4.2.3.1. Phân bố thực nghiệm N/D1.3, N/Hvn ở các đai cao a/ Phân bố thực nghiệm N/D1.3
Phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (N/D1,3) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của quy luật kết cấu lâm phần. Phân bố N/D1,3 thể hiện quy luật sắp xếp, tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Trong rừng tự nhiên, phân bố N/D1,3 hợp lý thì cây rừng tận dụng được tối đa điều kiện lập địa và tạo được năng suất sinh khối cao nhất. Trong hoạt động kinh doanh và lợi dụng rừng, con người có thể điều tiết mật độ hợp lý, xác định được vốn rừng để lại, lượng khai thác và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp, từ đó có thể điều chỉnh lại cấu trúc rừng hợp lý.
Sau đây là biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D1.3 của các OTC theo đai cao:
60
Hình 4.8. Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D1.3 ở đai cao 1.300 – 1.600 m
61
Qua hình 4.7, 4.8 và 4.9 dễ nhận thấy rằng đường cong phân phố N/D1.3 tại 3 đai cao biến động khá phức tạp, cụ thể như sau:
- Đai cao 1.000 – 1.300 m: OTC1 và OTC 3 có phân bố N/D1.3 lệch trái, OTC 2 có phân bố N/D1.3 lệch phải.
- Đai cao 1.300 – 1.600 m: cả 3 OTC4, OTC5, OTC6 có dạng phân bố N/D1.3lệch trái.
- Đai cao > 1.600 m: cả 3 OTC7, OTC8, OTC9 có dạng phân bố N/D1.3 tương đối đều về 2 bên nhưng có nhiều đỉnh.
Nhìn chung, phân bố số cây theo cỡ đường kính tại khu vực nghiên cứu có phân bố lệch trái, cụ thể ở OTC 1, OTC 3, OTC4, OTC 5, OTC 6; phân bố lệch phải ở OTC 2 và phân bố nhiều đỉnh ở OTC 7, OTC8, OTC 9.
Nguyên nhân là do ở mỗi đai cao nghiên cứu có các điều kiện về độ dốc, hướng dốc, đất đai, thành phần loài cây, sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây khác nhau. Mặt khác ở mỗi đai cao có mức độ tác động vào rừng khác nhau nên cấu trúc rừng có sự thay đổi theo nhiều trạng thái. Như vậy, giải pháp để để đưa cấu trúc rừng về dạng phân bố chuẩn và đạt đến cấu trúc ổn định, trước hết công tác bảo vệ được duy trì tốt hạn chế những tác động bất lợi đến môi trường rừng làm phá vỡ cấu trúc rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng làm giàu rừng bằng các loài cây phù hợp với điều kiện khu vực nghiên cứu, trồng và phát triển them số lượng cá thể của các loài cây ưu thế.
b/ Phân bố thực nghiệm N/Hvn
Phân bố số cây theo cấp chiều cao cũng là một trong những chỉ tiêu biểu thị cấu trúc rừng thể hiện sự phân chia không gian dinh dưỡng theo chiều thẳng đứng nhằm giảm sự cạnh tranh về nhu cầu ánh sáng của các cây ở trong rừng, tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng, hình thành các tầng cây ưa sáng, tầng cây chịu bóng,... Việc nghiên cứu quy luật số cây phân bố theo cấp chiều cao nhằm có biện pháp lâm sinh tác động cho phù hợp nhằm nâng cao
62
năng suất và hiệu quả phòng hộ của rừng. Kết quả nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao của khu vực rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo đai cao được thể hiện như sau:
Hình 4.10. Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/Hvn ở đai cao 1.000 – 1.300 m
63
Hình 4.12. Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/Hvn ở đai cao > 1.600 m
Nhìn vào hình 4.10, hình 4.11 và hình 4.12 ta thấy rằng đường cong phân phố số cây theo cấp chiều cao cũng biến động phức tạp như đối với đường cong phân bố số cây theo cấp chiều cao, cụ thể như sau:
- Đai cao 1.000 – 1.300 m: OTC 1 có đường cong phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn lệch trái, còn OTC 2 và OTC 3 có phân bố đều hai bên.
- Đai cao 1.300 – 1.600 m: cả 3 OTC4, OTC5, OTC6 có dạng phân bố N/Hvn lệch trái và nhiều đỉnh.
- Đai cao > 1.600 m: cả 3 OTC7, OTC8, OTC9 có dạng phân bố N/Hvn lệch phải và nhiều đỉnh.
Như vậy, cũng giống như phân bố số cây theo đướng kính, phân bố số cây theo chiều cao của cây rừng tại khu vực nghiên cứu của đề tài tại 3 đai cao có sự biến đổi khá phức tạp, có sự biến động lớn về cỡ đường kính, cấu trúc rừng bị phá vỡ tạo nên sự không ổn định về cấu trúc tầng thứ của rừng.
64
4.2.3.2. Mô hình hóa phân bố thực nghiệm N/D1.3 và Hvntheo các hàm phân bố
Vì phân bố số cây theo cỡ đường kính và theo cấp chiều cao của các lâm phần ở các đai cao tại khu vực nghiên cứu vừa có dạng phân bố lệch trái, lệch phải và nhiều đỉnh, nên đề tài đã tiến hành mô hình hóa phân bố thực nghiệm theo 2 hàm Weibull và hàm khoảng cách để chọn ra hàm phân bố lý thuyết phù hợp.
a/ Mô hình hóa phân bố thực nghiệm N/D1.3 theo hàm Weibull và hàm khoảng cách
Kết quả mô hình hóa phân bố thực nghiệm N/D1.3theo hàm Weibull và hàm khoảng cách của các đai cao được ghi cụ thể ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull và hàm khoảng cách
Đai cao Số hiệu OTC Hàm Weibull Hàm khoảng cách 2 n 2 05 (k) H0+ H0- n2 2 05 (k) H0+ H0- 1000- 1300 (m) OTC1 5,51 5,99 x 22,032 7,81 x OTC2 5,20 5,99 x 26,104 5,99 x OTC3 12,81 5,99 x 5,886 5,99 x 1300- 1600 (m) OTC4 21,05 5,99 6,180 7,81 x OTC5 3,28 5,99 x x 37,385 7,81 x OTC6 30,65 5,99 x 5,414 5,99 x >1600 (m) OTC7 2,74 5,99 x 13,273 3,84 x OTC8 2,80 5,99 x 13,578 5,99 x OTC9 4,09 5,99 x 23,353 7,81 x
Từ kết quả 4.8 ta thấy mô hình hóa phân bố N/D1.3 cho 9 OTC tại 3 đai cao thỉ phân bố theo hàm Weibull là phù hợp hơn hàm khoảng cách. Cụ thể:
- Đai cao 1.000 – 13.00 m: Mô hình hóa phân bố N/D1.3 có OTC 1 và OTC 2 tuân theo hàm Weibull và OTC 3 tuân theo hàm khoảng cách.
65
- Đai cao 1.300 – 1.600 m: Chỉ có OTC 5 khi mô hình hóa phân bố N/D1.3 tuân theo hàm Weibull còn OTC 6 và OTC 7 tuân theo hàm khoảng cách.
- Đai cao > 1.600 m: Cả 3 OTC khi mô hình hóa phân bố N/D1.3 tuân theo hàm Weibull.
Dưới đây là biểu diễn quá trình mô hình hóa phân bố thực nghiệm N/D1.3theo hàm Weibull và hàm khoảng.
* Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D1.3theo hàm Weibull
Hình 4.13. Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull (Đai cao 1.000 – 1.300 m)
Hình 4.14. Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull (Đai cao 1.300 – 1.600 m)
66
Hình 4.15. Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull (Đai cao >1.600 m)
Nhìn vào hình 4.13, hình 4.14 và hình 4.15 ta thấy:
- Đai cao 1.000 – 1.300 m: Đường cong mô tả phân bố N/D1.3 giữa hàm lý thuyết Weibull và đường cong thực tế tương đối đồng nhất về hình dạng. Ở OTC1 Phân bố hơi lệch trái, số cây tập trung ở khoảng đường kính 13,5 – 22,5 cm; Ở OTC 2 phân bố lệch phải, số cây tập trung vào khoảng cỡ kính 13,5 – 19,5 cm.
- Đai cao 1.300 – 1.600 m: Chỉ có OTC5 khi mô tả phân bố N/D1.3 là theo hàm lý thuyết Weibull và đường cong giữa hàm lý thuyết và thực tế tương đối đồng nhất với nhau, phân bố ở đây tương đối đều về hai bên, số cây tập trung nhiều ở khoảng đường kính 13,5 - 19,5 cm.
- Đai cao > 1.600 m: cả 3 OTC trog đai này có phân bố N/D1.3 của hàm lý thuyết và thực tế tương đối đồng nhất nhau, phân bố cân đỉnh và đều về hai bên. Ở OTC 7 số cây phân bố N/D1.3 khá đều nhau ở các cỡ kính và tần số xuất hiện của các cây kể cả hàm lý thuyết và thực tế đều không vượt quá 15 cây, ở OTC7 và OTC 8 phân bố N/D1.3 giữa hàm lý thuyết và hàm thực tế khác nhau về tần suất xuất hiện của cây rừng, thực tế số cây xuất hiện ở mỗi cấp kính không quá 15 cây còn ở hàm lý thuyết số cây xuất hiện ở mỗi cấp kính có khi hơn 20 cây.
67
* Mô hình hóa phân bố N/D1.3theo hàm khoảng cách
Hình 4.16. Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm khoảng cách tại Đai cao 1.000-1.300 m và đai cao 1.300 -1.600 m
Từ hình 4.16 ta dễ nhận thấy OTC 6 có phân bố giảm, đường cong lý thuyết và đường cong thực tế mô tả phân bố N/D1.3 gần tương đồng, số cây xuất hiện ở các cỡ kính khá đều nhau. Ở OTC 3 và OTC 4 có phân bố lệch trái, số cây tập trung nhiều ở cỡ kính 13,5 – 22,5 cm.
b/ Mô hình hóa phân bố thực nghiệm N/Hvn theo hàm Weibull và hàm khoảng cách
Kết quả mô hình hóa phân bố thực nghiệm nghiệm N/Hvntheo hàm Weibull và hàm khoảng cách được thể hiện tại bảng 4.9.
68
Bảng 4.9. Kết quả mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull và hàm khoảng cách Đai cao Số hiệu OTC Hàm Weibull Hàm khoảng cách 2 n 2 05 (k) H0+ H0- n2 2 05 (k) H0+ H0- 1000- 1300 (m) OTC1 4,12 5,99 x 19,896 7,81 x OTC2 3,55 7,81 x 33,193 7,81 x OTC3 10,75 5,99 x 45,807 3,84 x 1300- 1600 (m) OTC4 6,70 7,81 x 182,211 5,99 x OTC5 5,06 7,81 x 93,828 5,99 x OTC6 34,28 3,84 x 7,66 7,81 x >1600 (m) OTC7 4,50 5,99 x 16,00 3,84 x OTC8 5,91 5,99 x 13,414 3,84 x OTC9 2,24 5,99 x 31,873 7,81 x
Từ kết quả ở bảng 4.9 ta thấy mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull là hàm phân bố lý thuyết phù hợp hơn so với hàm khoảng cách. Trong 9 OTC của 3 đai cao nghiên cứu thì có 8 OTC tuân theo hàm Weibull, chỉ có OTC 6 phân bố N/Hvn phù hợp với hàm khoảng cách.
69
Hình 4.18. Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull (Đai 2)
Hình 4.19. Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull (Đai 3)
Nhìn vào hình 4.17, hình 4.18 và hình 4.19 ta có một số nhận xét như sau: OTC1 và OTC 2 có đường cong phân bố gần tương đồng nhau, phân bố N/Hvn tại 2 OTC này cân đỉnh và phân bố đều về hai bên, số cây theo cỡ chiều cao từ 10 – 16 m nhiều hơn cả; OTC 4 và OTC 5 có phân bố N/Hvn lệch trái, đường cong phân bố giữa hàm lý thuyết và thực tế không tương đồng nhau và số cây tập trung ở cấp chiều cao 10- 14m; OTC 7, OTC 8 và OTC 9 có phân bố N/Hvn lệch phải, đường cong phân bố giữa hàm lý thuyết và thực tế xa nhau, số cây tại OTC 7, OTC 8 và OTC 9 tập trung nhiều ở cấp kính 12 – 18 m.
70
Hình 4.20. Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm khoảng cách (Đai 2)
Nhìn vào hình 4.20 ta thấy mô hình hóa N/Hvn tại OTC 6 có phân bố theo hàm khoảng cách là phân bố giảm, đường cong cong giữa hàm lý thuyết và thực tế tương đồng nhau, số cây tập trung nhiều ở cấp kính 10-16m.