Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 38)

* Tài nguyên nước:

- Nguồn nƣớc mặt: gồm nƣớc từ sông Kỳ Cùng, với độ dài sông trên địa bàn thành phố là 19 km, lƣu lƣợng trung bình là 2300 m3/s, chênh lệch mực nƣớc giữa mùa khô và mùa mƣa không lớn. Ngoài sông Kỳ Cùng, thành phố có suối Lao Ly chảy qua, có hồ Phai Loạn rộng gần 7,5 ha đƣợc coi nhƣ hồ điều hòa của khu vực Kỳ Lừa và Tam Thanh, Nhị Thanh; đập Nà Tâm, hồ Thâm Sỉnh, hồ Bó Chông và một số hồ đập nhỏ khác. Nhìn chung hệ thống sông suối, ao hồ của thành phố phong phú, phân bổ tƣơng đối đều, thuận tiện cho khai thác nƣớc mặt cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

- Nguồn nƣớc ngầm: nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn thành phố có trữ lƣợng khoảng 10.000 m3/ngày. Mùa khô nguồn nƣớc ngầm rất hạn chế, không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn thành phố.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020)

* Tài nguyên đất:

- Tính đến 31/12/2017 thì hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhƣ sau.

Tổng diện tích tự nhiên của Lạng Sơn là: 831.009 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 687.439 ha, chiếm 82,72% diện tích tự nhiên; Diện tích đất phi nông nghiệp: 49.049 ha, chiếm 5,9% diện tích tự nhiên; Diện tích đất chƣa sử dụng: 94.521 ha, chiếm 11,38 % tổng diện tích tự nhiên;

Nhƣ vậy, tiềm năng về đất còn tƣơng đối lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển công nghiệp.

- Tính đến 31/12/2017 tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố là 7.794 ha trong đó:

Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 1.466 ha chiếm 18,8% diện tích đất tự nhiên.

Đất lâm nghiệp là 4.221 ha chiếm 54,2% diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên dùng 994 ha chiếm 12,8% diện tích đất tự nhiên. Đất ở 631 ha chiếm 8,1 % diện tích đất tự nhiên.

(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Lạng Sơn năm 2017) * Tài nguyên nhân văn:

Thành phố Lạng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn con ngƣời mà ở nơi khác không có đƣợc nhƣ: khu Nhất - Nhị - Tam Thanh, hang động Chùa Tiên, bến đá Kỳ Cùng, phố chợ Kỳ Lừa với dấu án của văn hóa hội chợ mang đậm bản sắc vùng dân tộc, biên giới. Bên cạnh các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thành phố Lạng Sơn còn có nhiều di tích lịch sử kỳ thú đƣợc hình thành trên một bề dày lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân thành phố nhƣ: chùa Thành, đền Tả Phủ, đền Kỳ Cùng, đền cửa Tây, đền cửa Đông, và khu lƣu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ.

Những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử phong phú đã tạo thuận lợi cho thành phố thu hút khách du lịch, thúc đẩy ngành thƣơng mại và dịch vụ phát triển.

3.1.5. Cảnh quan môi trường

* Cảnh quan:

Những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của tỉnh, công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật và môi trƣờng đô thị đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm đầu tƣ, nhiều tuyến đƣờng đƣợc đầu tƣ mới, đồng bộ và hoàn thiện, nhiều khu đô thị mới, khu tái định cƣ đƣợc quy hoạch, xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh, hệ thống cấp thoát nƣớc, điện lƣới, vệ sinh môi trƣờng đô thị đƣợc duy tu, cải tạo thƣờng xuyên đã góp phần tích cực trong việc tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.

Từ năm 2008 đến nay, nhiều tuyến đƣờng quan trọng trong thành phố đƣợc đầu tƣ xây dựng, đã và đang hoàn thành nhƣ: đƣờng Bà Triệu giai đoạn I, từ ngã tƣ Lý Thái Tổ đến đƣờng Bông Lau… Ngoài ra, công tác xã hội hóa xây dựng các bến, bãi đỗ xe cũng đạt đƣợc nhiều kết quả. Công tác đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng chính, bến, bãi đỗ xe đã góp phần làm giảm thiểu nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông.

Một số khu đô thị mới nhƣ: Phú Lộc III, IV, dự án liên doanh quốc tế Lạng Sơn, khu đô thị mới Nam Hoàng Đồng và một số công trình công cộng đã tạo nên dáng dấp các khu đô thị mới khang trang, hiện đại.

Các khu tái định cƣ trên địa bàn thành phố cũng cơ bản đƣợc hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí tái định cƣ, thực hiện giải phóng mặt bằng cho các dự án khác. Có thể nói, tại các khu đô thị mới, khu tái định cƣ và các tuyến đƣờng mới, việc quản lý xây dựng công trình, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đƣợc nghiên cứu và đầu tƣ đồng bộ theo quy hoạch đã tránh đƣợc việc đào bới chồng chéo gây lãng phí và ảnh hƣởng đến môi trƣờng, cảnh quan và giao thông đô thị.

Bên cạnh đó, hệ thống cấp thoát nƣớc đô thị cũng đƣợc đầu tƣ nâng cấp và mở rộng. Hệ thống thoát nƣớc đô thị thƣờng xuyên đƣợc duy tu, cải tạo và đầu tƣ theo đúng quy hoạch, góp phần giảm thiểu cơ bản nguy cơ ngập úng trong mùa mƣa lũ.

Hệ thống điện cũng đã cơ bản đƣợc hoàn thiện với việc hoàn chỉnh dự án cải tạo lƣới điện thành phố (IVO) theo tiêu chuẩn đô thị loại II, góp phần ổn định trật tự an toàn giao thông, tạo cảnh quan môi trƣờng.

* Môi trường:

Trong 3 năm qua, thành phố đã triển khai 23 dự án phát triển đô thị. Nhiều khu đô thị mới nhƣ Nam Hoàng Đồng, Nam thành phố, tái định cƣ Mai Pha... đang dần đƣợc hình thành, tạo diện mạo mới cho TP Lạng Sơn. Cùng với đó, TP tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị: quản lý, duy trì hệ thống điện chiếu sáng; trồng mới, cải tạo cây xanh, vƣờn hoa, khuôn viên; cải tạo đƣờng giao thông, vỉa hè...

Cho đến nay, toàn TP có gần 7.300 m2

cây xanh, thảm cỏ; gần 3.000 cây xanh các loại và 2.583 chậu cây cảnh. Trong 3 năm (2008-2010), 138 tuyến đƣờng ngõ, đƣờng liên thôn dài gần 27.000m đã đƣợc bê tông hóa; 16 tuyến vỉa hè với chiều dài 4.700 m đã đƣợc lát gạch tự chèn từ nguồn kinh phí nhà nƣớc và xã hội hóa theo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Tăng cƣờng công tác vệ sinh môi trƣờng, bên cạnh việc tổ chức thu gom rác thải, xóa bỏ các điểm tập kết rác trong nội thành; TP Lạng Sơn còn tiến hành vệ sinh, khơi thông dòng chảy suối Lao Ly, khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ ở một số điểm trên địa bàn góp phần tạo cảnh quan môi trƣờng xanh, sạch đẹp.

Công tác vệ sinh môi trƣờng đƣợc duy trì và thực hiện nghiêm túc, tại khu vực thành phố, chất thải rắn thu gom đạt gần 95% , đƣợc gom về bãi rác tập trung của tỉnh và đƣợc xử lý theo đúng quy trình, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Các cơ sở sản xuất có ảnh hƣởng xấu nằm trong khu dân cƣ đƣợc quy hoạch di dời để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong khu dân cƣ.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020)

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân số lao động và việc làm

Thành phố Lạng Sơn hiện có 5 phƣờng nội thành là Hoàng Văn Thụ, Tam Thanh, Chi Lăng, Đông Kinh, Vĩnh Trại và xã 3 ngoại thành là xã Hoàng Đồng, Mai Pha và Quảng Lạc.

Dân số của thành phố năm 2018 là 96.347 ngƣời, với nhiều dân tộc khác nhau nhƣ: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm ngƣời Dao, Mƣờng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Ngái... chủ yếu là Tày chiếm 29,85%, Kinh chiếm 44,59%, Nùng chiếm 25,35%, Hoa chiếm 1,01% còn lại là các dân tộc Dao, Mƣờng, Thái… chiếm 0,11%. Trong đó, dân số nội thành chiếm 75,34 % và ngoại thành chiếm 24,66 %, với mật độ là 1.236,17 ngƣời/km², tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2018 là 1,5%.

Bảng 3.1. Dân số và cơ cấu dân số thành phố năm 2015 - 2018

Đơn vị 2015 2016 2017 2018

Dân số trung bình Ngƣời 92095 93550 94863 96347

- Nam " 45734 46542 47363 48123

- Nữ " 46361 47008 47500 48224

- Thành thị " 68599 69787 71042 72173

- Nông thôn " 23496 23763 23821 24174

(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Lạng Sơn năm 2018)

Trong độ tuổi lao động chiếm 56% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chỉ chiếm 26% so với lao động trong độ tuổi. Số lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm hơn 10% trong tổng số lao động. Lực lƣợng lao động của thành phố tƣơng đối trẻ, đa số có trình độ từ trung học cơ sở trở lên, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển của thành phố.

3.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Mạng lưới giao thông:

Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn Thành phố khá hoàn chỉnh, có đƣờng quốc lộ 1A, 4A, 4B, đƣờng sắt liên vận quốc tế... chạy qua. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có khoảng 40 km đƣờng quốc lộ với bề mặt rộng từ 10- 20 m, 60 km đƣờng tỉnh lộ với mặt đƣờng rộng từ 5-11 m. Tuyến cao tốc Hà Nội - Hữu Nghị Quan với 6 làn xe sẽ đƣợc xây dựng với tổng vốn đầu tƣ dự kiến 1,4 tỷ USD vào 2010. Việt Nam hợp tác với Trung Quốc xây dựng tuyến đƣờng sắt liên vận quốc tế cho Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng cảng Phả Lại thành cảng đầu mối quan trọng trong tuyến đƣờng thủy của hành lang.

* Thuỷ lợi:

Thủy lợi và cấp nƣớc: Trên địa bàn Thành phố hiện có 8 hồ đập lớn nhỏ, với năng lực thiết kế 600 ha và 20 trạm bơm có khả năng tƣới cho 300 ha; 10 giếng khoan với công suất 500 - 600 m³/h và 50 km đƣờng ống phi 50 - 300 mm, cung cấp nƣớc cho trên 8.000 hộ và hơn 300 cơ quan, trƣờng học. Hiện nay, Thành phố có khoảng 8 km đƣờng ống thoát nƣớc và hơn 5 km đƣờng mƣơng thoát nƣớc.

* Hệ thống điện:

Hệ thống điện lƣới quốc gia trên địa bàn Thành phố có khoảng 15 km đƣờng dây cao thế 10 KV, 70 km đƣờng dây 6 KV, 350 km đƣờng dây 0,4 KV... trên 200 trạm biến áp các loại có dung lƣợng từ 30-5.600 KVA cung cấp cho hơn 15.00 điểm công tơ. Sản lƣợng điện thƣơng phẩm trên địa bàn Thành phố ngày càng tăng từ 21 triệu KWh năm 1998 lên 25,8 triệu KWh năm 2002, bình quân hàng năm tăng 5,3%, các trục đƣờng chính, các ngã ba, ngã tƣ đều đã đƣợc trang bị hệ thống đèn báo hiệu.

* Mạng lưới thông tin - liên lạc:

Năm 1997 lắp đặt và đƣa vào sử dụng hệ thống truyền dẫn vi ba số từ trung tâm Thành phố đến 11 huyện, các cửa khẩu. Tổng các kênh vi ba số nội Tỉnh là 400 kênh, dung lƣợng tổng đài TDX - 1B 8.000 số. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 15.000 máy thuê bao và hàng nghìn máy di động,...

* Cơ sở y tế:

Công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thành phố đƣợc tăng cƣờng với hệ thống mạng lƣới y tế cơ sở khá hoàn thiện. Ở hầu hết các phƣờng, xã, trong thành phố đã có đội ngũ y, bác sỹ.

* Giáo dục - đào tạo:

Thành phố Lạng Sơn có hệ thống giáo dục khá hoàn thiện với các bậc học từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng và đại học.

* Văn hoá - xã hội - thông tin thể thao:

Công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động văn hoá đƣợc tăng cƣờng, các dịch vụ văn hoá hoạt động đúng pháp luật, phong trào xây dựng làng văn hoá đƣợc triển khai đồng đều trên các địa phƣơng, đơn vị.

Phong trào thể dục, thể thao của thành phố trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, từng bƣớc đƣợc mở rộng và phát triển góp phần nâng cao đời sống tinh thần của ngƣời dân.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn

4.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn

Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trƣờng học và các hoạt động thƣơng mại dịch vụ khác.

Hình 4.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp. Lạng Sơn

Với các nguồn phát sinh khác nhau thì tỷ lệ phát sinh cũng tùy thuộc tính chất công việc, ngành nghề sinh hoạt. Theo nguồn cung cấp của Công ty TNHH Huy Hoàng ( đơn vị thu gom rác trên địa bàn thành phố), thì ta thấy nguồn phát sinh chủ yếu là nhà dân, khu dân cƣ và bệnh viện, các cơ sở y tế chiếm tới 48 %.

Nơi vui chơi, giải trí Bệnh viện, cơ sở y tế Khu, cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp Nhà dân, khu dân cƣ. Chợ, bến xe, nhà ga

Giao thông, xây dựng Cơ quan trƣờng học Các công trình công cộng, trạm xử lý nƣớc thải CTR Sinh hoạt

Còn lại là các nguồn khác chỉ chiếm từ 4-18%, cụ thể % các nguồn phát sinh đƣợc thể hiện qua biểu đồ hình 4.2 sau :

Hình 4.2. Biểu đồ Tỷ lệ % các nguồn CTRSH phát sinh

Do đó cần phải có những giải pháp ƣu tiên cho những nguồn phát sinh lớn trên địa bàn thành phố, nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý, xử lý.

4.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Lạng Sơn

Với dân số 96.347 ngƣời và 7 chợ, 3 siêu thị, 2 trung tâm thƣơng mại, 3 bệnh viện và hàng trăm cơ quan, trƣờng học, các công trình công cộng, trạm xử lý nƣớc thải. Lƣợng phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn thành phố đƣợc thể hiện ở bảng 4.1 nhƣ sau:

Bảng 4.1. Bảng khối lƣợng thu gom CTR sinh hoạt phát sinh qua các năm 2015 - 2018

Địa bàn thu gom trên địa bàn TPLS Năm 2015 tấn/ngày Năm 2016 tấn/ngày Năm 2017 tấn/ngày Năm 2018 tấn/ngày Tỷ lệ thu gom % Các phƣờng: Hoàng Văn Thụ 14,2 14,7 15,1 15,3 87-95 Chi Lăng 12,5 12,9 13,7 14,2 95 Vĩnh Trại 13,1 13,4 14,1 14,4 95 Đông Kinh 13,3 13,8 13,9 14 95 Tam Thanh 12,1 12,9 13,1 13,4 95 Các xã: Hoàng Đồng 4,3 4,5 4,8 5 95 Mai Pha 3,1 3,3 3,5 4 95 Tổng 72,6 75,5 78,2 80,3 95

Qua bảng 4.1 ta thấy lƣợng chất thải rắn sinh hoạt ở địa phƣơng ngày càng tăng, năm sau nhiều hơn năm trƣớc. Theo số liệu thu thập năm 2018 lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 80,3 tấn/ ngày, tính bình quân theo đầu ngƣời hiện nay tại khu vực các phƣờng trung tâm thành phố vào khoảng 0,84 kg/ngƣời/ngày, tại các xã vào khoảng 0,56 kg/ngƣời/ngày.

4.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: cao su, nhựa nilon, giấy vụn carton, chất hữu cơ dễ phân huỷ, gỗ, rác vƣờn, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, gốm sứ, đất, cát, vải vụn và tro bụi.

Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn

STT Thành phần rác thải Đơn vị Khối

lƣợng

Tỷ lệ (%)

1 Thể tích m3 0,1

2 Trọng lƣợng Kg 26,1 100

3 Chất hữu cơ dễ phân huỷ: thức ăn,

rau, quả, lá,... Kg 2,7 10,34

4 Chất hữu cơ lâu phân hủy: gỗ, củi… Kg 0,7 2,68

5 Giấy các loại Kg 0,5 1,92

6 Nhựa, cao su Kg 2,4 9,2

7 Hàng dệt may, quần áo cũ, giẻ các

loại Kg 0,8 3,07

8 Kim loại Kg 0,1 0,38

9 Thủy tinh Kg 1,0 3,83

10 Chất thải nguy hại: vỏ hộp sơn, ắc

quy, pin,... Kg 0 0

11 Chất thải trơ : sỏi, cát, tro xỉ,... Kg 17,9 68,58

Với các nguồn phát sinh khác nhau thì tỷ lệ thành phần cũng khác nhau tùy thuộc đặc trƣng của mỗi khu vực, tính chất công việc, ngành nghề sinh hoạt. Theo Báo cáo quan trắc môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn năm 2018, thành phần của rác thải sinh hoạt thì ta thấy chủ yếu là chất thải trơ nhƣ sỏi, cát, tro xỉ, gạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)