Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521 ha, có 3 loại đất chính, đất feralit của các miền đồi và núi thấp (d-ới 700), chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao (700 – 1.500 m), đất phù sa (9.530 ha), đất than bùn, đất nông nghiệp, cây đặc sản, cây d-ợc liệu, cây lâm nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68.958 ha, chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên trong đó đất trồng lúa n-ớc là 38.876 ha.
3.4.1. Thành phố Lạng Sơn
Đất Feralit màu nâu vàng trên núi trung bình, phân bố ở độ cao trên 700m, thuộc phần s-ờn trên và đỉnh của các hệ thống núi trung bình (núi Chóp Chài), khu vực có phân bố loại đất này nhìn chung địa hình phức tạp, mức độ chia cắt mạnh. Độ dốc bình quân trên 25o. Đất đ-ợc hình thành trên đá biến chất nên khả năng phong hoá chậm. Do hình thành trong điều kiện khí hậu lạnh ở độ cao trên 700m nên các dạng đất thuộc nhóm này đều có tầng mùn thô phân giải yếu. Tầng đất dày 40-50cm, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng. Đất Feralit mùn vùng đồi núi thấp: Đây là loại đất phổ biến trên địa bàn các xã trong Thành phố Lạng Sơn, phân bố ở độ cao từ 300-700m. Đất có màu nâu nhạt-vàng xám-nâu vàng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng đất dày từ 40-50cm, nhiều đá lẫn, tầng mùn nhỏ hơn 10cm. Đất bồi tụ, thung lũng và đồng bằng phù sa nhỏ: Đây là loại đất đ-ợc sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ bản. Phân bố rải rác ở các xã, ph-ờng, tập trung nhiều ở các khu vực ven sông Kỳ Cùng.
Huyện Lộc Bình nằm trong l-u vực sông Kỳ Cùng. Trên địa bàn huyện có 5 loại đất chính, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên mácma axít.