IV Hymenoptera Bộ Cánh màng
6 Xanthopimpla pedator Krieger Ong vàng chấm đen lớn ký sin hN Từ tiêu chí trong phần nội dung, ph-ơng pháp nghiên cứu, đề tài lựa chọn
4.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh thái học của các loài thiên địch có ảnh h-ởng chính.
h-ởng chính.
1. Bọ ngựa vằn (Creobroter urbanus)
- Hình thái
+ Sâu tr-ởng thành: Thân dài 36-45mm, toàn thân có màu xanh lá cây pha nhiều vân trắng. Đầu có hình tam giác đều. Con đực có hình dáng mảnh và nhỏ hơn con cái. Mắt kép hình chóp dẹt, màu xanh lục với một số chấm đen. Hai mắt kép nhô lên khá cao tạo thành hai đỉnh của tam giác đều. Có ba mắt đơn xếp thành hình tam giác. Râu đầu hình sợi chỉ dài 12-15mm. Chân tr-ớc có 6 vân xanh nằm ở đốt chậu và đốt đùi. Cánh tr-ớc có màu xanh lục, mép cánh tr-ớc có gờ nhỏ màu trắng. Giữa cánh tr-ớc có vân hình bầu dục 3x5mm. Chân giữa và chân sau dài, mảnh. Nhìn từ d-ới lên bụng có 8-9 đốt, đốt cuối cùng có phần cơ quan sinh dục hình l-ỡi cày.
+ Trứng: Trứng bọ ngựa vằn có chiều dài từ 45-55mm, rộng từ 3-5mm, màu nâu đỏ, cứng, khi sắp nở có màu đỏ nâu. Hình thuôn dài, lỗ vũ hoá h-ớng lên trên, một khối trứng có từ 50-70 trứng.
+ Sâu non của Bọ ngựa vằn lột xác ở tuổi 6, sau mỗi lần lột xác chúng lớn lên về kích th-ớc, màu sắc ít thay đổi.
Hình 4.6. Bọ ngựa vằn cái và trứng - Sinh thái học:
Tại khu vực nghiên cứu Bọ ngựa vằn có mật độ khá lớn, th-ờng bắt gặp ở các khu rừng có Sâu róm 4 túm lông và các khu vực lân cận trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Nhiều khi bắt đ-ợc loài này ở cây bụi, thảm khô.... Loài này khá phàm ăn, bình quân 1 con Bọ ngựa vằn tr-ởng thành có thể ăn hết 7 con sâu non của Sâu róm 4 túm lông trong 1 ngày đêm. Bọ ngựa vằn ăn tất cả các pha sâu non của Sâu róm 4 túm lông.
Thời điểm nghiên cứu trong khu vực là giai đoạn ấu trùng ở thế hệ 1, từ tháng 12 đến tháng 4 là thời kỳ nhộng Sâu róm 4 túm lông qua đông, từ đầu tháng 4 đến cuối tháng là giai đoạn Sâu róm 4 túm lông vũ hoá nhiều nhất, đẻ trứng và xuất hiện các pha sâu non của ấu trùng thế hệ 1. Mật độ quần thể Bọ ngựa vằn cũng xuất hiện nhiều hơn trong các tháng này. Tuy nhiên tại thời điểm điều tra lần 3 trong khu vực huyện Lộc Bình mới đang nhiễm dịch, do vậy mật độ tăng lên không nhiều (tăng 0,2 con/ÔTC so với lần điều tra 1).
có dịch Sâu róm 4 túm lông. Tại Thành phố Lạng Sơn mật độ Bọ ngựa vằn giảm đi 0,2 con/ÔTC, nh-ng điều đó không có nghĩa là trong khu vực không có Sâu róm 4 túm lông, có thể do kết quả điều tra ngẫu nhiên tại khu vực này.
2. Bọ ngựa Trung Quốc (Tenodera sinensis Saussure)
Hình 4.7. Bọ ngựa Trung Quốc
- Hình thái
Sâu tr-ởng thành có thân dài 80-100mm, chiều rộng 10-15mm, toàn thân màu nâu vàng hoặc màu xanh. Nhìn đối diện đầu Bọ ngựa Trung Quốc hình tam giác đều, có 3 mắt đơn xếp thành hình tam giác. Râu đầu hình sợi chỉ dài 15-17mm, mảnh l-ng ngực tr-ớc làm thành hình thoi dài bằng 1/3 ngực tr-ớc, ngực tr-ớc phình to. Bàn chân có 5 đốt, chân giữa và chân sau mảnh, dài, màu nâu vàng. Cánh tr-ớc phủ kín bụng màu nâu vàng, mép ngoài hai bên cánh sau màu nâu nhạt. Cánh tr-ớc và cánh sau dài bằng nhau. Bụng nhìn thấy rõ 6 đốt, đuôi phân đốt.
Trong khu vực điều tra th-ờng bắt gặp Bọ ngựa Trung Quốc ở trong rừng trồng thông, có mặt ở nhiều độ cao khác nhau, nhiều dạng địa hình khác nhau. Các cá thể bọ ngựa th-ờng bắt đ-ợc ở thân cây, thảm thực bì, thảm khô...với số l-ợng cá thể nhiều. Loài này bắt gặp ở hầu hết các ÔTC điều tra.
Nuôi Bọ ngựa Trung Quốc trong phòng thí nghiệm bằng các pha của Sâu róm 4 túm lông bình quân sau 1 ngày đêm loài này ăn hết 2,7 con sâu non (Bọ ngựa Trung Quốc tuổi 3), và ăn hết 5,9 con sâu non (Bọ ngựa Trung Quốc tr-ởng thành).
Mật độ Bọ ngựa Trung Quốc tại Thành phố Lạng Sơn trong 3 lần điều tra là t-ơng đối ổn định. Tại huyện Lộc Bình lần thứ 3 mật độ tăng lên so với lần thứ 2 là 0,5 con/1ÔTC. Điều này cho thấy sự thay đổi đáng kể về số l-ợng cá thể của loài khi trong khu vực xuất hiện các pha sâu non của Sâu róm 4 túm lông. Đây cũng là loài có phạm vi hoạt động rộng, dễ di chuyển nên mật độ tăng lên ở những khu vực có thức ăn -a thích của chúng.
3. Bọ xít cổ ngỗng (Sycanus croceovittatus Dohrn)
- Hình thái
Thân dài 26-30mm, màu đen nâu. Đầu kéo khá dài, linh hoạt, hai bên đầu có hai mắt kép to lồi ra. Hai râu đầu dài hơn chiều dài thân. Giữa l-ng có một vệt trắng chia đều 2 bên thân hình đồng hồ cát nằm ngang.
- Sinh thái học
Loài này th-ờng gặp nhiều trong rừng thông và các khu vực lân cận. Có mật độ rất cao ở những ÔTC có Sâu róm 4 túm lông ở Lộc Bình, Thành phố Lạng Sơn. Tại Thành phố Lạng Sơn mật độ trung bình lần điều tra 1 là 3,7; lần 2 là 3,1; lần 3 là 2,3. Tuy nhiên đây là loài cũng có sự biến động t-ơng đối lớn từ 0,4-0,6 con/ÔTC. Mật độ loài giảm đi có thể do yếu tố khách quan trong những lần điều tra. Tuy nhiên đây là loài tiềm năng. Tại huyện Lộc Bình mật độ Bọ xít cổ ngỗng có xu h-ớng tăng lên theo các lần điều tra: Lần 1 là 5; lần 2 là 5,2; lần 3 là 5,7. Và hệ số biến động cũng giảm: Lần 1 là 0,8; lần 2 là 0,5; lần 3 là 0,4. Rõ ràng, ấu trùng thế hệ 1 của Sâu róm 4 túm lông đã có ảnh h-ởng nhất định đến loài Bọ xít cổ ngỗng này. Có thể loài này có số l-ợng lớn nh-ng di chuyển chậm nên số l-ợng sẽ còn tăng lên ở tháng 5, tháng 6.
Bọ xít cổ ngỗng tr-ởng thành ít bay, di chuyển chủ yếu bằng cách bò. Khi gặp sâu non của Sâu róm thông bọ xít dùng vòi tiêm vào con mồi một chất làm con mồi bị tê liệt, sau đó mới hút các chất dinh d-ỡng trong cơ thể con mồi.
Bọ xít cổ ngỗng tr-ởng thành trung bình 1 ngày đêm ăn hết 1,3 con sâu non của Sâu róm 4 túm lông.
4. Ong mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi M.) ký sinh sâu róm thông.
- Hình thái
+ Ong tr-ởng thành: Thân dài từ 0,4-0,5mm, màu vàng. Phía tr-ớc đầu lõm xuống. Ngực tr-ớc ngắn, đốt ngực giữa lớn nhất và có mảnh l-ng nhô lên, nhẵn bóng. Bụng nhìn nổi rõ 8 đốt, hai đốt bên l-ng đốt bụng thứ 2 có 2 chấm màu nâu sẫm.
Đầu th-ờng có 3 mắt đơn xếp thành hình tam giác ở vùng đỉnh. Râu đầu hình chuỳ đầu gối. Râu đầu ong cái có 6 đốt, đốt thứ 3 rất nhỏ, đốt thứ 4 và
thứ 5 có dạng tròn, dài gần bằng nhau; đốt thứ 6 phình to, cuối hơi vát nhọn, trên có nhiều lông ngắn. Râu đầu ong đực có 4 đốt, đốt thứ 3 rất nhỏ, đốt thứ 4 khá dài, to hơn các đốt khác, trên có nhiều lông đài. Đầu rộng hơn ngực.
Có hai đôi cánh màng trong suốt ánh tím hồng. Cánh tr-ớc to rộng dần từ trong ra ngoài, mép ngoài gần nh- tròn, mặt trên mặt cánh có nhiều hàng lông ngắn chạy dọc. Xung quanh phía ngoài của cánh có nhiều lông tạo thành tua cánh.
Các chân màu vàng, bàn chân có 3 đốt dài gần bằng nhau. ống đẻ trứng ngắn, chỉ hơi nhô ra khỏi bụng một chút và có nhiều lông.
+ Trứng: Dài từ 0,05-0,1mm, rộng từ 0,02-0,03mm.
+ Sâu non: Dài từ 0,39-0,7mm, màu trắng sữa, đầu nhỏ, phân đốt không rõ ràng.
+ Nhộng: Dài từ 0,24-0,84mm, nhìn rõ đầu, ngực, bụng; mắt kép lúc đầu màu vàng sau chuyển sang màu đỏ.
Hình 4.9. Ong mắt đỏ ký sinh Sâu róm thông (ảnh từ Google/image) - Sinh thái học
Ong tr-ởng thành vũ hoá ở trong trứng của vật chủ, sau đó cắn thủng một hoặc hai lỗ tròn ở bụng chui ra, mép lỗ th-ờng lờm xờm. Sâu non của ong ký sinh trứng ký chủ làm cho trứng ký chủ không nở ra đ-ợc. Ong cái chui ra
khỏi trứng của ký chủ nhiều nhất vào lúc 8-11giờ sáng, nh-ng ong đực lại vũ hoá nhiều nhất vào lúc 2-5 giờ chiều.
Sau khi tr-ởng thành chui ra không lâu thì bắt đầu giao phối. Thời gian giao phối kéo dài 14 giây, sau đó ong cái đi tìm ngay trứng ký chủ để đẻ trứng. Ong mắt đỏ có cơ quan khứu giác rất tốt ở ống đẻ trứng nên ong cái th-ờng không đẻ trứng vào những trứng ký chủ đã bị ký sinh. Mỗi con cái đẻ từ 14-15 trứng. Tuỳ theo kích th-ớc trứng của ký chủ l-ợng trứng ký sinh đ-ợc đẻ vào trong 1 trứng ký chủ có thể từ 1-70 quả. Sự lựa chọn trứng ký chủ th-ờng không lệ thuộc vào loài mà phụ thuộc vào điều kiện môi tr-ờng. Ong cái tập trung đẻ vào trứng ký chủ trong khu vực có đ-ờng kính 10m, ở phạm vi xa hơn nữa tỷ lệ ký sinh sẽ giảm [13].
Ong tr-ởng thành có tính xu quanh nh-ng không thích ánh sáng quá mạnh, hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Sâu non sống trong trứng ký chủ có hiện t-ợng ăn thịt lẫn nhau nên từ trong cùng một trứng ký chủ th-ờng chỉ có một vài ong tr-ởng thành chui ra ngoài.
Một năm Ong mắt đỏ có tới 30 lứa, mỗi lứa từ 6-30 ngày.[13]
Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho loài Ong mắt đỏ này là từ 20-270C và 80-85%. Trong điều kiện thí nghiệm, ở nhiệt độ 20-280C, tuổi thọ của ong tr-ởng thành từ 2-4 ngày, nếu cho ăn mật ong hoặc n-ớc đ-ờng pha loãng có thể sống đ-ợc 6-7 ngày và dài nhất là 11 ngày.
Trong khu vực nghiên cứu có thể đánh giá mật độ của loài là khá cao, biện pháp sử dụng vợt để bắt loài này chỉ mang ý nghĩa phát hiện ra sự có mặt của loài và phục vụ cho các b-ớc thí nghiệm chúng nhằm quan sát đặc điểm hình thái, tập tính.... và việc ký sinh trứng Sâu róm 4 túm lông. Trong quá trình nuôi Ong mắt đỏ bằng trứng Sâu róm 4 túm lông trong túi vải mỏng có đựng một khung rộng và để ra ngoài tự nhiên, trong quá trình thực hiện
ch-a xác định đ-ợc tỷ lệ đực/cái của loài Ong mắt đỏ khi cho vào làm thí nghiệm do kích th-ớc của loài nhỏ, dụng cụ thí nghiệm và nhân lực thiếu nên độ chính xác ch-a cao. Một yếu tố khách quan chỉ có có ong cái ký sinh và đẻ trứng, tuổi thọ của Ong mắt đỏ thấp trong điều kiện nuôi nhốt. Một con cái có thể ký sinh hết trứng này đến trứng khác, thậm chí cả trứng đã có con khác ký sinh....
+ Thí nghiệm thứ nhất cho 20 cá thể Ong mắt đỏ vào trong túi vải mỏng, trong suốt đựng khung rộng và 05 trứng Sâu róm 4 túm lông, sau 1 ngày đêm nhận thấy toàn bộ số trứng bị Ong mắt đỏ ký sinh và có từ 5-7 cá thể ong mắt đỏ bị chết.
+ Thí nghiệm thứ 2: Cho vào 20 cá thể Ong mắt đỏ và 50 trứng Sâu róm 4 túm lông, sau 1 ngày đêm cho thấy toàn bộ bình quân 15 trứng bị ký sinh. Có 7-9 cá thể Ong mắt đỏ chết/ngày.
Qua đó có thể nhận thấy rằng tỉ lệ đực/cái của Ong mắt đỏ sẽ quyết định tới khả năng ký sinh trứng của Sâu róm 4 túm lông. Việc nghiên cứu về loài này trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều tồn tại.
5. Ong vàng chấm đen lớn (Xanthopimpla pedator Krieger)
- Hình thái
Ong tr-ởng thành có thân dài từ 25-29mm, màu vàng xám, trên l-ng của ngực và bụng có những chấm đen. Cánh tr-ớc màu vàng nhạt, hơi xám đen. Hai bên đốt chậu chân sau có 2 chấm đen, gần cuối đốt đùi chân sau có 1 chấm đen.
Mảnh l-ng ngực tr-ớc nhô lên, có 3 vết đen dài chạy dọc, phía trên mảnh thuẫn có vết đen nằm ngang, hai bên l-ng ngực sau cũng có 2 vết đen nằm ngang. Cánh tr-ớc màu vàng nhạt, hơi xám. Các mạch cánh màu nâu xẫm,
bên đốt chậu chân sau có 2 chấm đen, gần cuối đốt đùi chân sau cũng có 1 chấm đen.
Bụng có thể nhìn rõ 9 đốt, trừ đốt thứ 6 và thứ 8 còn lại 2 bên l-ng của các đốt khác đều có 2 chấm đen nằm ngang. Con cái có ống đẻ trứng dài 4mm, màu đen. Con đực nhỏ hơn con cái và trên đốt bụng thứ 6 có 2 chấm đen.
Hình 4.10. Ong vàng chấm đen lớn - Sinh thái
Ong vàng chấm đen lớn ký sinh lên nhộng các thế hệ của sâu róm thông. Ong tr-ởng thành hoạt động mạnh từ 7-9h sáng và chúng ăn bổ sung bằng mật hoa. Tuổi thọ thấp 15-20 ngày, tuỳ theo môi truờng sống. Ong có tính xu quang mạnh
Khi nuôi ong ở nhiệt độ 300 C bằng nhộng Sâu róm 4 túm lông, 1 con ký sinh vào 1 nhộng. Lỗ vũ hoá của Ong vàng chấm đen ở phía đầu nhộng Sâu róm 4 túm lông.
Trong khu vực nghiên cứu mật độ bắt gặp loài t-ơng đối cao, có mặt loài này ở hầu hết các ÔTC điều tra. Tại Thành phố Lạng Sơn loài này có sự biến động lớn theo các lần bắt. Tại huyện Lộc Bình mật độ loài t-ơng đối ổn định, với mật độ cao. Rất khó có thể đánh giá đ-ợc số l-ợng cá thể loài trên 1 OOTC vì đây là loài có kích th-ớc nhỏ, phạm vi hoạt động rộng.
6. Kiến vống (Oecophylla smaragdina (Fabricius)).
- Hình thái
Hình 4.11. Tổ kiến vống
+ Kiến thợ có thân dài 11-14mm màu nâu vàng. Kiến chúa to gấp đôi kiến thợ. Sâu non lúc mới nở béo mập, các tuổi sau dài, thân hơi cong, màu trắng sữa. Đốt ngực tr-ớc to nhất, nhìn từ trên xuống hình trứng. Đốt ngực giữa và đốt ngực sau nhỏ dài, hợp lại với nhau kéo dài về phía chân. Các chân màu nâu vàng, cuối đốt ống có 2 cựa. Bàn chân có 5 đốt, đốt thứ nhất dài bằng các đốt còn lại. Bụng thấy rõ 6 đốt, cuống bụng phía trên nhô lên, cuối đốt cuống có 2 gai nhỏ. Đốt sát với cuống bụng phình to, các đốt sau nhỏ dần.
+ Trứng: Dài khoảng 1mm, hình thuỗn màu trắng sữa. + Nhộng: trần, nằm trong kén tơ màu nâu vàng.
- Sinh thái
Tại khu vực nghiên cứu Kiến vống th-ờng làm tổ trên tán lá rộng nh-: Bồ cu vẽ, Ba soi, Ba bét, Keo....Tổ đ-ợc kết bằng tơ, trên một cây ngoài tổ chính còn có nhiều tổ phụ. Khi kéo lá làm tổ kiến th-ờng cắn vào đốt cuống của nhau tạo thành những dây dài.
Kiến vống hoạt động trong phạm vi hẹp từ 10-20m, đôi khi thiếu thức ăn có thể đi tìm mồi tới 30m.
Khi nuôi Kiến vống trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 270C, Kiến vống ăn tất cả các pha của Sâu róm 4 túm lông, nhiều nhất là sâu non tuổi 1-3 với số l-ợng bình quân ăn hết 0,6 con Sâu róm 4 túm lông trong 1 ngày đêm.