Những khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài dẻ tùng sọc trắng hẹp (amentotaxus argrotaenia (hance) pil ger) tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la​ (Trang 53)

Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, năng lực tái đầu tư của nền kinh tế thấp. Mạng lưới cơ sở thương mại dịch vụ đặc biệt là hệ thống trung tâm thương mại, dịch vụ, các khu vui chơi giải trí,… chưa phát triển.

Các sản phẩm nông nghiệp của Mộc Châu như sữa, chè, bò, ngô, hoa quả,… và các sản vật địa phương có tính độc đáo, chất lượng tương đối cao song mẫu mã đơn điệu, tính đa dạng không cao do đó chưa phát triển thành hàng hóa với quy mô lớn.

Dân số dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số (chiếm hơn 70% dân số) với nhiều dân tộc mặc dù tạo ra sự đa dạng về văn hóa sắc tộc song trình độ dân trí thấp sẽ là trở ngại rất lớn về mặt văn hóa, xã hội trong quá phát triển du lịch, đặc biệt là chất lượng dịch vụ.

Việc lạm dụng khai thác những tài nguyên thiên nhiên đang diễn ra mạnh, khiến cho nguồn tài nguyên ngày càng trở nên cạn kiệt.

Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên đặt ra cho huyện Mộc Châu nhiều cơ hội và nhiều thách thức để phát triển huyện một cách toàn diện. Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bảo tồn những thực vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng như loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp cũng phải song hành với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện trong thời gian tới.

45

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm phân bố của loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

4.1.1. Vùng phân bố tự nhiên của Dẻ tùng sọc trắng hẹp

Kế thừa các thông tin và kết quả nghiên cứu đã có kết hơ ̣p với thông tin phỏng vấn nhanh cán bộ Kiểm Lâm, Phòng Nông nghiệp, người dân đi lấy thuốc, người khai thác gỗ, người đi rừng lâu năm tại huyện Mộc châu, cùng với quá trình điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu thì ở huyện Mộc Châu Dẻ tùng sọc trắng hẹp thường phân bố ở sườn núi đá vôi ở đai cao 1.000 m - 2.000 m so với mực nước biển,có trong rừng tự nhiên thường xanh á nhiệt đới và phân bố tập trung trên ngọn núi Pha luông - xã Chiềng Sơn, có một số lượng rất ít không đáng kể tại xã Tân Lập.

Hình 4.1. Núi pha luông nơi có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố

Hình 4.2. Bản đồ phân bố của Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Mộc

Châu(Nguồn: Trung tâm con người

và thiên nhiên, năm 2013)

Trong nội dung nghiên cứu này, đề tài điều tra về vị trí địa lý, địa hình, kiểu rừng, đất đai nơi có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tự nhiên thông qua 9 OTC điển hình tại xã Tân Lập và xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.1.

46

Bảng 4.1. Đặc điểm khu vực phân bố của Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Địa điểm

Số hiệu

OTC Tọa độ địa lý

Địa hình Kiểu rừng Loại đất Độ cao (m) Độ dốc (0) Xã Tân Lập 1 E: 00567265 N: 002311287 1067 25-35

Thường xanh á nhiệt đới Feralit nâu vàng trên đá mẹ đá vôi, đá biến chất 2 E: 00567198 N: 02311306 1109 25-35

Thường xanh á nhiệt đới Chiềng Sơn 3 E:00564633 N:02288366 1137 20-30

Thường xanh á nhiệt đới

4 E:00565027

N: 02287844 1440 20-25

Thường xanh á nhiệt đới Feralit nâu vàng trên đá mẹ đá vôi, đá sa phiến thạch 5 E: 00565524 N:02287395 1594 20-25

Thường xanh á nhiệt đới

6 E: 00565136

N: 02287214 1368 25-30

Thường xanh á nhiệt đới

7 E: 00565538

N: 02287097 1659 25-35

Thường xanh á nhiệt đới Feralit nâu vàng trên đá mẹ đá vôi, đá sa phiến thạch 8 E: 00565526 N: 02287094 1698 20-25

Thường xanh á nhiệt đới

9 E: 00565473

N: 02287138 1663 20-25

Thường xanh á nhiệt đới

Kết quả tại bảng 4.1 cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố khá rộng tại Mộc Châu, cụ thể:

Dẻ tùng sọc trắng hẹp Phân bố ở tọa độ địa lý từ 00565027 – 00567265 kinh độ Đông và 02287094 – 02231306 vĩ độ Bắc, độ cao từ 1.067 – 1.698 m, địa hình có độ dốc rừ 200 đến 350 và mọc trên đất feralit nâu vàng trên nền đá mẹ là đá vôi, đá biến chất, đá sa thạch sét và chỉ mọc ở rừng thường xanh á nhiệt đới.

47

Kết quả nghiên cứu này tại huyện Mộc Châu bước đầu góp phần xác định một cách cụ thể hơn về phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Mộc Châu. Những thông tin về phân bố sẽ giúp cho chúng ta có thể khái quát được vùng phân bố, đất đai, địa hình và là cơ sở quan trọng để tham khảo và vận dụng trong việc chọn vùng trồng và điều kiện gây trồng nhằm bảo tồn, phát triển rừng Dẻ tùng sọc trắng hẹp một cách có hiệu quả và bền vững.

4.1.2. Đặc điểm sinh thái nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Nghiên cứu về nhân tố sinh thái của loài là nghiên cứu những yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, nước, ẩm độ, đất đai,…Việc tìm hiểu và xác định các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc gây trồng cho từng loài cây. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chưa đủ điều kiện để xác định nhu cầu sinh thái phù hợp, không phù hợp của cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp đối với từng nhân số sinh thái, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nhân tố sinh thái như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, đất đai nơi mọc cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc chọn địa điểm gây trồng loài này tại huyện Mộc Châu và những nơi có điều kiện tương tự. Do thời gian nghiên cứu của đề tài hạn chế, viê ̣c theo dõi các nhân tố sinh thái đòi hỏi thời gian dài nên đề tài kế thừa kết quả theo dõi từ Trạm khí tượng thủy văn Mộc Châu, phòng Nông nghiệp huyện Mộc Châu trong những năm gần đây để tổng hợp và đưa vào luận văn này. Dưới đây là kết quả tổng hợp của các nhân tố sinh thái cụ thể:

4.1.2.1. Khí hậu

Kết quả điều tra, khảo sát về đặc điểm khí hậu khu vực có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại huyện Mộc Châu được tổng hợp tại bảng 4.2.

48

Bảng 4.2. Đặc điểm khí hậu khu vực Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố

Tháng Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí (%) Nhiệt độ trung bình (0C) 1 120,6 14,8 80,6 12,3 2 125,7 21,2 82,5 13,6 3 136,2 34,0 81,7 17,0 4 169,6 18/7 84,5 20,5 5 187,8 165,5 85,6 23.2 6 123,7 220,8 89,2 23,1 7 142,2 266,3 90,3 21,3 8 152,1 331,4 91,2 22,6 9 203,4 257,2 88,3 22,4 10 172,6 106,4 83,1 19,0 11 189,3 31,8 82,5 15,9 12 182,5 11,8 80,7 13,0 Năm Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.905,70 Tổng lượng mưa trung bình năm 1.559,9 Trung bình 85,04% Trung bình 18,70C

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện Mộc Châu, 2014)

Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy, khu vực có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tự nhiên ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có nhiệt độ trung bình hàng năm là18,70C, trong đó thấp nhất là 12,30C vào tháng 1 và cao nhất là 23,20C vào tháng 5; lượng mưa trung bình hàng năm 1.559,9 mm (tháng thấp nhất là 11,8 mm - tháng 12, tháng cao nhất là 331, 4mm - tháng 8); độ ẩm không khí bình quân trong vùng là 85,04%, dao động trong năm từ 80,6% đến 91,2%;

Từ những dẫn liệu trên ta thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp thường phân bố ở những nơi có tổng số giờ nắng bình quân trong năm không cao (1.905,7 giờ/năm), nhiệt độ bình quân/năm 18,70, lượng mưa bình quân năm ở mức vừa (1.559,9 mm/năm) và độ ẩm tương đối cao (85%). Như vậy, với điều kiện

49

về sinh thái như kết quả nghiên cứu, bước đầu có thể kết luận rằng Dẻ tùng sọc trắng hẹp chỉ phân bố ở những nơi mát mẻ, ẩm độ không khí cao.Đây là điều kiện mà chúng ta có thể gây trồng bảo tồn, phát triển ở những nơi có điều kiện tương tự trong tỉnh Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc.

4.1.2.2. Đặc điểm đất đai nơi loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố

Đất tại khu vực có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố là đất nâu vàng phát triển trên nền đá mẹ là Đá vôi, sa phiến thạch sét, đá cát, đá biến chất, đất có tầng dày của đất > 30 cm, đất xốp, hàm lượng mùn tương đối giàu.

Hình 4.3. Phẫu diện đất tại đai cao 1.300 - 1.600 m

Hình 4.4. Đất nơi cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh

Để làm rõ hơn đặc điểm đất đai nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố làm cơ sở chọn nơi gây trồng, đề tài tiến hành đào phẫu diện đất tại 3 đai điều tra và phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.3:

50

Bảng 4.3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa tính đất tại 3 đai cao điều tra phân bố của lòa Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc Châu

TT Chỉ tiêu phân tích Đai cao 3 Đai cao 2 Đai cao

1 Đơn vị Phương pháp phân

tích 1 pH 4.45 4.36 4.05 pH meter 2 Mùn tổng số 3.25 3.89 2.07 % Walkley- Black 3 Đạm tổng số (N) 0.205 0.278 0.097 % Kjeldhall 4 Đạm dễ tiêu 3.24 3.68 4.06 mg/100g Kjeldhall 5 P tổng số 0.13 0.094 0.15 % Trắc quang/Photometry 6 P dễ tiêu 2.13 5.97 9.05 mg/1000g Trắc quang/Photometry 7 K tổng số 1.80 1.88 1.95 % Quang kế/Flame photometer 8 K dễ tiêu 150.24 62.54 89.01 mg/1000g Quang kế/Flame photometer 9 Ca2+ trao đổi 0.21 0.26 0.37 me/100g Chuẩn độ/Calibration 11

Chua thuỷ

phân 16.29 14.39 13.66 me/100g Chuẩn độ/Calibration 12

Chua trao

đổi 7.05 6.52 6.94 me/100g Chuẩn độ/Calibration 13 CEC 27.21 20.47 10.34 me/100g CH3COONH4

Kết quả Bảng trên cho chúng ta thấy đất đai tại khu vực có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố có đặc điểm sau:

- Độ pH tại 3 đai cao dao động từ 4,05 đến 4,45. Như vậy, đất tại nơi Dẻ tùng sọc trắng phân bố là đất chua.

- Độ chua trao đổi (pHKCl): Độ chua trao đổi là một dạng của độ chua tiềm tàng, ảnh hưởng gián tiếp đến thực vật. Đất tại khu vực nghiên cứu có đặc điểm độ chua trao đổi tại các đai cao: đai 2 (6,52) me/100g, đai 3 (7,05) me/100g, đai 1 (6,94) me/100g.

- Độ chua thuỷ phân (HTp: lđl/100g): Độ chua thuỷ phân là độ chua tiềm tàng lớn nhất, có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ mùn một cách khá chặt chẽ. Theo kết quả phân tích đất tại khu vực nghiên cứu ta thấy độ chua thuỷ phân tăng dần theo độ cao của đai rừng, tăng từ 13,66- 16,4.

51

- Mùn (OM%): Mùn ảnh hưởng đến tính chất lý,hoá của đất, làm cho đất thoáng khí, xốp, khả năng giữ nước, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật, nó còn một vai trò rất quan trọng trong dự trữ chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do mùn hình thành bởi hoạt động của các vi sinh vật trên xác của động, thực vật nên hàm lượng mùn thường giảm mạnh theo chiều sâu của phẫu diện đất. Ở đây hàm lượng mùn tại đai 3 (3,25%), đai 2 (3,89%) cao hơn so với đai 1(2,07%). Kết quả này cho thấy hàm lượng mùn trong đất nơi có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tương đối lớn.

- Đạm tổng số (N%): Đạm là chỉ tiêu hoá học quan trọng đánh giá độ phì của đất. Cây muốn sinh trưởng về sinh khối thì đất phải đầy đủ đạm.Hàm lượng đạm thường tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn và chiếm 1/17 hàm lượng mùn. Kết quả phân tích cho ta thấy hàm lượng đạm tương đối lớn, tại đai 1 là thấp nhất (0,097%) và hàm lượng đạm lớn nhất ở đai 2 (0,287%).

- Lân tổng số (P2O5%): Có vai trò quan trọng khi cây ra hoa, kết quả. Kết quả này cho thấy (P2O5%) ở đai cao 1 là cao nhất (0.15%) và thấp nhất là đai cao 2 (0,094%).

- Kali tổng số (K2O): Kali tham gia vào sự chuyển hoá Hiđratcacbon cung ứng năng lượng cho cây. Lượng Kali trong đất khá cao, cao nhất là đất ở đai cao 1 (1,95%) và thấp nhất là đai 3 (1,80%).

- Khả năng hấp phụ ( CEC: me/100g): (CEC) ở đai cao 1 thấp nhất (10,34 me/100g) và cao nhất là ở đa cao 3 (27,21 me/100g).

- Đạm dễ tiêu, lân dễ tiêu, ka li dễ tiêu là hàm lượng của các nguyên tố này ở dạng mà cây có thể sử dụng được ngay. Cụ thể các nguyên tố này tại các đai cao như sau:

+ Đạm dễ tiêu: đai cao 1 (9,05 mg/100g), đai cao 2 (5,97 mg/100g), đai cao 3 (2,13 mg/100 g).

52

+ Lân dễ tiêu: đai cao 1 (4,06 mg/1000g), đai cao 2 (3,68 mg/1000g), đai cao 3 (3,24 mg/1000 g).

+ Ka li dễ tiêu: đai cao 1 (489,1 mg/1000g), đai cao 2 (62,54 mg/1000g), đai cao 3 (150,24 mg/1000 g).

Tóm lại: Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên nền đá mẹ là đá vôi, đá sa phiến thạch, đá cát lớp thảm mục dày, đất chua, có hàm tượng mùn tương đối giàu, hàm lượng đa ̣m tổng số, lân tổng số, ka li tổng số, chất hấp phụ tương đối lớn. Đây là cơ sở để chúng ta chọn được loại đất trồng cho loài này, mặt khác khi biết được các các đă ̣c điểm đất tại nơi có loài này phân bố là cơ sở để khi trồng loài này.

4.2. Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La sọc trắng hẹp phân bố tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

4.2.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố

Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành và mâ ̣t đô ̣ tầng cây cao rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố Đai cao OTC Mật độ (cây/ha) Số loài cây/ OTC Số loài cây tham gia vào CTTT

Công thức tổ thành theo IV%

1.000 - 1.300 m 1 212 17 6 19,91Xn + 11,94Sp1 + 10,31Mc + 9,5Tv + 7,29Vt + 5,9Rh + 34,79 LK 2 244 18 5 21,29Xn + 10,18Đcc + 8,92Mc + 6,61Vt + 6,52Nl + 40,4 LK 3 228 18 8 14,27Ng + 11,44Pm + 8,66Sx +7,31Bđx + 7,05Ms + 6,63Dg + 6,49Vt + 5,76Mđ + 32,46 LK 1.300 - 1.600 m 4 288 26 5 12,95Dađ + 8,43Vt + 7,57Ms + 6Bs + 5,55Pm + 57,08 LK – 2,32Dtsth 5 256 21 7 13,49Vt + 11,47Pm + 11,46Dađ + 8,76Xn + 8,25Kld + 5,91Tv + 5,67Ms + 34LK – 1,24 Dtsth.

53 6 204 24 7 14,18Dađ + 9,71Xn + 9,1Đcc + 8,38Kld + 6,93 Vt + 5,74Sp6 + 5,33Nc + 33,22 LK – 1,83Dtsth > 1.600 m 7 144 19 7 19,33Dc + 11,1Đt + 8,1Xn + 6,99Slt + 6,84Tmm + 5,84Kld + 5,04Tt + 31,85 LK – 4,83Dtsth. 8 200 21 8 14,30Vt + 9,16Dc + 7,40Kld + 6,79Slt + 6,54Gb + 6,43 Csp + 5,49Dg + 5,24Sp6 + 34,57 LK - 3,77Dtsth. 9 188 23 7 10,23Vt + 9,15Pm + 9,15Dc + 8,91Kld + 8,16Hn + 5,69 Sp6 + 5,02 Đt + 40,53LK – 3,32Dtsth. Giải thích:

Xn : Xoan nhừ Sx: Sồi xanh Nc: Nanh chuột

Sp1: Loài chưa biết tên 1 Bđx: Bồ đề xanh Dc: Dẻ cuống

Mc: Mạy châu Ms: Mạ sưa Đt: Đỉnh tùng

Tv: Trâm vối Dg: Dẻ gai Slt: Sồi lá to

Vt: Vối thuốc Mđ: Mán đĩa Tmm: Thừng mực mỡ

Rh: Re hương Dađ: Dẻ ấn độ Tt: Trâm tiết

Đcc: Đáng chân chim Bs : Ba soi Gb: Giổi bà

Nl: Ngõa lông Dtsth: Dẻ tùng sọc trắng hẹp Csp: Côm sp

Ng : Ngát Kld: Kháo lá dài Dg: Dẻ gai

Pm: Phân mã Sp6: Loài cây chưa biết tên 6 Hn: Hà nu

Kết quả tại bảng 4.4 cho thấy, ở đai cao 1.000 – 1.300 m thì mật độ tầng cây cao dao động từ 212 - 244 cây/ha. Trong 17-18 loài cây có mặt trong tầng cây cao thì có 5 - 8 loài cây có mặt trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn 10 - 12 loài không tham gia vào công thức tổ thành. Những loài có hệ số tổ thành theo chỉ số IV% cao như: loài Xoan nhừ với hệ số tổ thành 19,91 ở OTC1 và 21,29 ở OTC2 là loài có hệ số cao nhất, loài Ngát với hệ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài dẻ tùng sọc trắng hẹp (amentotaxus argrotaenia (hance) pil ger) tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la​ (Trang 53)