Thường xuyên quan trắc đánh giá nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 62)

ảnh hưởng đến chất lượng nước Sông Kỳ Cùng

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chất lượng nước sông Kỳ Cùng biến động mạnh qua các mùa và qua các khu dân cư. Vì vậy, cần tăng cường điều tra giám sát chất lượng nước sông ở các thời điểm trong năm cũng như ở những vị trí khác nhau. Số điểm quan trắc chất lượng nước hiện tại có 3 điểm là ít so với yêu cầu. Khi dân số thành phố Lạng Sơn tăng lên và nhất là xuất hiện các khu công nghiệp cần tăng cường số điểm quan trắc và số lần quan trắc để giám sát kịp thời chất lượng nước cũng như các nguồn thải chủ yếu. Đây là cơ sở để có những biện pháp xử lý kịp thời không để chất lượng nước có thể bị ô nhiễm quá mức so với Quy chuẩn môi trường.

Trong quá trình giám sát chất lượng nước sông có thể sử dụng những phương trình thực nghiệm đã xây dựng trong đề tài này để dự đoán các chỉ tiêu môi trường nước tại những vị trí bất kỳ nhất là những khu vực đông dân cư. Trước mắt có thể sử dụng những hệ số ảnh hưởng của các khu dân cư đến môi trường nước Sông Kỳ Cùng (hệ số a) và hệ số phản ảnh khả năng phục hồi môi trường của dòng sông (hệ số b) đã xác định được trong đề tài này để dự đoán chất lượng môi trường. Sau đó cần tiếp tục xác định cụ thể hệ số ảnh hưởng (a) của các khu công nghiệp, các khu đông dân đặc biệt như chợ, các nhóm khu dân cư với mức thu nhập hoặc theo mật độ khác nhau. Đây là cơ sở để nâng cao độ chính xác của việc xác định cũng như dự báo các chỉ tiêu chất lượng nước sông phục vụ công tác quản lý và bảo vệ dòng sông nói chung.

53

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)