh về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý vệ sinh đô thị và hƣớng dẫn an toàn lao động.
- Các tổ/Đội vệ sinh môi trƣờng: Chịu sự chỉ đạo hƣớng dẫn của Công ty vệ sinh môi trƣờng (số lƣợng ngƣời cụ thể tại phần cơ cấu của Công ty)
Nhận xét chung :
Ƣu điểm :
Hệ thống quản lý đƣợc phân cấp và quy định từng chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Trong thời gian qua bằng nỗ lực của chính quyền và nhân dân việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có nhiều tiến bộ, các phƣờng cũng đã thành lập các tổ đội vệ sinh môi trƣờng trong dân, để thu gom.
Nhƣợc điểm :
Do là đơn vị tƣ nhân đảm nhiệm chức năng thu gom, xử lý nên kinh phí đầu tƣ các hạng mục xử lý cũng nhƣ thu gom còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thu gom, xử lý chƣa triệt để.
Lƣợng rác thải sinh hoạt hàng ngày thu gom đƣợc đều không đƣợc phân loại. Hiện nay biện pháp chủ yếu dùng để xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn là chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Tân Lang, Văn Lãng, Tỉnh Lạng Sơn.
b. Tổ chức quản lý tư nhân
Hiện nay đơn vị chuyên trách về vấn đề vệ sinh môi trƣờng của thành phố là Công ty TNHH Huy Hoàng (đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn):
Công ty TNHH Huy Hoàng đƣợc thành lập ngày 22/06/1993. Trụ sở chính tại Số 305 Bà Triệu, phƣờng Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn.
Công ty đã hoạt động đƣợc 21 năm, lĩnh vực hoạt động là bảo vệ môi trƣờng bao gồm dịch vụ vệ sinh môi trƣờng, quét dọn thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt đô thị, trồng rừng, trồng cây xanh bóng mát đô thị. Công ty hoạt động trên địa bàn 6 huyện của tỉnh Lạng Sơn bao gồm 6 thị trấn là: Hữu Lũng, Cao Lộc, Đồng Đăng, Na Sầm, Thất Khê, Tu Đồn và 3 cửa khẩu là Hữu Nghị, Cốc Nam và Tân Thanh.
Nguồn: Công ty TNHH Huy Hoàng
Cơ cấu tổ chức của công ty Môi trƣờng đô thị Huy Hoàng đƣợc thể ở hình 4.4 sau:
Hình 4.4. Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty TNHH Huy Hoàng Bộ máy quản lý gồm : - 01 Giám đốc - 02 Kế toán - 01 Thủ quỹ - 02 Cán bộ chuyên trách về môi trƣờng - 02 Cán bộ điều hành sản suất. Tổ đội sản xuất 3 tổ:
- Thu gom, vận chuyển: 180 ngƣời
- Xử lý: Số lƣợng cán bộ công nhân viên tại bãi xử lý và chôn lấp có 18 ngƣời, gồm:
+ Bộ phận quản lý: 04 ngƣời.
+ Cán bộ kỹ thuật và nuôi cấy vi sinh: 03 ngƣời. + Lái xe chuyên dùng và sửa chữa: 07 ngƣời. + Vệ sinh, bảo vệ khu vực: 03 ngƣời. + Vận hành bơm nƣớc: 01 ngƣời.
Kế toán trƣởng
Giám đốc
Phòng tài vụ Phòng điều hành Đội sản xuất xe Kế toán Thủ quỹ Đội trƣởng Nhân viên Tổ sản xuất Tổ sản xuất Kế toán viên Huyện Thành phố
Hiện nay, công ty TNHH Huy Hoàng đang thực hiện hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và thị trấn Bình Gia huyện Bình Gia. Đồng thời ký hợp đồng xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Tân Lang với các đơn vị làm dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng. Các đơn vị cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4.4. Tình hình hoạt động của công ty TNHH Huy Hoàng
Stt Đơn vị Nội dung thực hiện
A. Địa bàn Thành phố Lạng Sơn Thu
gom
Vận
chuyển Xử lý
1 Phòng Quản lý đô thị X x X
2 UBND Phƣờng Hoàng Văn Thụ X x X
3 UBND Phƣờng Chi Lăng X x X
4 UBND Phƣờng Vĩnh Trại X x X
5 UBND Phƣờng Tam Thanh X x X
6 UBND Phƣờng Đông Kinh X x X
7 UBND xã Mai Pha X x X
8 UBND xã Hoàng Đồng X x X
B. Địa bàn các huyện
1 UBND thị trấn Bình Gia X x X
2 Công ty CP ĐT XD MT Công Sơn X
3 HTX Đồng Tâm X
4 Doanh nghiệp Tƣ nhân Nguyễn Tiến Hòa X
5 Công ty CP thƣơng mại dịch vụ Tân Minh X
6 Công ty TNHH Thành Linh X
7 Hợp tác xã xây dựng và Môi trƣờng x
Giám đốc Công ty là ngƣời đứng đầu của Công ty điều hành các hoạt động của Công ty và chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc với hoạt động bảo vệ môi trƣờng của thành phố Lạng Sơn. Giám đốc giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định của Công ty nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của Công ty và
có nghĩa vụ báo cáo với các cấp chính quyền nhƣ Bộ Tài Nguyên Môi trƣờng, Bộ Lao động Thƣơng binh xã hội.
Trách nhiệm của các phòng ban trong Công ty đều rất quan trọng thƣờng xuyên báo cáo lại các hoạt động của mình với Giám đốc và chịu trách nhiệm về công việc của mình đƣợc giao.
Bảng 4.5. Danh sách phƣơng tiện thiết bị vận chuyển rác thải của công ty TNHH Huy Hoàng
Stt Tên phƣơng tiện Số lƣợng Nƣớc sản xuất
1 KAMAT 5 Nga
2 DONGFENG 6 Trung Quốc
3 HUYN DAI 02 Hàn Quốc
4 IFA 01 Đức
5 SO LA 200 02 Nhật
6 Máy ủi ĐT 75 02 Nga
7 VEAM 15 Trung Quốc, Việt Nam
8 xe gom rác chạy điện 100 Trung Quốc, Việt Nam Trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển cơ bản đã đƣợc cơ giới hóa với 1005 xe đẩy bằng tay đƣợc thay thế bằng xe điện, nên công tác vệ sinh môi trƣờng thành phố khá sạch sẽ, hiệu xuất thu gom đạt khoảng 90% .
Các thiết bị hoạt động bao gồm:
- Xe ép rác là xe chuyên dùng có công suất 3 – 18m3 - Xe chở rác là xe có công suất 40m3
- Xe hút bụi đƣờng là xe có chổi quét, có khả năng hút bụi làm giảm lƣợng bụi cho đƣờng phố.
- Xe tƣới nƣớc cũng làm giảm lƣợng bụi
- Ngoài ra còn có một số thiết bị cơ khí đặc thù: xe phục vụ lễ tang, xe vận chuyển đất, xe cẩu đất, xúc đất mà Công ty đã sử dụng.
Nguồn: Công ty môi trường đô thị Huy Hoàng
Nhận xét chung:
Ƣu điểm:
Thu gom, vận chuyển trên toàn địa bàn thành phố và hợp đồng xử lý đối với 7 đơn vị thu gom, vận chuyển trên địa bàn tỉnh. Nhằm hỗ trợ công tác xử lý rác thải,