Nghiên cứu chất lượng môi trường nước Sông Kỳ Cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 27)

2.2.1.1. Thực trạng môi trường nước Sông Kỳ Cùng

Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường nước Sông Kỳ Cùng chảy qua các huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn và huyện Văn Lãng theo quy chuẩn Việt Nam về môi trường: Thông qua số liệu quan trắc tại 03 điểm (NM1, NM2, NM3) có tính đại diện nhất trên lưu vực Sông Kỳ Cùng.

2.2.1.2. Biến động của môi trường nước Sông Kỳ Cùng trong mùa mưa và mùa khô

kê trung bình của các chỉ tiêu chất lượng nước theo mùa tại các điểm lấy mẫu.

2.2.1.3. Biến động của chất lượng nước Sông Kỳ Cùng theo chiều dài dòng sông

Phân tích đặc điểm biến động của chất lượng nước sông Kỳ Cùng theo chiều dài sông, đề tài đã thống kê giá trị các chỉ tiêu chất lượng nước theo vị trí các điểm quan trắc.

2.2.1.4. Ảnh hưởng của các khu dân cư đến chất lượng nước Sông Kỳ Cùng

Thống kê vị trí và dân số của những khu dân cư sinh sống ở bên sông Kỳ Cùng, nhằm đánh giá tác động ảnh hưởng của các khu dân cư đến chất lượng nước sông Kỳ Cùng.

2.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nước ở Sông Kỳ Cùng chảy qua tỉnh Lạng Sơn.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Việc nghiên cứu môi trường nước sông Kỳ Cùng chảy qua huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn và huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là hết sức cần thiết, vì tại các địa phương này có một số hoạt động nhà máy, xí nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp và khu dân cư, có phát sinh nước thải tiềm ẩn nguy cơ tác động bởi các chất gây ảnh hưởng đến Sông Kỳ Cùng. Do đó, thông qua số liệu phân tích để đánh giá phát hiện sớm các yếu tố độc hại, nhằm kịp thời tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp quản lý có hiệu quả môi trường nước sông Kỳ Cùng.

2.3.2. Phương pháp thực hiện nghiên cứu

- Phương pháp điều tra (khảo sát thực địa theo tuyến khu vực nghiên

sông Kỳ Cùng, đồng thời tiến hành tham vấn lấy ý kiến người dân khu vực nghiên cứu thông qua phiếu điều tra.

- Phương pháp thu thập thông tin và kế thừa số liệu:

+ Thu thập điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thông qua Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2018, Báo cáo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, huyện Văn Lãng năm 2018.

+ Tham khảo kế thừa số liệu Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn qua các năm: 2016, 2017, 2018 tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn và lấy mẫu phân tích bổ sung.

- Phương pháp thống kê: Xử lý số liệu sử dụng phương pháp thống kê

để xác định được các giá trị với độ tin cậy cần thiết.

- Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa: Tác giả đã tiến hành lấy mẫu

ngoài thực địa vào ngày 22/12/2018 và được thực hiện tuân thủ theo quy định hướng dẫn tại Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường, vị trí lấy mẫu cách bờ khoảng 4m, lấy mẫu theo chiều thẳng đứng ở tầng mặt, trong điều kiện trời ráo.

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Từng thông số được

thực hiện theo quy định hướng dẫn tại Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể được trình bày tại bảng sau

TT Thông số Phƣơng pháp phân tích Ý nghĩa thông số

1 pH TCVN 6492:2011 Đánh giá mức độ

axit hoặc bazơ

2 DO TCVN 7325:2004 Đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ 3 BOD5 (20oC) TCVN 6001-1:2008 hoặc SMEWW 5210D :2012 Đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ

4 COD SMEWW 5220C:2012 Đánh giá hàm

lượng chất rắn trong nước 5 TSS TCVN 6625:2000 hoặc SMEWW 2540 D:2012; 6 NH4+(N) SMEWW 4500- NH3.B&F:2012 Đánh giá mức độ ô nhiễm chất phú dưỡng trong nước 7 NO3-(N)

US EPA method 352.1 hoặc SMEWW 4500-NO3-.E:2012 hoặc TCVN 6180:1996 8 NO2 - (N) SMEWW 4500-NO2 - .B:2012 hoặc TCVN 6178:1996; 9 PO4 3- (P) SMEWW 4500-P.E:2012 hoặc TCVN 6202:2008 10 SO4 2- TCVN 6494-1:2011 hoặc SMEWW 4500-SO4 2- .E:2012 Đánh giá khả năng nhiễm phèn trong nước 11 Fe TCVN 6665:2011 hoặc 3500-Fe.B:2012 Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng

trong nước 12 Pb TCVN 6665:2011 13 Zn TCVN 6193:1996 hoặc SMEWW 3111B:2012 14 As TCVN 6626:2000 15 Hg TCVN 5991:1995 16 Coliform SMEWW 9221B:2012 hoặc TCVN 6187-2:1996 Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật nặng trong nước

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Thái nguyên, Bắc Kạn và Quảng Tây - Trung Quốc. Tỉnh có đường biên giới dài trên 231,74 km, có 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị), 01 cửa khẩu song phương (cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình) và 09 cửa khẩu phụ, có các tuyến quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279 và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường - Bắc Kinh đi qua. Toàn tỉnh có diện tích trên 8.310,09 ha, dân số khoảng 778,4 nghìn người, có 07 dân tộc chính, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 85% dân số của toàn tỉnh [16]. Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 huyện và 01 thành phố thuộc tỉnh) với 226 xã, phường, thị trấn

Trong phạm vi luận văn nghiên cứu chất lượng môi trường nước Sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua tỉnh Lạng Sơn tại địa bàn các huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn và huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Do đó, nội dung sẽ đi sâu nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuộc các huyện nêu trên cụ thể như sau:

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lộc Bình

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Lộc Bình là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn có tổng diện tích tự nhiên 98.642,68 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 2016). Nằm về phía Đông Nam của tỉnh và cách thành phố Lạng Sơn 24 km đi theo đường QL4B.

Huyện có trục đường QL4B từ thành phố Lạng Sơn đi Quảng Ninh chạy qua các xã: Xuân Lễ, Bằng Khánh, Xuân Mãn, Đồng Bục, thị trấn Lộc Bình, xã Tú Đoạn, Quan Bản, Đông Quan, thị trấn Na Dương, xã Lợi Bác và cách cửa khẩu Chi Ma giáp với nước láng giềng (Cộng hoà nhân dân Trung Hoa) 15 km. Nên vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi trong phát triển thương mại, dịch vụ, khai thác tiềm năng đất đai, giao lưu, trao đổi hàng hoá, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, khai thác sức lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

b) Địa hình, địa mạo

Huyện Lộc Bình nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 352 m, cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn 1.541 m. Địa hình huyện nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và phân thành 3 vùng tương đối rõ rệt.

- Vùng đồi núi cao: Chạy bao quanh huyện theo hình cánh cung, có độ cao trung bình từ 700 - 900 m, bao gồm các xã Mẫu Sơn, Lợi Bác, Tam Gia, Hữu Lân, Ái Quốc,...

- Vùng đồi núi thấp: Bao gồm các xã Yên Khoái, Nhượng Bạn, Vân Mộng, Quan Bản, Tú Mịch, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Lục Thôn, Như Khuê,

Hiệp Hạ, Xuân Tình,…

- Vùng thung lũng bằng: Bao gồm các xã chạy dọc theo Quốc lộ 4B, một phần chạy dọc theo sông Kỳ Cùng. Đây là vùng địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc < 80 được hình thành chủ yếu do bồi đắp phù sa của các sông Kỳ Cùng và các phụ lưu.

c) Khí hậu

Do đặc điểm của địa hình nên trên địa bàn huyện có 2 tiểu vùng khí hậu [7]: - Tiểu vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn: Mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 21- 260C, mùa đông lạnh giá chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ có ngày xuống đến -20C.

- Vùng khí hậu thung lũng sông Kỳ Cùng: Vùng có địa hình lòng chảo thấp trũng về mùa hè nóng bức, nhiệt độ cao nhất có ngày lên tới 37 - 380C.

Nhìn chung, đặc điểm khí hậu của Lộc Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô, lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

d) Thủy văn

Trên địa bàn huyện Lộc Bình có hệ thống sông Kỳ Cùng và các phụ lưu của sông cùng với hệ thống ao, hồ chi phối nguồn nước. Ngoài ra, còn có vùng đầu nguồn của các chi lưu sông Lục Nam (hệ thống sông Thái Bình) thuộc vùng các xã phía Nam của huyện như Hữu Lân, Nam Quan, Xuân Dương, Ái Quốc. Mật độ sông suối trong huyện khoảng 0,88 km/km2

. Thượng lưu sông Kỳ Cùng có nhiều thác ghềnh, đến Lộc Bình độ dốc thấp dần, không có thác ghềnh thuyền bè có thể đi lại được. Sông Kỳ Cùng có nhiều phụ lưu, những phụ lưu tương đối lớn chảy trong huyện gồm:

Bô - Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, diện tích lưu tích lưu vực 320 km2.

- Sông Bản Trang nằm tả ngạn sông Kỳ Cùng, chảy theo hướng Nam Bắc, qua xã Sàn Viên, thị trấn Na Dương, xã Quan Bản và xã Tú Đoạn.

- Sông Tà Sản: Hợp lưu từ các suối bắt nguồn từ vùng núi Ái Quốc, phía nam xã Lợi Bác chảy theo hướng Nam Bắc, qua các xã Lợi Bác, Nam Quan, Đông Quan, Quan Bản hợp với sông Kỳ Cùng tại xã Khuất Xá.

- Sông Bản Chuồi nằm bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, bắt nguồn từ xã Hữu Lân chảy qua các xã Minh Phát, Hiệp Hạ, Xuân Tình, Như Khuê.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a)Kinh tế

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu tăng bình quân 9,0%, đạt 100% kế hoạch. Kết quả từng lĩnh vực như sau [11]:

- Sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản:

+ Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 1,98% so với năm 2017 (giá trị năm 2018 đạt 811,825 triệu đồng, giá trị năm 2017 đạt: 796,036 triệu đồng), kết quả cụ thể như sau:

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đạt 11.263,96 ha, đạt 96,24% kế hoạch, bằng 96,61% cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 37.007,8 tấn đạt 100% Kế hoạch, bằng 102,61% cùng kỳ.

+ Chăn nuôi và thủy sản: Toàn huyện có 7.482 con trâu, đạt 68,17% kế hoạch (KH), bằng 63,70% cùng kỳ; 1.622 con bò, bằng 88,15% KH, bằng 79,67% so với cùng kỳ; 30.296 con lợn, đạt 90,05% KH, bằng 75,94% so với cùng kỳ; 349.93 con gia cầm, đạt 110,32% KH, bằng 88,55% so với cùng kỳ. Đàn gia súc, gia cầm duy trì ổn định, công tác tiêm phòng, kiểm dịch vận

chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, công tác tiêu độc khử trùng được thực hiện hiệu quả, một số bệnh khi có phát sinh đã được phát hiện và khống chế kịp thời, không để hình thành dịch. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 6.810,68 tấn, đạt 87,3% KH, bằng 82,18% cùng kỳ. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện 199 ha, đạt 199% KH, bằng 96,71% so với cùng kỳ.

+ Sản xuất lâm nghiệp và quản lý bảo vệ rừng: Tổng diện tích trồng rừng mới được 1.556,77ha (cụ thể: trồng cây phân tán 600 ha thông; trồng rừng phòng hộ 16ha; trồng rừng sản xuất 24,4ha; trồng tập trung 916,37ha trong đó do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp trồng 260ha cây bạch đàn, do các hộ dân trồng 656,37ha cây thông, keo, bạch đàn và hồi), đạt 103,78% KH, bằng 99,47% cùng kỳ; độ che phủ của rừng là 61,5%, đạt 100% KH, bằng 102,5% so với cùng kỳ. Công tác tuần tra, kiểm soát quản lý và bảo vệ rừng được quan tâm thực hiện, tuy nhiên do thời tiết khô hanh và sơ xuất của người dân, trong năm 2018 đã xảy ra 01 vụ cháy rừng thông (thuộc rừng phòng hộ) trồng năm 2010 với diện tích 16,21 ha tại xã Minh Phát và Nam Quan. Khai thác 9.209,201m3 gỗ rừng trồng, đạt 460,4% KH, bằng 432,15% so với cùng kỳ; khai thác nhựa thông đạt 7.249,3 tấn, đạt 181,23% KH, bằng 164,27% so với cùng kỳ.

- Hoạt động thương mại và dịch vụ, quản lý đô thị, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất gạch đạt 26,5 triệu viên, đạt 101,92% KH, bằng 100,68% cùng kỳ; sản xuất gỗ thành khí đạt 2.576m3, đạt 62,82% KH, đạt 57,78% cùng kỳ; sản xuất điện sản xuất đạt 720.000 MWh, đạt 105,64% KH, đạt 100,0% cùng kỳ; khai thác than đạt 453.500 tấn, đạt 82,45% KH, đạt 87,21% cùng kỳ; khai thác và cấp nước sinh hoạt đạt 438.748 m3, đạt 97,49% KH, bằng 100,7% cùng kỳ; cung cấp điện sinh hoạt đạt 42,44 triệu kwh, đạt 109,8% KH, bằng 107,82% cùng kỳ. Tỷ lệ

số hộ được dùng điện lưới quốc gia là 97,5%, đạt 100% KH, bằng 100,08% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 1.628 tỷ đồng, đạt 2.806,9% KH.

b) Xã hội

Duy trì thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong, sau Tết và trong các Lễ hội. Công tác kiểm tra, giám sát quản lý hành nghề y, dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên. Năm 2018, có thêm 05 xã (Tam Gia, Tĩnh Bắc, Hiệp Hạ, Tú Mịch, Đồng Bục) đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, đến nay toàn huyện có 16/29 xã đạt chuẩn y tế xã, tỉ lệ đạt 55,2%, đạt 106,77%KH [11].

Công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình: Tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và duy trì thu thập thông tin biến động kịp thời. Theo số liệu tổng hợp các xã, thị trấn, tổng số hộ là 19.639 hộ; tổng số nhân khẩu là 88.882 người; số cặp vợ chồng sinh con lần thứ 3 trở lên đến thời điểm báo cáo là 143 cặp (tăng 05 cặp so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 03 cặp là Đảng viên). Tổng số trẻ được sinh ra: 1.122 trẻ, trong đó có 599 bé trai, 523 bé gái; giữ tỷ lệ giảm sinh 0,24‰ đạt 100% theo KH. Phòng chống suy dinh dưỡng: Số trẻ dưới 2 tuổi được cân 2.932/3.479 đạt 84,27%, trong đó số trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng là 107 trẻ, chiếm tỷ lệ 3,65%; số trẻ dưới 5 tuổi được cân 8.012/8.167 đạt 98,1%, trong đó bị suy dinh dưỡng là 1.211 trẻ, chiếm tỷ lệ 15,1% vượt 3,3% so với KH; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đạt 15,1%, đạt 103,3% so với KH (KH năm 2018 là 15,6%) [11].

3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn

2019 thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II (Quyết định số 325/QĐ-TTg ngày 25/3/2019). Thành phố Lạng Sơn nằm trong một lòng chảo lớn, có con Sông Kỳ Cùng chảy qua trung tâm thành phố, được bảo bọc bởi hai dãy núi lớn là Mẫu Sơn và Chắp Chài, xung quanh thành phố có địa hình chủ yếu là đồi núi, hang động đã tạo nên những danh lam thắng cảnh như: Nhất - Nhi Tam Thanh, Chùa Tiên,... Nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn là Á nhiệt đới, có nền nhiệt không quá cao, trung bình tổng nhiệt độ từ 7.6000 - 7.8000, mùa đông thường kéo dài 5 tháng, khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn nên độ ẩm thường cao trên 82%. Lượng mưa trung bình ở Lạng Sơn thấp, đạt khoảng 1.400 - 1.450 mm/năm, với số ngày mưa là 135 ngày.

3.2.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 27)