Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn thiện, ở cấp tỉnh đã có Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Công an tỉnh đã được thành lập. Ở cấp huyện đã có Phòng Tài nguyên và Môi trường và cấp xã đã có cán bộ địa chính kiêm phụ trách môi trường. Trong đó, cấp huyện tại Phòng Tài nguyên và Môi trường đã có nhân lực 01 cán bộ chuyên trách làm công tác theo dõi về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý tài nguyên và môi trường khu vực nghiên cứu UBND các huyện, thành phố Sở TNMT Phòng TNMT các huyện, thành phố Chi cục Bảo vệ môi trường Phòng QLTN nước và Khoáng sản
Tìm hiểu về tình hình quản lý môi trường tại huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn: Đến nay trện địa bàn các huyện Lộc Bình, huyện Văn Lãng và thành phố Lạng Sơn đã có đơn vị tư nhân đảm nhiệm công tác dịch vụ vệ sinh môi trường, như thu gom xử lý rác thải sinh hoạt. Tại huyện Lộc Bình đã có bãi xử lý rác thải sinh hoạt theo biện pháp chôn lấp, còn lại đối với rác thải của thành phố Lạng Sơn và huyện Văn Lãng hiện nay đã thu gom trên 90% rác đô thị, sau đó được Công ty TNHH Huy Hoàng và Công ty TNHH MTV Tâm Đức Lạng Sơn vận chuyển về bãi chôn lấp chất thải của tỉnh tại xã Tân Lang, huyện Văn Lãng để xử lý theo biện pháp chôn lấp đảm bảo vệ sinh. Đối với nước thải hiện nay trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đã được tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí từ nguồn vốn do Chính phủ Đức tài trợ, đầu tư 01 dự án xây dựng hệ thống đường cống thu gom nước thải sinh hoạt, dự án triển khai thực hiện xong giai đoạn 1 [14], theo khảo sát thực tế hầu hết các nhà hàng, khách sạn, khu dân cư trên địa bàn thành phố Lạng Sơn nước thải chủ yếu mới được xử lý cục bộ qua bể tự hoại, chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, đối với nước thải của thị trấn trên địa bàn huyện Lộc Bình và huyện Văn Lãng hiện nay mới chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, qua kết quả điều tra tham vấn cộng đồng một hố hộ dân sống xung quanh gần Sông Kỳ Cùng thuộc khu vực nghiên cứu cho thấy nước thải do người dân hầu như chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.