Nhận xét và đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài dẻ tùng sọc trắng hẹp (amentotaxus argrotaenia (hance) pil ger) tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la​ (Trang 32 - 34)

Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học và phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp trên thế giới còn ít và chưa có hệ thống, tuy nhiên các nghiên cứu đó cũng đã bước đầu giúp chúng ta có những nhìn nhận cơ bản về loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp và là cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu về loài cây này.

Các công trình nghiên cứu trên thế giới về phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên được tiến hành tương đối có hệ thống, đa dạng và phong phú, trong đó đáng chú ý là có những nghiên cứu cơ sở sinh thái và mô tả hình thái cấu trúc rừng, các nghiên cứu về định lượng cấu trúc rừng. Các kết quả nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào thực tiễn kinh doanh rừng của các nước trên thế giới.

24

Ở nước ta nghiên cứu về phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên cũng rất được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là từ cuối những năm 1980 trở lại đây. Các nghiên cứu đã chuyển hướng từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng với sự sử dụng công cụ máy tính và phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp. Đây là những kết quả nghiên cứu rất quan trọng làm cơ sở cho việc áp dụng vào đề tài.

Mặc dù Dẻ tùng sọc trắng hẹp là loài cây đa tác dụng, nhưng nghiên cứu về Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở nước ta chưa nhiều, chưa có hệ thống và thiếu chiều sâu, chủ yếu mới tiến hành một số nghiên cứu về sinh lý, sinh thái, mô tả hình thái,... đặc biệt ở nước ta vấn đề phân bố và tái sinh tự nhiên của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp chưa được nghiên cứu nhiều, vì vậy thiếu cơ sở khoa học cho việc kinh doanh và phát triển cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở nước ta nói chung và Sơn La nói riêng, tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho những nghiên cứu tiếp cận nhằm phát huy hết tiềm năng của loài cây này.

Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus Argotaenia (Hance) Pilger) taị huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” được đặt ra là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nhằm phục vụ trực tiếp việc nghiên cứu phát triển cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở Việt Nam.

25

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài dẻ tùng sọc trắng hẹp (amentotaxus argrotaenia (hance) pil ger) tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la​ (Trang 32 - 34)