Mật độ cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài dẻ tùng sọc trắng hẹp (amentotaxus argrotaenia (hance) pil ger) tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la​ (Trang 83 - 85)

Mật độ cây tái sinh là một chỉ tiêu rất quan trọng, số lượng cây tái sinh chính là số cây kế cận cho tầng cây cao sau này, tìm hiểu được mật độ cây tái sinh dày hay thấp từ đó ta có thể đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để điều chỉnh mật độ cây tái sinh cho phù hợp.

74

Kết quả điều tra về mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.12.

Bảng 4.12. Bảng tổng hợp mật độ tái sinh tại khu vực nghiên cứu

Đai cao Số hiệu OTC N (cây/ha)

Dẻ tùng sọc trắng hẹp Lâm phần 1000-1300 m OTC1 0 3.083 OTC2 0 2.667 OTC3 0 2.250 1300 – 1600 m OTC4 83 3.500 OTC5 167 3.167 OTC6 87 3.917 >1600 m OTC7 167 2.917 OTC8 250 3.000 OTC9 250 2.333

Qua bảng 4.12 nhận thấy mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu dao động từ 2.250 – 3.917 cây/ha, trong đó mật độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh thấp chỉ dao động trong khoảng 83-250 cây/ha và trong tổng số 9 OTC điều tra thì Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh chỉ xuất hiện trong 6 OTC (4, 5, 6, 7, 8, 9), cụ thể:

- Đai cao 1.000 – 1.300 m, mật độ tái sinh của lâm phần thấp 2.250 (cây/ha) đến 3.083 (cây/ha). Về loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp không có cây nào tái sinh dưới tán rừng tại đai cao này.

- Đai cao 1.300 – 1.600 m thì mật độ tái sinh của lâm phần cao, từ 3.500 – 3.917(cây/ha). Mật độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp từ 83 – 167(cây/ha). Tái sinh của loài này chủ yếu từ hạt, tái sinh chồi ít.

- Đai cao > 1.600m, mật độ cây tái sinh cũng thấp từ 2.333 – 2.917 (cây/ha). Mật độ của cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp từ 167 - 250 (cây/ha). Tái sinh

75

của loài này chủ yếu từ hạt, tái sinh chồi ít.

Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu tương đối cao. Dẻ tùng sọc trắng hẹp không thấy xuất hiện ở đai 1, đến đai 2 thì tái sinh với số lượng không nhiều, đai 3 tái sinh tương đối nhiều và ở đây loài tái sinh chủ yếu bằng hạt, tái sinh chồi ít,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài dẻ tùng sọc trắng hẹp (amentotaxus argrotaenia (hance) pil ger) tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)