Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mặt n-ớc biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn cao 1.511m. Địa hình đ-ợc chia thành 3 tiểu vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng – Hữu Lũng có nhiều hang động s-ờn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình từ 10-250….
3.2.1. Thành phố Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn có đỉnh núi Chóp Chài cao 800m so với mặt n-ớc biển. Độ cao trung bình 200-300m. Độ dốc trung bình từ 200-250. Địa hình
chia cắt bởi nhiều khe suối nhỏ, có nhiều lòng máng trũng thấp dần về phía Nam, và có nhiều hồ n-ớc nhỏ tại khu vực này do đ-ợc đắp lại tạo thành khu dự trữ n-ớc ở gần rừng, cung cấp n-ớc cho công tác chữa cháy rừng và t-ới hoa màu của các vùng lân cận.
Sông ngòi trong khu vực có con sông Kỳ Cùng chảy qua địa phận Thành Phố với chiều dài là 19km, chiều rộng trung bình là 100m. Hệ thống đồi núi thấp nằm ở ven 2 bên sông. Ven sông có những cánh đồng khá rộng để sản xuất l-ơng thực, thực phẩm.
3.2.2. Huyện Lộc Bình
Địa hình huyện gồm những dãy núi cao, đồi bát úp xen giữa những dải đất bằng bị chia cắt mạnh. Đỉnh núi Mẫu Sơn cao nhất vùng với độ cao 1.541 m so với mực n-ớc biển. Địa hình thấp từ đông nam sang tây bắc. Các dãy núi, đồi hai bên sông Kỳ Cùng thấp dần về lòng sông tạo ra những vùng đất bằng, đồi thoải, độ cao trung bình từ 150 - 350m.