Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Văn Lãng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 43)

3.3.1. Điều kiện tự nhiên

Văn Lãng là huyện miền núi biên giới nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 30 Km, tổng diện tích tự nhiên là 56.741,34 ha. Tiếp giáp huyện Văn Lãng như sau: Phía Bắc giáp với huyện Tràng Định; phía Nam giáp với huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan; phía Đông giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; phía Tây giáp với huyện Bình Gia.

Huyện Văn Lãng có vị trí chiến lược quan trọng, đường biên giới dài 36 km tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, đặc biệt có các cửa khẩu như: Tân Thanh (xã Tân Thanh), Cốc Nam (xã Tân Mỹ) và Na Hình (xã Thụy Hùng).

3.3.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội

a) Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng ngành kinh tế chủ yếu năm 2018 đạt 103,99% trong đó: Ngành Nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 97,88%; ngành công nghiệp xây dựng 109,84%; ngành dịch vụ 106,37% [11]:

nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh thực hiện. Cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế, tập trung vào nhóm sản phẩm chủ lực và đặc sản của huyện và nhu cầu của thị trường; tích cực đẩy mạnh quảng bá xúc tiến tiêu thụ và mở rộng diện tích sản xuất Hồng Vành khuyện theo tiêu chuẩn VietGap. Tại Lễ tôn vinh Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2018, sản phẩm Hồng Vành khuyên của huyện được trao danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”.

+ Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 6.007,2 ha đạt 99,2% so với kế hoạch, bằng 99,8% so với cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 21.676,8 tấn, đạt 97,3% so với kế hoạch, bằng 100,4% so với cùng kỳ. Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được giám sát chặt chẽ, không để xảy ra dịch bệnh. Tình hình đàn trâu, bò trên địa bàn huyện giảm so với năm 2017; tình hình thời tiết trong những tháng đầu năm 2018 có các đợt rét đậm rét hại gây chết 307 con gia súc.

+ Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 106,0 ha, đạt 100,0% so với kế hoạch, bằng 100,0% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 110,0 tấn. Thực hiện hỗ trợ 28,9 triệu đồng cho Hợp tác xã thủy sản Thác Xăng, xã Bắc La; Hỗ trợ cá giống cho Hợp tác xã thủy sản Nà Pàn, xã Hoàng Văn Thụ với số tiền 21,1 triệu đồng.

+ Trong năm đã trồng mới 415,2 ha rừng, đạt 103,8% kế hoạch, bằng 87,1% so với cùng kỳ; công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được chú trọng thực hiện; độ che phủ rừng đạt 72,9%; trồng mới được được 167,2 ha (trong đó

Hồng Vành khuyên là 145ha) đạt 334,4% kế hoạch. Thành lập Hợp tác xá

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành ước đạt 482.265 triệu đồng, bằng 100,5% so với cùng kỳ.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụi: Trong năm thành lập mới 06 doanh nghiệp, 02 hợp tác xã nâng tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn là 101 doanh nghiệp và 17 Hợp tác xã; có 05 cụm chợ xã, thị trấn, chợ biên giới; có trên 1.560 hộ kinh doanh. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơ bản ổn định. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Tổ chức 01 hội nghị lãnh đạo huyện gặp mặt doanh nghiệp năm 2018 để kịp thời động viên, có những giải pháp, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

b) hội

- Công tác Giáo dục và Đào tạo: Ngành giáo dục thực hiện duy trì ổn định nền nếp dạy và học ngay từ đầu năm học, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học tiếp tục được nâng lên. Duy trì và củng cố vững chắc phổ cập giáo dục ở 3 cấp học tại 20/20 xã, thị trấn. Tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm học 2017-2018 và kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2018 đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia đạt 96,8%; Triển khai thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho trẻ mầm non, học sinh các cấp học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho các đơn vị được tăng cường đầu tư. Tổ chức thành công Lễ đón nhận Bằng công nhận trường Mầm non thị trấn Na Sầm và trường Mầm non xã Trùng Quán đạt chuẩn quốc gia [11].

- Công tác chăm sóc sức khỏe, dân số: Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ; giải thể 03 phòng khám đa khoa khu vực. Công tác y tế dự phòng tiếp tục được thực hiện hiệu quả, không có dịch bệnh nguy

hiểm, ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Công tác khám, chữa bệnh được triển khai thực hiện tốt. Duy trì tốt hoạt động tiêm chủng tại các trạm y tế xã, thị trấn. Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả; mức giảm sinh ước đạt 0,1%o đạt 100% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân/tuổi) 512/3.631 trẻ = 14,1%. Trong năm 2018 có 01 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế theo chuẩn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế lên 07 xã đạt 35% [11].

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu chất lƣợng môi trƣờng nƣớc Sông Kỳ Cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông kỳ cùng chảy qua tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)