Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 96 - 101)

- Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch…

- Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương ở hai xã Chung Chải và Leng Su Sìn nói riêng, huyện Mường Nhé nói chung. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc địa bàn mình quản lý.

- Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch Bảo vệ phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã.

- Bảo đảm kinh phí cho việc bảo vệ và phát triển rừng, tăng mức khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, tăng mức đầu tư cho rừng phòng hộ ở địa bàn khó khăn.

- Tăng cường phân cấp song song với nâng cao năng lực của cơ sở và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát và đúc kết thực tiễn hỗ trợ thông tin và huy động nguồn lực triển khai các đề xuất của địa phương, xây dựng cơ chế báo cáo hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

a) Đánh giá hiện trạng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu

Đề tài đã thống kê đầy đủ hiện trạng cũng như quá trình hình thành và phát triển rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu (trên địa bàn 02 xã Chung Chải, Leng Su Sìn); đã thống kê các loại rừng phòng hộ từ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ cảnh quan, môi trường sinh thái... Hệ thống rừng phòng hộ đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, điều tiết nước và dòng chảy các lưu vực, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai như gió, bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, xói mòn đất... Đề tài đã liệt kê và đánh giá kết quả một số chương trình, dự án có quy mô lớn liên quan đến việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Mường Nhé nói chung và tại khu vực nghiên cứu nói riêng.

b) Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu

Đề tài đã đánh giá được thực trạng về quản lý rừng phòng hộ về các mặt như: cơ cấu tổ chức, quản lý nhận thức về quản lý rừng phòng hộ bền vững, các chính sách liên quan đến quản lý rừng phòng bền vững, những tồn tại của những chính sách hiện nay, kết quả hoạt động quản lý rừng bền vững ở khu vực nghiên cứu, những khó khăn trở ngại khi thực hiện.

Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp chính bao gồm: Các giải pháp về tuyên truyền; các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; các giải pháp về hoàn thiện thể chế chính sách; các giải pháp tăng cường năng lực cho các bên liên quan; các giải pháp khắc phục những khuyết điểm đối với môi trường và xã hội trong quản lý rừng và các giải pháp khác có liên quan.

c). Điều tra, đánh giá các mô hình quản lý rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu

Đề án đã điều tra, đánh giá được các mô hình quản lý rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu, bao gồm: Mô hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

cộng đồng; Mô hình giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ và phát triển; Mô hình trồng rừng thâm canh kết hợp đảm bảo sinh kế cho người dân từ nguồn chính sách hỗ trợ trồng rừng của tỉnh, huyện; Mô hình quản lý, bảo vệ rừng kết hợp phát triển kinh tế dưới tán rừng từ việc trồng, chăm sóc, khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng và mô hình xây dựng phương án quản lý, bảo vệ diện tích có rừng chưa giao, chưa cho thuê để được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ đó đầu tư, hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng.

2. Tồn tại

- Chưa đánh giá được chi tiết về tổ thành thành loài, các yếu tố ảnh hưởng đối với việc phát triển các mô hình quản lý rừng phòng hộ;

- Do thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các mô hình quản lý rừng phòng hộ có sẵn, không xây dựng được mô hình thí điểm để triển khai.

3. Kiến nghị

- Về công tác nghiên cứu: Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các mô hình

quản lý rừng phòng hộ để đánh giá được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế để có những giải pháp quản lý, bảo vệ rừng được tốt hơn.

- Về thực tiễn: Khu vực nghiên cứu nói riêng và huyện Mường Nhé nói chung cần ứng dụng các mô hình quản lý rừng phòng hộ đã nêu trong đề tài và phát triển những mô hình đó để công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng luôn bền vững và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Quyết định số 4290/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/10/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phê duyệt kết quả điều tra, kiểm kê rừng tại 25 tỉnh năm 2014 - 2015 thuộc Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016”.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về các biện pháp lâm sinh.

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

7. Vũ Tiến Hinh (1991), Đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên, Tạp chí Lâm nghiệp số 2/1991, Bộ Lâm nghiệp.

8. Võ Văn Hồng, Trần Văn Hùng, Phạm Ngọc Bảy (2006), Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. PGS.TS Bảo Huy (2002), Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar, Đề tài xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng Gia Lai.

10. Hoàng Hoè và cộng sự (1997), Một số mô hình Nông lâm kết hợp ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Ngãi (2009), Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: thực trạng, vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng, Hà nội.

12. Nguyễn Bá Ngãi (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc, Luận án tiến sỹ, Trường đại học lâm nghiệp.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, ngày 15 tháng 11 năm 2017.

14. Nguyễn Tôn Quyền, Trịnh Vỹ, Huỳnh Thạch, Vũ Bảo (2006), Công tác điều tra rừng ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

17. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định 799/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2012 phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" gian đoạn 2011-2020, Hà Nội.

18. Tổng cục Lâm nghiệp (2010), Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng ở Việt Nam.

19. Nguyễn Văn Trương (1985), Vấn đề làm giàu rừng, Tạp chí Lâm nghiệp số 5/1985, Bộ Lâm nghiệp.

20. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2012), Quyết định số 1173/QĐ- UBND ngày 14/12/2012 phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Nhé giai đoạn 2012- 2020.

21. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2014), Quyết định 09/2014/QĐ- UBND ngày 21/5/2014 quy định mức chi bồi dưỡng, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2018), Quyết định số 1208/QĐ- UBND ngày 21/12/2018 về phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

23. Ủy ban nhân dân xã Chung Chải (2019), Báo cáo số 747/BC-UBND ngày 24/12/2019 về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.

24. Ủy ban nhân dân xã Leng Su Sìn (2019), Báo cáo số 130/BC- UBND ngày 25/12/2019 về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.

25. Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), Sổ tay điều tra quy hoạch rừng, nhà xuất bản Lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)