Tăng cường công tác quản lý chất thải trong mùa mưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 69)

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong mùa mưa chất lượng nước sông Kỳ Cùng giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến sự gia tăng dòng chảy mặt và khả năng cuốn trôi các chất thải rắn xuống làm ô nhiễm dòng sông. Vì vậy, phải tăng cường quản lý chất thải trong mùa mưa, đặc biệt là rác thải. Có thể phải áp dụng cả những biện pháp tuyên truyền giáo dục, cả những biện pháp xử phạt hành chính với những vi phạm về quản lý rác trong các khu vực dân cư, đảm bảo rác thải được thu gom và xử lý ở những nơi cần thiết an toàn cho các dòng nước đổ vào sông Kỳ Cùng.

4.2.3. Tăng cường quản lý chất thải ở các khu dân cư

Mặc dù những biện pháp quản lý hiện tại về chất thải của Thành phố đã có tác dụng làm giảm nguồn thải và giảm tác động đến chất lượng nước sông. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy các khu dân cư vẫn ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng nước sông Kỳ Cùng. Số dân càng nhiều thì ảnh hưởng đến chất lượng nước sông càng lớn. Khi dân số các trung tâm dân cư vượt quá 10.000 người thì ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước của chúng trở lên rõ rệt. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ các nguồn thải, bao gồm rác thải và nước thải. Quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải các khu dân cư tập trung.

Đối với các trung tâm dân cư vượt quá 40.000 người trở lên thì ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết chỉ tiêu chất lượng nước sông, nhất là trong mùa mưa. Vì vậy, cần có những điểm quan trắc để giám sát chất lượng nước, kịp thời phát hiện và xử lý những hiện tượng làm ô nhiễm nguồn nước trước khi dẫn vào sông.

Ở những khu dân cư lớn từ 40.000 người trở lên cũng cần có những biện pháp kỹ thuật tăng cường để giảm phát thải vào dòng sông như tổ chức

54

thu gom và xử lý rác thải, đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào dòng sông, tăng cường kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử lý phạt vi phạm hành chính v.v...

4.2.4.Tăng cường tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường nước sông Kỳ Cùng

Kết quả khảo sát tham vấn ý kiến cộng đồng: Tác giả đã phát phiếu tham vấn 36 hộ dân sống xung quanh dọc một số địa phận khu vực nghiên cứu Sông Kỳ Cùng, trong đó có 10 hộ sinh sống tại huyện Lộc Bình (gần điểm khu vực nghiên cứu NM1 xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình), 16 hộ sinh sống tại thành phố Lạng Sơn (gần điểm khu vực nghiên cứu NM2, gồm: Phường Tam Thanh 09 hộ, Phường Chi Lăng 04 hộ và Phường Hoàng Văn Thụ 03 hộ) và 10 hộ sinh sống tại huyện Văn Lãng (gần điểm khu vực nghiên cứu NM3) cho thấy có đến 61% người dân được hỏi đã có ý kiến nhận thức rằng nước Sông Kỳ Cùng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, một số người dân sinh sống ở thành phố Lạng Sơn cho rằng “cách đây khoảng 20 năm về trước, khi thiếu nước còn xuống sông gánh nước về tắm giặt và sinh hoạt, nhưng hiện nay do quá trình đô thị hoá đã ngày càng làm cho chất lượng nước Sông bị nhiễm bẩn”. Do đó, cho thấy việc quản lý môi trường nước còn nhiều hạn chế, nhất là quản lý các nguồn thải. Vì vậy, mặc dù tỉnh đã quan tâm thực hiện nhiều biện pháp quản lý môi trường nhưng tình trạng quản lý chất thải vẫn chưa tốt. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước sông Kỳ Cùng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến thẩm mỹ và cảnh quan và môi trường của tỉnh nói chung. Vì vậy, cần tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên tuyền giáo dục và kết hợp với những biện pháp hành chính để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông vì sự phát triển của kinh tế xã hội địa phương.

Ngoài tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay trên các pano, áp phích nơi công cộng, còn phải xây dựng những quy ước cộng đồng, và tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường với các cá nhân, các tổ chức sinh sống hoặc sản xuất kinh doanh ở địa phương.

55

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Các chỉ số chất lượng nước dao động trong phạm vi khá lớn. Độ pH dao động từ 5,2 đến 8,1. Nhu cầu ô xy hóa sinh (BOD) dao động từ 0.09 - 14 ppm. Nhu cầu ô xy hóa học (COD) trong các mẫu nước dao động từ 6-28 ppm. Hàm lượng ô xy tự do trung bình là 5,47 trong 21 lần điều tra chỉ có 4 lần vượt trên mức yêu cầu đối với nước sinh hoạt. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước trung bình là 30 mg/l. Hàm lượng NH4 trung bình đạt 0,47mg/l, trong 21 lần quan trắc có tới 8 lần vượt quá Quy chuẩn môi trường với nước sinh hoạt. Hàm lượng kim loại nặng đều dưới Quy chuẩn môi trường. Hàm lượng Coliform thấp hơn Quy chuẩn môi trường. Nhìn chung, chất lượng nước trên sông Kỳ Cùng qua thành phố Lạng Sơn hiện tại bị ô nhiễm một phần. Những chỉ tiêu chất lượng nước đã vượt quy chuẩn môi trường gồm độ pH, hàm lượng ô xy hóa sinh, ô xy tự do, hàm lượng NH4, hàm lượng các chất rắn lơ lửng v.v.

- Hàm lượng các chất ô nhiễm nước trong mùa khô của hầu hết thấp hơn Quy chuẩn môi trường. Nhưng trong mùa mưa nhiều chỉ tiêu vượt quá mức cho phép, chủ yếu là các chỉ tiêu về chất hữu cơ như BOD, DO, NH4, NO3. Hàm lượng kim loại nặng và hàm lượng coliform đều thấp hơn Quy chuẩn môi trường.

- Các chỉ tiêu chất lượng nước sông Kỳ Cùng thay đổi nhiều giữa các điểm quan trắc. Ở điểm quan trắc trong thành phố NM02 chất lượng nước giảm đi so với các điểm ở xa thành phố về cả đầu nguồn và cuối nguồn. Ở điểm quan trắc đầu nguồn chất lượng nước là tốt nhất, các chỉ tiêu chất lượng nước thường trong giới hạn của Quy chuẩn môi trường. Điểm quan trắc cuối nguồn xa khu vực thành phố có một số chỉ tiêu vẫn cao hơn so với đầu nguồn, trong đó rõ rệt hơn là BOD, COD, NH4, NO3, coliform.

56

Các khu dân cư trên sông đã ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng nước và ngược lại, dòng sông cũng có khả năng phục hồi chất lượng nước ở mức độ nhất địn. Cân bằng giữa khả năng phục hồi của dòng sông với tác động gây ô nhiễm của các khu dân cư quyết định đến chất lượng nước trên dòng sông.

- Ảnh hưởng của các khu dân cư đến chất lượng nước sông Kỳ Cùng Chất lượng nước chịu ảnh hưởng rõ rệt của các khu dân cư bên sông. Mức ảnh hưởng của các khu dân cư đến những chỉ tiêu môi trường nước phụ thuộc vào dân số và mùa mưa trong năm. Mối quan hệ các chi tiêu chất lượng nước với dân số khu dân được thể hiện bằng các hệ số ảnh hưởng và những phương trình thực nghiệm. Đây là căn cứ để xác định chất lượng nước ở những vị trí khác nhau trên dòng sông trên cơ sở số liệu về vị trí phân bố và số người các khu dân cư ven sông.

- Các khu dân cư ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng nước sông Kỳ Cùng, chúng làm tăng các chỉ số làm ô nhiễm nước sông. Ảnh hưởng của dân cư đến chất lượng nước về mùa mưa nhìn chung cao hơn hai lần vào mùa khô. Các khu dân cư có số dân từ 10.000 người trở lên bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt và làm cho một số chỉ tiêu chất lượng nước vượt quá quy chuẩn môi trường. Những chỉ tiêu chất lượng nước bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm BOD, NH4, và NO3. Khi dân số của các đô thị ven sông vượt quá 100.000 người thì hàm lượng coliform vượt quá Quy chuẩn môi trường.

- Từ kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường sông Kỳ Cùng gồm: (1) Thường xuyên quan trắc phát hiện kịp thời các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước Sông Kỳ Cùng, (2) Tăng cường công tác quản lý chất thải trong mùa mưa, (3) Tăng cường quản lý chất thải ở các khu dân cư, (4) Tăng cường tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường nước sông Kỳ Cùng thông qua các hội nghị tập huấn về môi trường hoặc phát tờ rơi bảo vệ môi trường và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

57

2.Tồn tại

Việc quan trắc môi trường nước sông tương đối tốn kém nên đề tài chủ yếu kế thừa số liệu và tổ chức quan trắc bổ sung ở 3 điểm trên sông, cũng là 3 điểm đã được Chi cục Bảo vệ môi trường Lạng Sơn đã tổ chức quan trắc trong những năm qua. Vì vậy, đề tài chưa có điều kiện phân tích tác động của những khu công nghiệp, khu chăn nuôi hay các khu đông dân đặc biệt của trên địa bàn tỉnh đến chất lượng nước sông.

3. Kiến nghị

Những nghiên cứu tiếp theo cần tổ chức quan trắc bổ sung ở nhiều điểm hơn trên dòng sông, nhất là ở những điểm đặc biệt như sau nhà máy, sau khu công nghiệp, sau các khu chợ.. v.v... Đây sẽ là cơ sở để phân tích sâu hơn những nguyên nhân gây ô nhiễm, những đối tượng ô nhiễm nước sông để có thể đề xuất những biện pháp quản lý nước sông Kỳ Cùng tốt hơn, góp phần tạo vẻ đẹp cho tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là tạo nét đẹp hiền hoà, xanh - sạch - đẹp cho bộ mặt thành phố Lạng Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lạng Sơn tại Quyết định số 325/QĐ-TTg ngày 25/3/2019.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn (2016), Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn đợt 1, đợt 2 năm 2016.

2. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn (2017), Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn đợt 1, đợt 2 năm 2017.

3. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn (2018), Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn đợt 1, đợt 2 năm 2018.

4. Chi cục Thống kê huyện Lộc Bình (2018), Niên giám thống kê huyện Lộc Bình 2018.

5. Chi cục Thống kê huyện Văn Lãng (2018), Niên giám thống kê huyện Văn Lãng 2018.

6. Chi cục Thống kê Thành phố Lạng Sơn (2018), Niên giám thống kê thành phố Lạng Sơn 2018.

7. Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn (2018), Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2018.

8. Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn (2015), Báo cáo tổng hợp thuyết minh Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

10. Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật môi trường ETS Center (2018), Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt, Đền Đô, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, năm 2018.

11. UBND huyện Lộc Bình (2018), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2019.

59

12. UBND huyện Văn Lãng (2018), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018; nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2019.

13. UBND thành phố Lạng Sơn (2018), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019.

14. UBND tỉnh Lạng Sơn (2018), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn năm 2018.

15. UBND tỉnh Lạng Sơn (2018), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2019.

16. UBND tỉnh Lạng Sơn (2018), Báo cáo tổng kết Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020.

II. Tiếng Anh

17. DHI, Water and Environment (2007), Mike 11 A modeling system for Rivers anf Channels, Use Guide and Reference and Manual.

18. Theo Escap (1994), Guidelines on Monitoring Methodologies for water,

air and toxic chemicals, New york.

III. Tài liệu từ Internet

19. Báo cáo “The World s worst pollution problems”/2008, “Nhìn lại 2008 - Những vấn nạn ô nhiễm trên thế giới (kỳ 1)”

http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx?portalid=1&tabid=324&itemid=3966 20. Bích Ngọc (2010), Thực trạng gây sốc ở các con sông Việt Nam”

http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Thuc-trang-gay-soc-o-cac-con- song-Viet-Nam/20106/95588.datviet

21. Minh Tự (2011), “Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam”

http://diendankienthuc.net/diendan/dia-ly-viet-nam/38670-tinh-trang-o- nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet-nam.html

60

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/do-thi-_-nong-thon/moi-truong/nuoc- song-huong-dang-bi-nhiem-ban.html

23. Nguyễn Tâm (2010), “10 dòng sông đáng sợ nhất thế giới”

http://vietbao.vn/Phong-su/10-dong-song-dang-so-nhat-the-gioi/75247510/262/ 24. Hoàng Văn Vy (2008), “ nhiễm môi trường nước đang gia tăng”

http://nld.com.vn/242043P0C1038/o-nhiem-moi-truong-nuoc-dang-gia-tang.htm 25. Thanh Hoa (2011), “10 dòng sông cạn kiệt nước và ô nhiễm nhất trên thế giới”

http://mag.ashui.com/index.php/chuyenmuc/nangluong-moitruong/70- nangluong-moitruong/4147-10-dong-song-can-kiet-nuoc-va-o-nhiem-nhat- tren-the-gioi.html

26. Thu Trang (2007), “Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước” http://www.sapuwa.com.vn/?job=31&id=1262&nn=0

27. Thục Vy (2011), “Sông Ba bị ô nhiễm - Cơ quan chức năng vào cuộc”

http://www.baogialai.com.vn/channel/721/201103/Song-Ba-bi-o-nhiem-Co- quan-chuc-nang-vao-cuoc-1983335/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 69)