Thực trạng môi trường nước Sông Kỳ Cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 47)

Sông Kỳ Cùng được coi là sông phục vụ nhu cầu tưới tiêu thuỷ lợi và là sông thoát nước chính qua một số huyện của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nước sông đang có dấu hiệu bị ảnh hưởng, nhất là các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, hàm lượng chất dinh dưỡng. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn hàng năm tiến hành quan trắc nước sông Kỳ Cùng tại các vị trí qua địa bàn huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn và huyện Văn Lãng, kết quả được thể hiện qua các năm 2016, 2017, 2018 sau đây:

Để nghiên cứu thực trạng chất lượng nước sông kỳ cùng đề tài sử dụng số liệu điều tra tại 3 điểm trên sông, tọa độ các điểm điều tra như sau:

Bảng 4.1. Vị trí các điểm điều tra mẫu nƣớc sông Kỳ Cùng

TT Ký hiệu điểm Địa danh Vĩ độ Kinh độ

1 NM01

Sông Kỳ Cùng tại Cầu Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình 2405984 473379 2 NM02 Sông Kỳ Cùng Cầu Ngầm, thành phố Lạng Sơn 2416771 447093 3 NM03

Sông Kỳ Cùng sau khi chảy qua thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng

2440862 431834

Hình 4.1. Sơ đồ các điểm quan trắc chất lƣợng nƣớc trên sôngKỳ Cùng đi qua tỉnh Lạng Sơn

Điểm quan trắc chất lượng nước đầu tiên (NM01) Sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Chu thuộc xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình được xem như điểm phía thượng nguồn của con sông trước khi qua những khu vực đông dân cư. Điểm quan trắc thứ hai Sông Kỳ Cùng tại Cầu Ngầm thuộc thành phố Lạng Sơn (NM02) cách điểm đầu 55 km và bắt đầu vào khu đông dân đầu tiên của thành phố Lạng Sơn. Điểm thứ ba (NM03) ở Sông Kỳ Cùng sau khi chảy qua thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng cách điểm đầu là 105 km, đây là điểm trên dòng sông sau khi chảy qua thành phố Lạng Sơn một chặng dài và qua cả thị trấn Na Sầm.

Kết quả quan trắc các chỉ tiêu chất lượng nước sông kỳ cùng được ghi trong bảng 4.2 sau:

36

Bảng 4.2. Các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc sông Kỳ Cùng đoạn qua tỉnh Lạng Sơn

TT Điểm lấy mẫu Ngày lấy mẫu Vị trí

(km) pH BOD5 COD TSS DO NH4 + NO3 - Fe Zn Coliform 1 NM1 11/4/2016 0.0 7.15 1.4 13.30 20.00 5.17 0.060 0.950 0.133 0.013 360 2 NM1 25/9/2016 0.0 7.18 7.4 13.00 5.30 6.19 0.184 0.043 0.149 0.032 33 3 NM1 22/4/2017 0.0 7.62 6.4 11.00 23.50 6.64 0.023 0.415 0.266 0.062 31 4 NM1 20/9/2017 0.0 7.15 4.1 7.80 5.60 5.12 0.065 0.015 0.307 0.030 1100 5 NM1 10/4/2018 0.0 7.40 6.6 11.00 7.00 5.80 0.015 0.109 0.393 0.110 110 6 NM1 29/9/2018 0.0 6.60 3.6 6.43 47.80 5.20 0.480 0.200 700 7 NM1 22/12/2018 0.0 7.19 8.2 12.03 19.00 5.34 0.850 0.230 0.130 1500 8 NM2 12/4/2016 55.4 5.21 0.9 11.30 32.00 4.92 0.070 0.860 0.582 0.013 1100 9 NM2 24/9/2016 55.4 7.45 11.0 20.00 4.10 6.21 0.397 0.091 0.121 0.026 44 10 NM2 22/4/2017 55.4 7.38 5.2 8.60 10.30 5.27 0.023 3.871 0.108 0.039 60 11 NM2 20/9/2017 55.4 7.40 4.2 6.31 88.00 4.80 2.110 0.306 0.129 0.030 1600 12 NM2 09/4/2018 55.4 7.20 8.0 13.00 18.00 6.80 0.134 0.732 0.236 0.070 150 13 NM2 29/9/2018 55.4 6.58 9.8 19.20 215.00 2.190 0.460 2500 14 NM2 22/12/2018 55.4 6.96 4.3 6.02 16.00 5.23 0.330 1.180 0.143 1500 15 NM3 11/4/2016 105.8 6.85 2.3 14.30 35.00 5.59 0.060 0.740 0.242 0.013 360 16 NM3 28/9/2016 105.8 8.14 3.7 6.30 10.60 5.43 0.087 0.250 0.210 0.024 12 17 NM3 23/4/2017 105.8 7.84 4.2 7.00 2.80 5.51 0.023 0.103 0.172 0.059 54 18 NM3 20/9/2017 105.8 6.84 14.3 28.50 45.00 4.20 0.560 0.200 0.116 0.030 2400 19 NM3 12/4/2018 105.8 7.70 7.8 13.00 5.00 5.60 0.015 0.846 0.372 0.026 26 20 NM3 29/9/2018 105.8 7.07 7.7 13.70 32.60 4.95 0.460 0.830 700 21 NM3 22/12/2018 105.8 7.00 8.7 12.03 5.00 5.45 0.080 1.320 0.077 390 TB 7.139 6.181 12.087 30.838 5.471 0.391 0.655 0.391 0.038 701 STD 0.587 3.301 5.427 46.859 0.623 0.627 0.835 0.395 0.026 794 V% 8 53 45 152 11 160 128 101 69 113 Max 8.140 14.300 28.500 215.000 6.800 2.190 3.871 1.430 0.110 2500 Min 5.210 0.900 6.020 2.800 4.200 0.015 0.015 0.108 0.013 12 QCVN 08- MT:2015/BTNMT 6-8.5 4-6 10-15 20-30 >6 <0.3 2-5 0.5-1.0 0.5-1.0 2500- 5000

37

Qua phân tích số liệu tại bảng 5.2 cho thấy ở các điểm trên dòng sông trong thời gian khác nhau các chỉ số chất lượng nước dao động trong phạm vi khá lớn, cụ thể như:

- Độ pH dao động từ 5.2 đến 8.1. Như vậy, trong 21 lần quan trắc đã có một lần phát hiện thấy một lần độ pH trong nước sông ở khu vực thành phố đã xuống quá mức cho phép với nước sinh hoạt.

- Nhu cầu ô xy hóa sinh (BOD) dao động từ 0.09 - 14 ppm, trung bình cao hơn quy chuẩn một chút. Tuy nhiên, trong 21 lần quan trắc có tới 11 lần lượng ô xy hóa sinh vượt quá Quy chuẩn môi trường với nước sinh hoạt.

- Nhu cầu ô xy hóa học (COD) trong các mẫu nước dao động từ 6-28 ppm. So với Quy chuẩn môi trường trong 21 lần điều tra có tới 3 lần vượt quá ngưỡng cho phép.

- Hàm lượng ôxy tự do (DO) trung bình là 5.47 thấp hơn Quy chuẩn môi trường, trong 21 lần điều tra chỉ có 4 lần vượt trên mức yêu cầu đối với nước sinh hoạt, còn lại phần lớn các trường hợp hàm lượng ô xy tự do đều thấp hơn Quy chuẩn môi trường.

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước trung bình là 30 mg/l, đạt tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, trong 21 lần điều tra có tới 7 lần hàm lượng chất rắn vượt quá Quy chuẩn môi trường với nước sinh hoạt.

- Hàm lượng NH4 trung bình đạt 0.47mg/l, cao hơn Quy chuẩn môi trường với nước sinh hoạt là 0.3 mg/l. trong 21 lần quan trắc có tới 8 lần hàm lượng NH4 vượt quá Quy chuẩn môi trường với nước sinh hoạt.

- Hàm lượng sắt trung bình là 0.39, thấp hơn giới hạn cho phép của Quy chuẩn môi trường. Tuy nhiên, trong 21 lần quan trăc có tới 3 lần hàm lượng sắt vượt quá QCVN 08-MT: 2015/BTNMT cột A.

- Hàm lượng kẽm trung bình là 0.38, nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn môi trường. Không một lần quan trắc nào số liệu vượt quá Quy chuẩn môi trường.

- Hàm lượng Coliform trung bình là 701 cá thể trên một ml nước. Thấp hơn Quy chuẩn môi trường. Trong cả 21 lần điều tra số liệu về hàm lượng coliform đều thấp hơn Quy chuẩn môi trường.

Nhìn chung, chất lượng nước trên sông Kỳ Cùng qua thành phố Lạng Sơn đã bị ô nhiễm một phần. Những chỉ tiêu chất lượng nước đã vượt quy chuẩn môi trường gồm độ pH, hàm lượng ô xy hóa sinh, ô xy tự do, hàm lượng NH4, hàm lượng các chất rắn lơ lửng...v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 47)