Xuất định hướng một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài dẻ tùng sọc trắng hẹp (amentotaxus argrotaenia (hance) pil ger) tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la​ (Trang 90 - 98)

và phát triển cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Hệ thống kỹ thuật tác động vào rừng nhằm thỏa mãn các mục tiêu của con người trên cơ sở tôn trọng quy luật sống tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cần giải quyết hài hòa giữa lợi ích của con người với quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của hệ sinh thái rừng. Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài có một số đề xuất về biện pháp kỹ thuật lâm sinh như sau:

- Cấu trúc tầng cây rừng nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố đang bị phá vỡ đi cấu trúc ổn định của rừng tự nhiên, phân bố N/D1.3 và N/Hvn mất đi dạng phân bố chuẩn, cấu trúc tầng thứ không cân đối, tầng A1 và A3 số cây tham gia còn thưa thớt. Số lượng cây mục đích tham gia vào cấu trúc tổ thành còn ít và chỉ có một số cây có giá trị như Vối thuốc, Xoan nhừ, Dẻ ấn độ. Do vậy, cần thúc đẩy cây tái sinh để tham gia vào tầng dưới tán và tạo điều kiện để cây tầng tán chính tham gia vào tầng vượt tán để tạo nên sự cân đối về cấu trúc tầng thứ của rừng tự nhiên khu vực nghiên cứu.

- Mật độ tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tương đối thấp từ 144 – 288 cây/ha, độ tàn che tương cao 0,6 – 07 và tỷ lệ cây tái sinh mục đích không cao. Do vây, biện pháp lâm sinh tác động chính là chặt gieo giống cho những cây rừng có giá trị tăng về số lượng và cải thiện chất lương rừng.

- Số loài cây có mặt trong tầng cây cao ở các đai cao nghiên cứu tương đối thấp từ 17-26 loài, trong đó có 5-8 loài tham gia chính vào công thức tổ

81

thành và phần lớn là cây phi mục đích. Điều này cho thấy tính ổn định và bền vững của rừng không cao nên cần có biện pháp phù hợp tăng mật độ và tỷ lệ những cây mục đích trong rừng. Biện pháp tác động chủ yếu là phát luỗng, chặt bỏ cây phi mục đích, cây có phẩm chất xấu tạo điều kiện cho cây tái sinh mục đích tham gia vào tầng cây cao, trong điều kiện cho phép có thể tiến hành các biện pháp trồng bổ xung, làm giàu rừng.

- Mật độ tầng cây tái sinh ở khá cao, dao động 2.333 – 3.917 cây/ha, trong đó mật độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh chỉ khoảng 83 - 250 cây/ha và phân bố không đều ở các đai cao nghiên cứu. Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh có nguồn gốc từ hạt là chủ yếu và tái sinh chồi rất ít, điều này cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh hạt tốt. Do đó, cần phải tạo môi trường tốt cho loài này tái sinh như đảm bảo về nhân tố sinh thái, đất phải tốt, khuc vực có loài này tái sinh phải có lớp thảm mục dày, đất ẩm và tơi xốp. Như vậy, biện pháp tác động lâm sinh chủ yếu vẫn là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

- Các loài cây tái sinh chủ yếu ở đai cao 1.300 – 1.600 m và đai cao > 1.600 m, chiều cao cây tái sinh tập trung ở cấp chiều cao II và cấp chiều cao III, thường tái sinh theo đám, sinh trưởng của cây chậm. Do vậy, cần tập trung đẩy mạnh các biện pháp phát luỗng dây leo bụi rậm, tỉa thưa những cây có phẩm chất xấu, cành già cổi để tạo điều kiện sinh thái tốt nhất cho lớp cây tái sinh mục đích sinh trưởng tốt, nhanh chóng tham gia vào tầng cây cao để cải thiện chất lượng rừng theo mục đích kinh doanh.

- Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất từ trung bình đến tốt là 83,85%. Do vậy, cần phải duy trì và tạo điều kiện tốt nhất về các nhân tố sinh thái để cây tái sinh sinh trưởng tốt. Biện pháp tác động chủ yếu là cần tiến hành tỉa bớt những cây tái sinh chất lượng thấp, cong queo, sâu bệnh, những cây tái sinh chồi kém chất lượng, những cây phi mục đích và làm vệ sinh rừng (phát luỗng dây leo, cây bụi thảm tươi) để giải phóng không gian dinh dưỡng và ánh sáng

82

cho những cây tái sinh mục đích sinh trưởng và phát triển. Sau đó tiến hành nuôi dưỡng rừng.

- Số lượng cây gỗ Dẻ tùng sọc trắng hẹp còn quá ít. Do vậy, cần đẩy mạnh việc gây trồng loài này trong những điều kiện phù hợp. Việc gây trồng Dẻ tùng sọc trắng hẹp có thể tiến hành ở nơi có loài này có phân bố tự nhiên hoặc trồng mới những nơi có điều kiện tương tự, trong đó có thể áp dụng phương thức trồng thuần loài và hỗn giao với một số loài cây bạn như Đỉnh tùng, Dẻ cuống, Kháo lá dài.

- Để bảo tồn tốt loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp thì cần phải xây dựng bản đồ quản lý sự phân bố bằng phần mềm GIS.

- Do tốc độ tái sinh loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp chậm, để bảo tồn và phát triển loài này cần có nghiên cứu về phương pháp nhân giống sinh dưỡng để nhân nhanh số lượng cây giống của loài này phục vụ trồng làm giàu rừng và trồng mới loài này ở những nơi có điều kiện phù hợp.

83

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu đề tài đi đến một số kết luận như sau:

* Đặc điểm phân bố và tái sinh của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp:

- Vùng phân bố: Dẻ tùng sọc trắng hẹp bố khá rộng trên các địa hình có độ dốc rừ 200 đến 350, mọc trên đất feralit nâu vàng trên nền đá mẹ là đá vôi, đá biến chất, đá sa thạch sét và chỉ mọc ở rừng thường xanh á nhiệt đới có độ cao lớn 1.000 m so với mực nước biển, tại Mộc Châu phân bố chủ yếu ở dãy núi Pha luông của xã Chiềng Sơn và chỉ có một số cá thể ở xã Tân Lập.

- Nhân tố sinh thái nơi có loài Dẻ tùng sọc hẹp phân bố:

+ Khí hậu: Dẻ tùng sọc trắng hẹp thường phân bố ở những nơi có tổng số giờ nắng bình quân trong năm không cao (1.905,7 giờ/năm), nhiệt độ bình quân/năm 18,70, lượng mưa bình quân năm ở mức vừa (1.559,9 mm/năm) và độ ẩm tương đối cao (85%).

+ Đất đai: Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên nền đá mẹ là đá vôi, đá sa phiến thạch, đá cát lớp thảm mục dày, đất chua có độ chua trao đổi từ 6,52-7,05 me/100g, hàm tượng mùn tương đối giàu từ 2,07 -3,89%, hàm lượng đảm tổng số từ 0,097-0,287%, lân tổng số từ 0,094-0,15%, khả năng hấp phụ từ 10,34-27,21 me/100g.

* Đặc điểm cấu trúc và mật độ tầng cây cao nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tự nhiên:

- Cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng với nhiều loài cây khác nhau, dao động từ 17-26 loài/OTC, trong đó có 5 – 9 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn 12 – 17 loài không tham gia vào công thức tổ thành. Ở đai cao 1.000 – 1.300 m thì loài Vối thuốc, Xoan nhừ, Mạy châu là loài cây chính, ở đai cao 1.300 – 1.600 m thì

84

loài cây Dẻ ấn độ, Vối thuốc, Kháo lá dài là loài cây chính, ở đai cao > 1.600 m thì loài Dẻ cuống, Vối thuốc, kháo lá dài, sồi lá to là loài cây chính. Loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có mặt 6/9 OTC nghiên cứu tầng cây cao và bắt đầu có mặt từ đai cao 1.300 – 1.600 m với số cây dao động 1-2 cây/OTC, xuất hiện nhiều hơn ở đai cao > 1.600 m, với số lượng 2 cây/OTC.

- Mật độ ở đai cao 1.000 – 1.300 m mật độ tầng cây cao dao động từ 212 - 244 cây/ha, đai cao 1.300 - 1.600 m mật độ tầng cây cao dao động từ 204 - 288 cây/ha, đai cao > 1.600 m thì mật độ dao động từ 144-200 cây/ha.

* Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che:

- Chỉ số độ tàn che của rừng đạt yêu cầu nhưng ở mức thấp từ 0,6 – 0,7. - Cấu trúc tầng thứ của rừng có 3 tầng tán, tuy nhiên tầng vượt tán số cây còn thưa thớt chưa rõ ràng, tầng dưới tán số cây tham gia chưa nhiều và chủ yếu là tầng tán chính. Cụ thể: tầng tán chính (A2) có mật độ trung bình từ 141 -173 cây/ha chiếm 69,91-79,85%, có chiều cao trung bình từ 13,91 – 14,57 m; tầng vượt tán (A1) có mật độ từ 1-8 cây/ha chiếm 0,58 – 27,31%, chiều cao , trung bình đạt từ 19,59 – 20,58 m; tầng tán dưới có mật độ đạt từ 8-56 cây/ha chiếm 3,21 – 24,56%, chiều cao trung bình từ 7,63 – 8,3 m.

* Phân bố N/D1.3 và Hvn:

- Đường cong phân bố số cây theo chiều cao và theo đường kính chủ yếu có phân bố lệch trái, lệch phải, nhiều đỉnh.

- Các lâm phần rừng tự nhiên nơi có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố có phân bố số cây theo đường kính và chiều cao chủ yếu theo quy luật phân bố theo hàm Weibull, còn theo hàm khoảng cách rất ít. Cụ thể: phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull có OTC 1, OTC 2, OTC 5, OTC 7, OTC 8, OTC 9 và theo hàm khoảng cách có OTC 3, OTC 4, OTC 6; phân bố N/Hvn có OTC 1, OTC 2, OTC 4, OTC 5, OTC 7, OTC 8, OTC 9 và theo hàm khoảng cách có OTC 6.

85

* Mối quan hệ của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp với các loài cây ưu thế: Mối quan hệ giữa loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp với loài cây ưu thế: Trong 14 loài cây ưu thế gồm Xoan nhừ, Mạy châu, Vối thuốc, Đáng chân chim, Trâm vối, Dẻ gai, Ngát, Dẻ ấn độ, Phân mã, Kháo lá dài, Mạ sưa, Đỉnh tùng, Sồi lá to, Dẻ cuống có chỉ số IV% > 5% thì Dẻ tùng sọc trắng hẹp có mối quan hệ ngẫu nhiên lẫn nhau với cả 14 loài này, có quan hệ bài xích với các loài như: Xoan nhừ, Mạy châu, Vối thuốc, Đáng chân chim, Trâm vối, Dẻ gai, Ngát, Dẻ ấn độ, Phân mã, Mạ sưa, Sồi lá to và có quan hệ tương hỗ với loài Đỉnh tùng, Kháo lá dài, Dẻ cuống.

* Đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

- Tổ thành loài cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu là rất đa dạng, thành phần loài phong phú, có những cây tiên phong ưa sáng, cây ưa bóng, có loài lá rộng và cả loài cây lá kim. Trong 10 – 13 cây/OTC có mặt trong các đai cao nghiên cứu thì có 6-11 loài có mặt trong công thức tổ thành. Những loài chiếm ưu thế là Dẻ cuống, Dẻ gai ấn độ, Nhọc, Vối thuốc, Re hương, Dẻ gai đỏ. Tại 3 đai cao điều tra thì chỉ có đai 1 không có sự xuất hiện của Dẻ tùng sọc trắng hẹp, ở đai 2 xuất hiện nhưng với số lượng không nhiều và nhiều nhất là ở đai 3.

- Mật độ cây tái sinh: mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu dao động từ 2.250 – 3.917 cây/ha, trong đó mật độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh thấp chỉ dao động trong khoảng 83-250 cây/ha và trong tổng số 9 OTC điều tra thì Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh chỉ xuất hiện trong 6 OTC (4, 5, 6, 7, 8, 9).

- Trong lâm phần rừng tự nhiên có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo các đai cao thì cây tái sinh chủ yếu tập trung ở các cấp chiều cao < 2 m chiếm 83,85%, mật độ cây tái sinh có chiều cao > 2 chỉ chiếm 16,15% tổng số

86

cây trong lâm phần, số cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao II (0,5 -1 m) và cấp chiều cao III (1 – 2 m), điều này cho thấy phần lớn cây tái sinh đang ở tình trạng bị chèn ép bởi tầng cây cao. Mật độ cây tái sinh ở các đai tương đối lớn và lớn nhất là đai cao 1.300 – 1.600 m. Chi tiết ở các cấp chiều cao như sau:

+ Cấp I(<0,5 m): Mật độ từ 250-917 cây/ha chiếm 20,19% của lâm phần.

+ Cấp II (0,5-1m): Mật độ từ 583 – 1.500 cây/ha chiếm 36,33%. + Cấp III (1-2 m): Mật độ từ 583 – 1.333 cây/ha chiếm 27,37%. + Cấp IV (> 2m): Mật độ từ 417 – 667 cây/ha chiếm 16,15%. - Chất lượng cây tái sinh và nguồn gốc cây tái sinh:

+ Chất lượng cây tái sinh: Cây có phẩm chất tốt có số cây từ 1.083 – 1.750 cây/ha chiếm 48,14%, cây có phẩm chất trung bình có số cây từ 750 – 1.333 cây/ha chiếm 34,40%, cây có phẩm chất xấu có số cây từ 250 – 667 cây/ha chiếm 16,46%.

+ Nguồn gốc cây tái sinh từ hạt chiếm 81,37%, còn nguồn gốc cây tái sinh chồi chiếm 18,63%.

* Đề xuất định hướng một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn và phát triển cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

- Bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh nhằm thúc đẩy sức sinh trưởng của tầng cây tái sinh để sớm tham gia vào cấu trúc tầng tán, để dần tạo nên cấu trúc rừng ổn định.

- Số cá thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp còn ít, số lượng cây có giá trị kinh tế và những loài cây có mối quan hệ tương hỗ với loài này không lớn. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiến hành tỉa thưa những loài cây phi mục đích, ít có giá trị về kinh tế và trồng làm giàu rừng hoặc trồng mới theo phương thức

87

trồng thuần loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp hay trồng hỗn giao với Đỉnh tùng, Dẻ cuống, Kháo lá dài.

- Ở độ cao lớn hơn 1.300 m so với mực nước biển loài Dẻ tùng sọc tái sinh nhiêu hơn ở độ cao khác. Chính vì thế cần có biện pháp tác động để đảm bảo môi trường sinh thái tốt nhất cho cây tái sinh sinh trưởng.

- Xây dựng bản đồ quản lý sự phân bố bằng phần mềm GIS.

- Đẩy mạnh nghiên cứu phương pháp nhân giống sinh dưỡng để nhân nhanh số lượng cây giống của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phục vụ trồng rừng nhằm bảo tồn và phát triển loài này tại những nơi có điều kiện sin thái phù hợp.

Tồn tại

- Do cá thể loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp ngoài tự nhiên tại khu vực điều tra còn ít nên chưa nghiên cứu được đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài mà chỉ nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên nơi có loài này phân bố tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

- Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu phân bố, cấu trúc và tái sinh của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp, chưa nghiên cứu được các vấn đề khác như: đặc điểm sinh học, vật hậu, nhân giống, gây trồng, phân tích hàm lượng Taxoid trong lá của loài này.

- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số nhân tố cấu trúc sinh thái và hình thái tầng cây cao, chưa nghiên cứu được cấu trúc tuổi và các quy luật kết cấu lâm phần.

- Đề tài mới chỉ nghiên cứu được những vấn đề về mật độ, tổ thành cây tái sinh, nguồn gốc, chất lượng và phân cấp chiều cao cây tái sinh chứ chưa nghiên cứu sâu về những nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên.

Khuyến nghị

88

nhằm có những định hướng để bảo tồn và phát triển loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp như sau:

Cần tiến hành nghiên cứu thêm về rừng Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở khu vực Sơn La nói riêng và những tỉnh có loài này phân bố để có thể bao quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài dẻ tùng sọc trắng hẹp (amentotaxus argrotaenia (hance) pil ger) tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la​ (Trang 90 - 98)