Thời gian sấy sản phẩm hệ sợi nuôi cấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng nấm đông trùng hạ thảo cordyceps militaris thu thập và sưu tầm từ việt nam, trung quốc và nhật bản​ (Trang 71)

Hệ sợi nấm sau khi thu hoạch được sấy khô ở nhiệt độ thấp 300C, 350C, 400C

có quạt gió đến khi độ ẩm tương đối của sản phẩm sấy đạt 10 – 12%, thời gian sấy khô hệ sợi nấm đối với từng chủng được trình bày trong Bảng 3.14.

Bảng 3.14:Thời gian sấy khô hệ sợi nấm ở các thang nhiệt độ khác nhau Chủng

/NĐ sấy

Thời gian sấy khô hệ sợi (giờ)

HL2 HL22 HL34 HL35 CM F1010 F1012 F1080 30oC 96 72 72 72 96 96 80 96

35 oC 56 48 48 48 60 56 48 56

Từ kết quả ở Bảng 3.14 cho thấy thời gian để sấy nấm ở 3 thang nhiệt độ sấy

khác nhau là khác nhau rõ rệt. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 30oC thời gian làm khô

hệ sợi lâu hơn nhiều (từ 72 -96 giờ) so với sấy ở nhiệt độ 35 (48 – 60 giờ) và 40 oC

(40 – 52 giờ). Ở thang nhiệt độ 400C sợi nấm khô nhanh nhất nhưng so với nhiệt độ

350C thì hơn không đáng kể, điều này thấy rõ trong Hình 3.40. Trong 8 chủng nấm

thí nghiệm thời gian sấy thì kết quả cũng cho thấy rõ thời gian sấy của nhóm chủng nấm sinh trưởng nhanh như chủng HL2, chủng CM, chủng F1010, chủng F1012 và chủng F1080 mất nhiều thời gian hơn so với nhóm chủng sinh trưởng chậm như chủng HL22, chủng HL34, chủng HL35. Điều này có thể lý giải là do hệ sợi nấm của những chủng sinh trưởng nhanh thường có hệ sợi dầy hơn so với nhóm chủng sinh trưởng chậm. 0 20 40 60 80 100 120 HL2 HL22 HL34 HL35 CM F1010 F1012 F1080 Chủng nấm T hờ i g ia n sấ y (g iờ ) 30 độ C 35 độ C 40 độ C

Hình 3.40: Thời gian sấy khô hệ sợi nấm ở các thang nhiệt độ khác nhau

Sợi nấm sau khi thu hoạch được rửa qua bằng nước sạch nhưng sấy khô ở

điều kiện 300C trong thời gian 72 – 96 giờ không đảm bảo được chất lượng sợi nấm

vì đôi khi có xuất hiện hiện tượng nấm tạp xâm nhiễm.

Để đảm bảo an toàn cho nấm thì không nên sấy ở nhiệt độ cao, vì khi sợi nấm còn tươi mà đem sấy ngay ở nhiệt độ cao sẽ không đảm bảo được lượng nước bay hơi hoàn toàn và thường sẽ dẫn đến hệ sợi nấm giòn dễ vỡ vụn. Mặt khác đối

tượng sấy là hệ sợi nấm, trong có chứa rất nhiều thành phần hoá học quý ví dụ như các vitamin, các axit amin và nhiều thành phần khác có cấu trúc cácbon… nếu sấy ở nhiệt độ cao sẽ phá vỡ cấu trúc thành phần làm ảnh hưởng đến tính chất của các thành phần đó dễ dẫn đến làm hỏng tác dụng quý báu vốn có trong nấm.

Với kết quả như trên thì thời gian sấy nấm hợp lý là 35 oC - 40 oC nhưng tốt

nhất là 35oC vì các lý do sau: trong thời gian sấy này vẫn đảm bảo sợi nấm sạch

không bị nhiễm tạp, thời gian sấy không lâu và nhiệt độ không quá cao đảm bảo độ an toàn về chất lượng của sợi nấm.

4.4.5. Quy trình sản xuất bột nấm Cordyceps militaris

Nguyên liệu: Giống nấm, môi trường dinh dưỡng PDA, môi trường dịch PD

Quy trình: Từ nguồn giống nấm lưu trữ và bảo quản, cấy truyền sang môi trường dinh dưỡng cho nấm sinh trưởng, sau 10 - 15 ngày cấy, sợi nấm mọc bông, trắng khoẻ, cấy truyền sang môi trường dịch PD đã được hấp khử trùng, nuôi ở nhiệt độ

25oC với tốc độ lắc 120 vòng/phút. Sau 20 – 24 ngày nuôi cấy sợi nấm bắt đầu

chuyển từ màu trắng sang màu ngà, tiến hành thu hoạch.

Sợi nấm được lọc qua rây, rửa qua hệ sợi bằng nước sạch sau đó tiến hành

sấy hệ sợi nấm ở nhiệt độ 35oC trong thời gian 48 – 60 giờ, tuỳ từng chủng nấm mà

thời gian sấy khác nhau, đến khi độ ẩm không khí đạt 10 -12% dừng sấy. Tiến hành nghiền và đóng gói kín, bảo quản trong điều kiện mát. Sản phẩm thu hoạch được mô phỏng qua hình ảnh trong Hình 3.40 và Hình 3.41

Quy trình sản xuất Bột nấm Cordyceps miltaris được tóm tắt qua Sơ đồ sau:

PDA, 25oC Cất giống

10 -15ngày nuôi Nước cất vô trùng Dịch PD, 25oC 120 vòng/phút Thu hoạch Sấy 35oC 48 – 60 giờ Nghiền Đóng gói Giống lưu trữ và bảo quản Giống sản xuất Sản xuất hệ sợi (Nhân sinh khối)

Sợi nấm khô Bột nấm

Cordyceps militaris

Lưutrữ và

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Kết quả thu thập được 5 mẫu nấm có nguồn gốc Việt Nam trong đó phân lập

được 4 mẫu và xác định được là nấm Cordyceps militaris và sưu tầm được 4 chủng

nấm Cordyceps militaris bao gồm 1 chủng ở Trung Quốc và 3 chủng Nhật Bản.

Như vậy tiến hành nghiên cứu 8 chủng nấm Cordyceps militaris có kí hiệu như sau:

Chủng HL2, chủng HL22, chủng HL34, chủng HL35, chủng CM, chủng F1010, chủng F1012 và chủng F1080.

- Có 4/8 chủng sinh trưởng nhanh trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo bao gồm

chủng HL2, chủng CM, chủng F1010 và chủng F1080 với tốc độ lần lượt là 104,66; 122,02; 107,64; 105,08 µm/giờ, 4/8 chủng nấm sinh trưởng chậm trên môi trường nhân tạo trong đó có 3 chủng được thu thập ở Việt Nam là chủng HL22, chủng HL34, chủng HL35 và 1 chủng sưu tầm ở Nhật Bản là chủng F1012 với tốc độ sinh trưởng đạt 69,95; 71,92; 79,37 và 80,36µm/giờ. Chủng CM cho sinh trưởng nhanh hơn cả.

- Khả năng lưu trữ giống nấm Cordyceps militaris trong nước cất vô trùng, băng kín

và được bảo quản trong tủ lạnh 4oC vẫn đảm bảo được chất lượng nấm trong thời

gian ít nhất là 17 tháng.

2. Điều kiện tối ưu cho các chủng nấm Cordyceps militaris sinh trưởng trong điều

kiện nuôi cấy thuần khiết là:

- Chủng HL2: Môi trường dinh dưỡng N10 (PDA + 10% Nhộng tằm), nhiệt độ từ

15 -25oC, độ ẩm không khí 85% và pH = 5,0.

- Chủng HL22, HL34: Môi trường PDA có bổ sung 10 - 20% Nhộng tằm. Ở 20oC,

độ ẩm 80 – 85% và pH = 6,0.

- Chủng HL35: Cả 5 công thức môi trường N10; N20; PDA; P10; P20, nhiệt độ

20oC, độ ẩm 80 – 85% và pH = 5,0 – 6,5.

- Chủng CM: Môi trường PDA có bổ sung 10% Nhộng tằm, nhiệt độ 20 – 25oC, độ

ẩm 80 -85% và pH = 4,5; 6,5.

- Chủng F1012: Môi trường N10, nhiệt độ 15 – 25oC, độ ẩm 85% và pH = 5,0 – 5,5.

- Chủng F1080: Môi trường dinh dưỡng P20; PDA; N10; N20, nhiệt độ 20 -25oC,

độ ẩm 80 -85% và pH = 6,5.

3. Cả 8 chủng nấm Cordyceps militaris đều có hoạt tính sinh học thông qua:

- Khả năng kháng khuẩn Bacillus subtilis. Trong đó chủng CM có khả năng kháng

mạnh nhất với đường kính vòng ức chế 22,50, tiếp theo là chủng HL2, chủng F1012, chủng F1080 có đường kính vòng ức chế khoảng 17,33 -19,00 mm, các chủng còn lại gồm chủng HL22, chủng HL34, chủng HL35, chủng F1010 khả năng kháng thấp hơn vòng ức chế từ 12,50 – 15,00 mm.

- Khả năng kháng nấm Fusarium oxysporum. Kết quả cho thấy cả 8 chủng nấm

Cordyceps militaris đều có khả năng kháng tốt, mạnh nhất là chủng CM đường kính vòng ức chế 25,00 mm, tiếp theo là chủng HL35, chủng HL2, chủng F1010, chủng F1012 có đường kính vòng ức chế 20,67 – 23,00 mm. Các chủng HL22, chủng HL34, chủng F1080 khả năng kháng thấp nhất với đường kính trong khoảng 17,33 – 18,33 mm.

4. Điều kiện tối ưu để nhân sinh khối hệ sợi nấm là:

- Môi trường dinh dưỡng dịch thể tối ưu để nhân nuôi sinh khối hệ sợi nấm là môi trường PD (20g Glucoza/lít + 200g khoai tây/lít). Chủng CM có xuất hiện mầm thể

quả trong điều kiện nuôi cấy ở 25oC trên môi trường dịch thể PD.

- Tốc độ lắc tối ưu cho sinh trưởng của các chủng nấm Cordyceps militaris trong

môi trường dịch thể là 120 vòng/phút trong điều kiện 25oC với thời gian lắc 1 ngày

để tĩnh 3 ngày.

- Thời gian thu hoạch nấm tốt nhất đối với chủng HL2, chủng CM, chủng F1010, chủng F1012, chủng F1080 là 20 ngày kể từ ngày cấy nấm. Chủng HL22, chủng HL34, chủng HL35 mọc chậm hơn thì thời gian thu hoạch tốt nhất là 24 ngày.

- Sấy khô sản phẩm hệ sợi nấm tốt nhất ở nhiệt độ từ 35 – 40oC, nhưng tốt hơn cả là

35oC trong thời gian 48 – 60 giờ.

- Quy trình sản xuất bột nấm: Giống nấm được cấy truyền trên môi trường PDA,

lắc 120 vòng/phút. Sau 20 -24 ngày thu hoạch hệ sợi, sấy ở nhiêt độ 35oC ở thời gian 48 – 60 giờ đến độ ẩm 10 -12% dừng sấy, nghiền và đóng gói, được sản phẩm

cuối cùng là bột nấm Cordyceps militaris.

Tồn tại và kiến nghị

Do thời gian thực hiện đề tài bị hạn chế đề tài mới chỉ dừng lại ở kết quả thử nghiệm thời gian lưu trữ và bảo quản giống nấm trong 17 tháng.

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh

học kháng nấm và kháng khuẩn của các chủng Cordyceps militris mới chỉ thực hiện

trên loài khuẩn là Bacillus subtilis và loài nấm Fusarium oxysporum mà chưa thử

nghiệm với những loài khuẩn, nấm gây bệnh cho người.

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn cho những nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là cơ sở khoa học để ứng dụng cho giai đoạn nhân nuôi trồng thể quả nhân tạo.

Đối tượng nghiên cứu là loài nấm dược liệu quý, có ý nghĩa trong y dược cao, nên tiếp tục đi sâu nghiên cứu đáp ứng được mục đích cuối cùng là tạo ra được sản phẩm thể quả nấm trong nuôi trồng nhân tạo có giá trị cao và ứng dụng cho ngành y học...

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Doãn Diên, Phạm Thị Thùy, Nguyễn Giáng Vân, Trần Thanh Tháp, Đồng

Thanh, Nguyễn Thị Bắc (1994), Kết quả nghiên cứu phân lập và sản xuất

nấm Beauveria bassiana và bước đầu tìm hiểu biện pháp sử dụng nấm để phòng trừ mọt hại kho nông sản, Hội nghị khoa học toàn quốc về Công nghệ sinh học và Hóa sinh phục vụ sản xuất và ĐS, HN.

2. Đỗ Tất Lợi (1977), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (In lần thứ 3, có

sửa chữa bổ sung), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Trần Văn Mão (2002), Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích. Tập II. Sử

dụng vi sinh vật có ích, Trường Đại học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

4. Trịnh Tam Kiệt (1996), Danh mục các loài nấm lớn Việt Nam, Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trịnh Tam Kiệt, Đặng Vũ Thanh, Hà Minh Trung (2001), Lớp

ASCOMYCETES, Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Pham Quang Thu (2009), “Điều tra phát hiện nấm Đông trùng hạ thảo

Cordyceps nutans Pat. Phân bố ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn

Động, Bắc Giang”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Nông

nghiệp & Phát triển nông thôn, số 4, trang 91-94.

7. Phạm Quang Thu (2009), “Phát hiện nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps

gunnii (Berk) Berk Tại vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông

8. Phạm Quang Thu, Lê Thị Xuân (2009), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh trưởng của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết một số loài nấm ký sinh

côn trùng”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp

& Phát triển nông thôn, số 11, trang 97 – 102.

9. Phạm Quang Thu, Nguyễn Mạnh Hà (2009), “Phát hiện nấm Đông trùng hạ

thảo Cordyceps militaris (L.:FR.) Link Tại vườn Quốc gia Hoàng Liên

Tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Nông

nghiệp & Phát triển nông thôn, số 9, trang 103 - 113.

10. Phạm Quang Thu, Nguyễn Mạnh Hà (2010), Phát hiện nấm Đông trùng hạ

thảo Cordyceps takaomontana Yakushiji & Kumazawa ở Việt Nam” Tạp

chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 6, trang 127 – 130.

11. Phạm Thị Thùy, Đồng Thanh, Nguyễn Thị Bắc, Trần Thanh Tháp (1994),

Kết quả nghiên cứu sản xuất nấm côn trùng Beauveria và Metarhizium để phòng trừ một số sâu hại cây trồng, Hội nghị khoa học toàn quốc về Công nghệ sinh học và Hóa sinh phục vụ sản xuất và đời sống, Hà Nội.

12. http://www.khampha24h.com. 13. http://www.vast.ac.vn/index.phpoption 14. http://www.vietsiences.free.fr và http://vietsiences.net 15. http://www.yhoccotruyen.hmtedsoft.com/baocheduoc/htmdocs/dongtrungha- thao.htm Tiếng Anh

16. Ahn Y.J., Park S.J., Lee S.G., Shin S.C., Choi D.H. (2000), “Cordycepin:

selective growth inhibitor derived from liquid culture of Cordyceps

17. Ajay Kumar, Pragati Saini và J N Shrivastava (2009), “Production of peptide

antifungal antibiotic and biocontrol activity of Bacillus subtilis, Indian

Journal of Experimental Biology, 47, pp. 57 -62.

18. Duck-Hyun Cho, Yun-Man Cho, Jong-Il Lee. (2000), Fruitbody Formation

of Cordyceps militaris in Allomyrina dichotoma Linnaeus. Annual Report of Department of biology, Division of Life and Technology, Woosuk University, Cheonju 565-800, Korea.

19. Gi-Ho Sung, Nigel L. Hywel-Jones, Jae-Mo Sung, J. Jennifer Luangsa-ard, Bhushan Shrestha and Joseph W. Spatafora (2007). “Phylogenetic

classification of Cordyceps and the clavicipitaceous fungi”, Studies in

Mycology57, 5–59.

20. Jae-Sung Kim, Kumar Sapkota, Se-Eun Park, Bong-Suk Choi, Seung Kim, Nguyen Thi Hiep, Chun-Sung Kim, Han-Seok Choi, Myung-Kon Kim, Hong-Sung Chun, Yeal Park, and Sung-Jun Kim (2006), “A Fibrinolytic

Enzyme from the Medicinal Mushroom Cordyceps militaris, The Journal

of Microbiology, Vol. 44, No.6. Dec. 2006, p. 622-631.

21. Jiang-Feng Song, Chun-Quan Liu, Da-Jing Li and Bang-Quan Jin (2007).

“Optimization of cordycepin extraction from cultured Cordyceps militaris

by HPLC-DAD coupled with uniform design”, J Chem Technol Biotechnol

82, 1122–1126 .

22. Kim G.Y., Ko W.S., Lee J.Y., Lee J.O., Ryu C.H., Choi B.T., Park Y.M., Jeong Y.K., Lee K.J., Choi K.S., Heo M.S., Choi Y.H. (2006), “Water

extract of Cordyceps militaris enhances maturation of murine bone

marrow- derived dendritic cells in vitro”, Biol .Pharm. Bull.29, 354-360.

23. Klaunig JE, Kamendulis LM. (2004), “The role of oxidative stress in

24. Lee H, Kim Y.J., Kim H.W., Lee D.H., Sung M.K., Park T. (2006),

“Induction of apoptosis by Cordyceps militaris through activation of

caspase-3 in leukemia HL-60 cells”, Biol. Pharm. Bull. 29, 670-674.

25. Li Cui, Ming Sheng Dong, Xiao Hong Chen, Mei Jiang, Xin Lv, Guijun Yan

(20080, “A novel fibrinolytic enzyme from Cordyceps militaris, a Chinese

traditional medicinal mushroom”, World J Microbiol Biotechno 24, 483–

489.

26. Mao X.L. (2000), The macrofungi in China, Henam Technical and Science

Publication House.

27. Mina Masuda, Eriko Urabe, Akihiko Sakurai, Mikio Sakakibara (2005), “Production of cordycepin by surface culture using the medicinal

mushroom Cordyceps militaris, Enzyme Microbial. Technol. 39 (2006),

641–646.

28. Nan J.X., Park E.J., Yang B.K., Song C.H., Ko G., Sohn D.H. (2001), “Antifibrotic effect of extracellular biopolymer from submerged mycelial

cultures of Cordyceps militaris on liver fibrosis induced by bile duct

ligation and scission in rats”, Arch. Pharm. Res.24, 327-332.

29. Patcharaporn Wongsa, Kanoksri Tasanatai, Patricia Watts and Nigel Hywel-

Jones (2005), Isolation and in vitro cultivation of the insect pathogenic

fungus Cordyceps unilateralis, Annual Report of National Center for Genetic Engineering and Biotechnology, Thailand.

30. Russell R., Paterson M. (2008), “Cordyceps – A traditional Chinese

medicine and another fungal therapeutic biofactory”, Phytochemistry 69

(2008), 1469–1495.

31. Sung Jae Mo (2000), Insect-born fungus of Korea, Kangwon National Univ.,

32. Tsuguo Hongo và Masana Izawa (1994), Mushroom in Japan, Yama-Kei publisher, Japan.

33. Yoo H.S., Shin J.W., Cho J.H., Son C.G., Lee Y.W., Park S.Y., Cho C.K.

(2004), “Effect of Cordyceps militaris extract on angiogenesis and tumor

growth”, Acta Pharmacol. Sin.25, 657-65.

34. Wang Youwei (2007), Project of Idustrialization Development of Cordyceps

militaris, Lioaninh Baoli Industrial Co., Ltd.

35.Won S.Y. and Park E.H. (2005), “Anti-inflammatory and related pharmacological activities of cultured mycelia and fruiting bodies of

Cordyceps militaris”. J. Ethnopharmacol .96, 555- 561.

36. Xian-Bing Mao and Jian-Jiang Zhong (2004), “Hyperproduction of

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng nấm đông trùng hạ thảo cordyceps militaris thu thập và sưu tầm từ việt nam, trung quốc và nhật bản​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)