Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 30)

- Xác định đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn. - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Lạng Sơn.

- Dự báo lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của Thành phố Lạng Sơn đến năm 2025.

- Đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố Lạng Sơn.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp luận

Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trƣờng, các dữ liệu môi trƣờng cơ sở phải đƣợc nghiên cứu, thu thập, chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phƣơng án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác môi trƣờng đạt hiệu quả.

Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trƣởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về mặt khối lƣợng và đa dạng về thành phần. Do đó, chất thải rắn đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trƣờng gây tiêu cực tới mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời một cách nghiêm trọng, nếu không đƣợc quản lý và xử lý thích hợp.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do chất thải rắn gây ra, bởi ý thức thực hiện bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân chƣa cao. Chƣa có sự quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phƣơng. Vẫn còn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng cách thải bỏ trong khuôn viên, hay đốt làm ô nhiễm môi trƣờng xung quanh.

2.3.2.2. Phương pháp cụ thể

a. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp trong quá trình nghiên cứu bao gồm:

+ Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. + Sử dụng những tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài từ Phòng Tài nguyên & Môi trƣờng Thành phố Lạng Sơn, Chi cục BVMT tỉnh Lạng Sơn.

+ Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

+ Điều tra thu thập thông tin về công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

+ Các thông tin, số liệu, hình ảnh có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Lạng Sơn: dân số, khối lƣợng rác phát sinh, khối lƣợng thu gom…

địa phƣơng.

- Thu thập số liệu thực địa

+ Thu thập bằng hình thức điều tra, phỏng vấn cá nhân: dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp trực tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, ngƣời phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chƣơng trình đƣợc định sẵn dựa trên những thông tin cần thu thập phục vụ cho nghiên cứu. Bộ câu hỏi phỏng vấn: Sử dụng bảng câu hỏi dƣới dạng viết và các câu trả lời tƣơng ứng. Có hai dạng câu hỏi chính là câu hỏi mở và câu hỏi đóng.

+ Đối tƣợng là cộng đồng dân cƣ:

Số hộ phỏng vấn: Phỏng vấn 90 hộ theo 8 tuyến điều tra đại diện cho 8 xã, phƣờng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Hình 2.1. Sơ đồ các điểm điều tra điều tra, phỏng vấn

Mục đích phỏng vấn: Thu thập số liệu thô về tình hình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đánh giá đƣợc ý thức cộng đồng của ngƣời dân

trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện của thành phố.

+ Thu thập bằng phƣơng pháp lấy mẫu Nguyên tắc lựa chọn mẫu:

Biến số độc lập (X): số hộ gia đình, số nhân khẩu, giới tính, thu nhập hộ gia đình, tỷ lệ phân loại rác, tỷ lệ thu gom.

Biến số phụ thuộc (Y): khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh theo ngày. Số lƣợng mẫu: Chọn 90 hộ gia đình để làm mẫu nghiên cứu trên địa bàn thành phố gồm 5 phƣờng nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính, chợ và khu dân cƣ, dao động từ 11-15 hộ (trung bình chọn mẫu là 13 hộ/phƣờng), 3 xã trung bình chọn mẫu là 9-10 hộ/xã. Những hộ trong mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn dựa trên tiêu chí số nhân khẩu, dao động từ 2 ngƣời đến 6 ngƣời.

Cách thức thực hiện: Tại mỗi hộ gia đình sẽ đặt 2 thùng rác, 1 thùng chứa rác vô cơ và 1 thùng chứa rác hữu cơ. Chất thải rắn sinh hoạt của mỗi hộ sẽ đƣợc thu gom, cân hằng ngày và theo dõi liên tục trong vòng 10 ngày.

b. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu:

Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập đƣợc từ các phƣơng pháp trên và đƣa ra một số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở để đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm.

- Dự báo đƣợc lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025:

c. Phƣơng pháp dự báo:

+ Dựa trên cơ sở Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Lạng Sơn; Hiện trạng và tốc độ gia tăng dân số bình quân của huyện; Chiến lƣợc quản lý chất thải rắn của Việt Nam,…

+ Dự báo lƣợng chất thải rắn đến năm 2025 thì phải xác định đƣợc chuỗi thời gian về số lƣợng dân số trong tƣơng tai cụ thể đƣợc tính đến năm 2025. Sự gia tăng dân số của thành phố đƣợc tổng hợp ở bảng 4.8 bằng việc sử dụng công thức tính sau để dự báo dân số từ nay đến 2025 của thành phố:

N*i+1 = Ni + (r.Ni.t)

Trong đó: Ni: Số dân hiện tại (ngƣời)

N*i+1: Số dân sau một năm (ngƣời)

t: Thời gian (năm)

r : Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm (r = 0,95%)

- Đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn:

Chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc, so sánh mức độ tin cậy của các số liệu trên cơ sở rút ra đƣợc kết luận về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố, từ đó đƣa ra các đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả.

Phần 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.Vị trí địa lý

Thành phố Lạng Sơn nằm ở vị trí từ 21,45 đến 22 độ vĩ Bắc, 106,39 đến 107,03 độ Kinh Đông; Có diện tích tự nhiên 7.811,14 ha, cách thủ đô Hà Nội 154 Km về phía Nam, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị 15 Km. Dân số của thành phố có 82.062 ngƣời với 104 khối, thôn chia thành 08 đơn vị hành chính (05 phƣờng, 03 xã). Thành phố Lạng Sơn có vị trí giáp ranh nhƣ sau:

Phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng, huyện Cao Lộc.

Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch, huyện Cao Lộc và Vân Thủy, huyện Chi Lăng.

Phía Đông giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp thành, Tân Liên, huyện Cao Lộc.

Phía Tây giáp xã Xuân Long, huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp huyện Văn Quan.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020)

3.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Lạng Sơn nằm giữa một lòng chảo lớn, có dòng sông Kỳ Cùng chảy quá trung tâm thành phố. Đất đƣợc bồi tụ tạo nên từ sông Kỳ Cùng có thể chia làm 3 bậc thềm: Giải đất bệnh viện Đa Khoa, đƣờng đi Bản Loỏng, giải đất sân bay Mai pha và thềm bờ sông Kỳ Cùng.

Thành phố Lạng Sơn đƣợc bao quanh bởi hai dãy núi cao: Mẫu Sơn và Chắp Chài, có độ cao trung bình 250m với mực nƣớc biển, gồm các kiểu địa hình; Địa hình núi đất phân bổ ở các khu vực phía đông, đông bắc, tây nam thành phố;

địa hình đá vôi có nhiều hang động ở khu vực trung tâm tạo nên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ Nhất - Nhị - Tam Thanh, Chùa Tiên…

Thành phố Lạng Sơn có nhiều núi, phần lớn các núi đều có ý nghĩa về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa, danh lam thắng cảnh nhƣ: núi Khau Mạ có đỉnh cao 800m, đứng trên đỉnh núi có khả năng bao quát toàn bộ khu vực thành phố đến tận Đồng Đăng; núi Khau Puồng, Khuôn Nhà, Phác Mông,... thuộc xã Quảng Lạc, núi Phia Trang thuộc xã Mai Pha (khu di tích Mai Pha), núi Đại Tƣợng, núi Dƣơng, núi Phai Vệ, Tam Thanh, Nhị Thanh, Vọng Phu đều là những danh thắng tiêu biểu cho xứ Lạng.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020)

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

* Về khí hậu:

Khu vực nghiên cứu

Lạng Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhƣng do nền địa hình cao (trung bình là 250m so với mặt nƣớc biển) nên khí hậu Lạng Sơn chịu ảnh hƣởng của khí hậu á nhiệt đới, một năm đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm có mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Thành phố Lạng Sơn nằm ở vị trí địa đầu phía bắc, lại là thung lũng lòng chảo án ngữ bởi ba dãy núi cao: dãy Công Sơn, Mẫu Sơn có đỉnh cao 1541m, dãy núi Khau Mạ cao mở về phía tây và phía đông của thành phố đã tạo thành phiếu hút gió mùa đông bắc làm cho thành phố Lạng Sơn trở thành một trong những nơi rét nhất toàn quốc. Gió mùa đông bắc chiếm ƣu thế suốt từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, những đợt gió cuối mùa vẫn ảnh hƣởng khá lớn tới gió rét, không khí lạnh tràn về kèm theo giông, gây gió mạnh và mƣa rào. Tốc độ gió bình quân là 1,9 m/s.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 21,40C, độ ẩm trung bình là 84%, nhiệt độ cao nhất là 390C và thấp nhất là 30

C

Lƣợng mƣa trung bình hằng năm là 1439 mm và đƣợc chia làm hai mùa: mùa mƣa với lƣợng mƣa chiếm 75%, cao nhất là vào tháng 8 (260 mm); mùa khô với lƣợng mƣa chiếm 25%, thấp nhất vào tháng riêng (6 mm).

Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày nhƣ hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ.

* Về thủy văn:

Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng chảy qua địa phận thành phố dài 19 km. Lòng sông rộng trung bình 100m, mức nƣớc giữa hai mùa mƣa và mùa khô chênh lệch ít, chỉ khi có mƣa to, bão lũ thì nƣớc dâng lên khá đột ngột, nhƣng rút cũng nhanh. Lƣu lƣợng trung bình trong năm là 2300 m3

Ngoài sông Kỳ Cùng, trên địa bàn thành phố Lạng Sơn còn có các suối: suối Lao Ly chạy từ Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa đổ ra sông Kỳ Cùng; suối Quảng Lạc dài 7,9 m, rộng 6 - 8m, lòng sâu, về mùa cạn nƣớc chỉ có 0,5 - 1m, khi mùa lũ lên tới 2 - 3m.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020)

3.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên nước:

- Nguồn nƣớc mặt: gồm nƣớc từ sông Kỳ Cùng, với độ dài sông trên địa bàn thành phố là 19 km, lƣu lƣợng trung bình là 2300 m3/s, chênh lệch mực nƣớc giữa mùa khô và mùa mƣa không lớn. Ngoài sông Kỳ Cùng, thành phố có suối Lao Ly chảy qua, có hồ Phai Loạn rộng gần 7,5 ha đƣợc coi nhƣ hồ điều hòa của khu vực Kỳ Lừa và Tam Thanh, Nhị Thanh; đập Nà Tâm, hồ Thâm Sỉnh, hồ Bó Chông và một số hồ đập nhỏ khác. Nhìn chung hệ thống sông suối, ao hồ của thành phố phong phú, phân bổ tƣơng đối đều, thuận tiện cho khai thác nƣớc mặt cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

- Nguồn nƣớc ngầm: nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn thành phố có trữ lƣợng khoảng 10.000 m3/ngày. Mùa khô nguồn nƣớc ngầm rất hạn chế, không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn thành phố.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020)

* Tài nguyên đất:

- Tính đến 31/12/2017 thì hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhƣ sau.

Tổng diện tích tự nhiên của Lạng Sơn là: 831.009 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 687.439 ha, chiếm 82,72% diện tích tự nhiên; Diện tích đất phi nông nghiệp: 49.049 ha, chiếm 5,9% diện tích tự nhiên; Diện tích đất chƣa sử dụng: 94.521 ha, chiếm 11,38 % tổng diện tích tự nhiên;

Nhƣ vậy, tiềm năng về đất còn tƣơng đối lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển công nghiệp.

- Tính đến 31/12/2017 tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố là 7.794 ha trong đó:

Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 1.466 ha chiếm 18,8% diện tích đất tự nhiên.

Đất lâm nghiệp là 4.221 ha chiếm 54,2% diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên dùng 994 ha chiếm 12,8% diện tích đất tự nhiên. Đất ở 631 ha chiếm 8,1 % diện tích đất tự nhiên.

(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Lạng Sơn năm 2017) * Tài nguyên nhân văn:

Thành phố Lạng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn con ngƣời mà ở nơi khác không có đƣợc nhƣ: khu Nhất - Nhị - Tam Thanh, hang động Chùa Tiên, bến đá Kỳ Cùng, phố chợ Kỳ Lừa với dấu án của văn hóa hội chợ mang đậm bản sắc vùng dân tộc, biên giới. Bên cạnh các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thành phố Lạng Sơn còn có nhiều di tích lịch sử kỳ thú đƣợc hình thành trên một bề dày lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân thành phố nhƣ: chùa Thành, đền Tả Phủ, đền Kỳ Cùng, đền cửa Tây, đền cửa Đông, và khu lƣu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ.

Những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử phong phú đã tạo thuận lợi cho thành phố thu hút khách du lịch, thúc đẩy ngành thƣơng mại và dịch vụ phát triển.

3.1.5. Cảnh quan môi trường

* Cảnh quan:

Những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của tỉnh, công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật và môi trƣờng đô thị đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm đầu tƣ, nhiều tuyến đƣờng đƣợc đầu tƣ mới, đồng bộ và hoàn thiện, nhiều khu đô thị mới, khu tái định cƣ đƣợc quy hoạch, xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh, hệ thống cấp thoát nƣớc, điện lƣới, vệ sinh môi trƣờng đô thị đƣợc duy tu, cải tạo thƣờng xuyên đã góp phần tích cực trong việc tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.

Từ năm 2008 đến nay, nhiều tuyến đƣờng quan trọng trong thành phố đƣợc đầu tƣ xây dựng, đã và đang hoàn thành nhƣ: đƣờng Bà Triệu giai đoạn I, từ ngã tƣ Lý Thái Tổ đến đƣờng Bông Lau… Ngoài ra, công tác xã hội hóa xây dựng các bến, bãi đỗ xe cũng đạt đƣợc nhiều kết quả. Công tác đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng chính, bến, bãi đỗ xe đã góp phần làm giảm thiểu nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông.

Một số khu đô thị mới nhƣ: Phú Lộc III, IV, dự án liên doanh quốc tế Lạng Sơn, khu đô thị mới Nam Hoàng Đồng và một số công trình công cộng đã tạo nên dáng dấp các khu đô thị mới khang trang, hiện đại.

Các khu tái định cƣ trên địa bàn thành phố cũng cơ bản đƣợc hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí tái định cƣ, thực hiện giải phóng mặt bằng cho các dự án khác. Có thể nói, tại các khu đô thị mới, khu tái định cƣ và các tuyến đƣờng mới, việc quản lý xây dựng công trình, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đƣợc nghiên cứu và đầu tƣ đồng bộ theo quy hoạch đã tránh đƣợc việc đào bới chồng chéo gây lãng phí và ảnh hƣởng đến môi trƣờng, cảnh quan và giao thông đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)