3.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Nhìn tổng thể, Mộc Châu có đặc điểm đặc trưng địa hình vùng miền núi Tây Bắc, chia cắt phức tạp, nằm trên hệ thống núi đá vôi.
Đặc biệt, phần khá lớn diện tích của huyện nằm trên cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát và độ cao trung bình khoảng 1.000 m so với mặt nước biển.
3.1.3.2. Phân vùng tự nhiên
Huyện Mộc Châu được chia làm 4 vùng cụ thể như sau:
- Vùng cao nguyên Mộc Châu: Có 02 thị trấn (thị trấn Mộc Châu và
38
Phiêng Luông), vùng này có địa hình bằng phẳng, mang đậm đặc trưng khí hậu ôn đới có lợi thế cho phát triển du lịch; đất đai phì nhiêu, có tiềm năng phát triển hàng hoá nông sản. Kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, điện, nước,... phát triển hơn các vùng khác.
- Vùng vành đai cao nguyên Mộc Châu: Có 5 xã (Chiềng Hắc, Tân
Lập, Tà Lại, Nà Mườngng và Hua Păng), vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình ít bị chia cắt, khí hậu mát mẽ, đất đai mầu mỡ thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, cây dược liệu.
- Vùng sông Đà: Có 2 xã (Quy Hướng và Tân Hợp), vùng này có địa
hình bị chia cắt mạnh, tạo thành các lát cắt và độ dốc lớn, tài nguyên khoáng sản khá phong phú thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản...
- Vùng cao biên giới: Có 3 xã (Chiềng Sơn, Lóng Sập và Chiềng
Khừa), vùng có địa hình chia cắt phức tạp hơn vùng vành đai cao nguyên, tài nguyên đất đai phong phú, thuận lợi cho phát triển kâm nghiệp, cây dược liệu và thương mại qua biên giới.
3.1.2.3. Đất đai, thổ nhưỡng
Diện tích đất tự nhiên của huyện là; 108.166,0 ha, trong đó các nhóm đất được sử dụng chủ yếu:
- Đất sản xuất Nông nghiệp 33.598 ha chiếm 31,1 %. - Đất Lâm nghiệp: 50.304 ha chiếm 46,5 %.
- Đất nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp khác: 121 ha chiếm 0,1%. - Đất phi nông nghiệp: 4.756 ha chiếm 4,4 %.
- Đất chưa sử dụng: 19.387 ha chiếm 17,9 %.
Thổ nhưỡng chủ yếu gồm nhiều loại đất Feralit phát triển trên các loại đá mẹ, do nguồn gốc hình thành được chia thành 4 nhóm đất chính: Nhóm đất đỏ vàng chiếm 34,2%; Nhóm đất đen chiếm 0,75%; Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa chiếm 0,54%; Nhóm đất đỏ vàng trên núi chiếm 65,5%.
39
Trên địa bàn huyện có 18 loại đất, hầu hết các loại đất đều có độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, ít chua... có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, tập trung với cơ cấu đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Có 6 loại đất chính:
- Đất Feralit màu vàng sẫm phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình, Phân bố ở độ cao 700 - 1.700m.
- Đất Feralit màu vàng nâu phát triển trên sản phẩm đá vôi hoặc đá vôi biến chất, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, phân bố ở độ cao 700 - 1.700m.
- Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình phân bố ở độ cao 700 - 1.700m.
- Đất Feralit màu vàng nhạt hoặc vàng xám phát triển trên phiến thạch sét, phấn sa, đá cát, sa thạch, sỏi cuội kết, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ thường ở vùng đồi núi thấp phân bố ở độ cao 300 - 1.000m.
- Đất Feralit màu vàng xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới trung bình, phân bố quanh làng bản.
- Đất dốc tụ phân bố ven chân núi, ven sông, suối.