Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 41)

2.2.5.1. Thuận lợi

Khu vực nghiên cứu có nguồn nhân lực, lao động dồi dào, chiếm 54,7% dân số, nhất là lao động tại khu vực nông thôn chiếm 88% tổng số lao động; vì vậy có thể đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế nói chung, bảo vệ và phát triển rừng nói riêng;

Khu vực nghiên cứu thuộc huyện vùng cao, biên giới, có xuất phát điểm về kinh tế thấp nên luôn nhận được sự quan tâm đầu tư rất lớn của Đảng, Nhà nước cũng như tỉnh về mọi mặt;

2.2.5.2. Khó khăn

Những năm gần đây tình trạng người dân di cư tự do vào địa bàn huyện nói chung, vào khu vực nghiên cứu nói riêng tăng đột biến, khó kiểm soát và vẫn còn diễn biến phức tạp; vì vậy, nhu cầu về đất sản xuất lương thực gây một áp lực lớn đến diện tích rừng hiện còn và đã làm phá vỡ quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như ổn định tình hình an ninh, chính trị, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia;

Nền sản xuất còn lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ lệ hộ nghèo cao, Mường Nhé vẫn là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước;

Lực lượng lao động hầu như chưa được đào tạo nên kỹ năng và năng suất lao động thấp; mặt khác khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông còn nhiều hạn chế nên là một rào cản lớn trong việc tìm kiến việc làm tăng thêm thu nhập cũng như tiếp thu những ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Chương 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG,

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã Chung Chải và xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng rừng, rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé.

- Đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé.

- Điều tra, đánh giá các mô hình bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé.

- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ bền vững trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Công tác quản lý và phát triển rừng phòng hộ của 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

- Hệ thống văn bản, báo cáo về chủ trương, chính sách, kế hoạch, quy hoạch... phát triển rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

3.3.1. Về không gian

Đề tài chỉ tập trung vào việc thu thập số liệu, đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé (bao gồm: diện tích có rừng đã giao đất, giao rừng cho chủ

rừng; diện tích có rừng chưa giao, chưa cho thuê; diện tích đất trống quy hoạch rừng phòng hộ đã trồng rừng, diện tích đất trống quy hoạch rừng phòng hộ chưa trồng rừng).

3.3.2. Về thời gian

Tiến hành thu thập tài liệu liên quan và số liệu ngoại nghiệp từ tháng 11/2019; xử lý số liệu nội nghiệp và viết luận văn đến tháng 4/2020.

3.4. Nội dung nghiên cứu

3.4.1. Đánh giá hiện trạng các loại rừng và rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé. xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé.

- Xác định diện tích các loại rừng và diện tích rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu trong các năm gần đây.

- Xác định trữ lượng, chất lượng rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu. - Đánh giá hiện trạng thực hiện quy hoạch phát triển rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu.

3.4.2. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã nghiên cứu. trên địa bàn 02 xã nghiên cứu.

- Công tác tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn.

- Các lực lượng quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu. - Các công trình, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu.

3.4.3. Đánh giá sự thay đổi và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ bền vững trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su triển rừng phòng hộ bền vững trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé

- Tình hình quản lý bảo vệ rừng phòng hộ hiện có;

- Đánh giá sự thay đổi về diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng trong thời gian vừa qua.

- Đánh giá sự thay đổi về công tác giống phục vụ phát triển rừng phòng hộ;

- Đánh giá sự thay đổi về các biện pháp và các nội dung phát triển rừng phòng hộ: định mức/kế hoạch trồng mới; loại rừng phòng hộ; các chính sách hỗ trợ...

- Đánh giá sự thay đổi nhận thức của cộng đồng địa phương về công tác quản lý, phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn.

- Các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác phát triển rừng phòng hộ.

- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ bền vững trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng phòng hộ theo các Chương trình, Dự án diễn ra tại 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé giai đoạn 2015 - 2020.

- Báo cáo điều tra về đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé.

- Thu thập các tài liệu về đất đai, khí hậu, thủy văn, các tài liệu về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, thiết kế trồng rừng, quy hoạch sử dụng đất, các loại bản đồ (bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ theo dõi diễn biến rừng, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ giao đất, giao rừng, bản đồ thiết kế trồng rừng, bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng ....).

- Các tài liệu về quản lý bền vững rừng phòng hộ của 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn.

- Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu: bài giảng, giáo trình, internet ... về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

- So sánh, phân tích số liệu thứ cấp hiện có về rừng phòng hộ như bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, các báo cáo, niên giám thống kê... Phân tích các báo cáo về rừng phòng hộ ở 2 xã Chung Chải và Leng Su Sìn.

- Sử dụng tiếp cận có sự tham gia để đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý rừng phòng hộ. Cụ thể là điều tra, phỏng vấn về công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu khoảng 20 người, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, các đơn vị, tổ chức cá nhân am hiểu về lĩnh vực lâm nghiệp, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình trồng rừng, quản lý rừng phòng hộ.

* Điều tra và thu thập số liệu sơ cấp

- Mỗi mô hình rừng phòng hộ tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn (OTC) trên dạng lập địa cho mô hình đó để điều tra trữ lượng rừng, chất lượng rừng tại khu vực nghiên cứu. Diện tích OTC 1.000 m2 (áp dụng phương pháp điều tra trữ lượng rừng theo Điều 11, Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng), Số OTC được phân chia theo từng khu vực cụ thể như sau:

+ Xã Chung Chải: khu vực các bản Pá Lùng, Xà Quế: 3 OTC; khu vực bản Nậm Pắc, Đoàn Kết: 3 OTC; khu vực bản Nậm Khum, Nậm Sin: 3 OTC.

+ Xã Leng Su Sìn: khu vực bản Leng Su Sìn: 3 OTC; khu vực bản Suối Voi: 3 OTC; khu vực bản Á Di: 3 OTC.

+ Về trữ lượng, chức năng phòng hộ của các OTC được thể hiện rõ trong bảng ở phần kết quả nghiên cứu.

+ Thu thập và tính toán số liệu trong OTC: Đo chiều cao vút ngọn (HVN), chiều cao phân cành (HDC) bằng thước Blumleiss; đo đường kính tại vị trí 1,3 m (D ) bằng thước kẹp kính hoặc đo chu vi bằng thước dây sau đó

quy đổi ra đường kính; đo đường kính tán (Dt) bằng cách đo hình chiếu tán theo 2 chiều: Đông - Tây; Nam - Bắc và lấy giá trị trung bình.

- Lập ô dạng bản và đo đếm đánh giá chỉ tiêu độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP%): Tiến hành chia ô mẫu sơ cấp thành hai phần bằng nhau nhờ việc thiết lập một đường vuông góc với cạnh chiều dài của ô mẫu. Sử dụng ô dạng bản có diện tích 4 m2/1 ô, bố trí 4 ô ở 4 góc của ô mẫu sơ cấp và 2 ô ở giao điểm hai đường chéo của hai ô thứ cấp. Tổng số ô dạng bản cần điều tra là 6 ô/1 OTC điển hình tạm thời. Trên mỗi ô dạng bản, dùng lưới đan dạng ô vuông với kích thước 2 m x 2 m = 4 m2; kích thước của ô vuông trong lưới 10 cm x 10 cm. Kéo định vị 4 góc của lưới theo đúng 4 góc của ô dạng bản. Độ che phủ CP% được tính bằng tổng số ô (10 cm x 10 cm) có độ phủ hoàn toàn và số ô có độ phủ không hoàn toàn trong lưới 4 m2.

- Đào phẫu diện kích thước dài 1,2 m; rộng 0,8 m; sâu 0,9 m. Mỗi mô hình đào 1 phẫu diện đại diện cho mô hình đó. Thực hiện viện mô tả đặc điểm vật lý của các tầng đất trong phẫu diện, theo mẫu biểu sau:

Tầng đất Độ sâu (cm) Màu sắc Độ chặt Thành phần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn Ghi chú

3.5.2. Phương pháp tổng hợp hiện trạng rừng, các thông tin về thực trạng phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu

Các tài liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan được thu thập. Sau khi nghiên cứu các tài liệu này, chỉ những thông tin liên quan tới các nội dung của đề tài mới được tổng hợp, phân tích. Tài liệu được thu thập gồm:

Thông tin về khí hậu thuỷ văn, địa hình, thổ nhưỡng và các dữ liệu về các hệ sinh thái rừng tại khu vực nghiên cứu;

Các nghiên cứu về điều kiện kinh tế - xã hội liên quan;

Các nghiên cứu về cộng đồng và chính sách được áp dụng ở khu vực nghiên cứu;

Các tài liệu đã được công bố về vi phạm pháp luật trong quản lý rừng phòng hộ ở khu vực nghiên cứu;

3.5.3. Phương pháp nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ rừng

- Phân chia đối tượng tác động: dựa vào các chỉ tiêu địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật thông qua đánh giá điểm về mức độ phù hợp của từng nhân tố;

- Phân chia đối tượng tác động bằng phương pháp cho điểm theo các tiêu chuẩn: đặc điểm của từng đối tượng rừng; các quy phạm hiện hành, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; yêu cầu phục hồi và phát triển rừng tại khu vực

- Chọn loài cây triển vọng: đánh giá các tiêu chuẩn cụ thể về kinh tế, sinh thái phản ánh mức độ phù hợp của từng loài;

- Đề xuất giải pháp tác động: từ kết quả của việc phân chia đối tượng tác động, đối tượng nào có điểm cao nhất tức là có múc độ phù hợp nhất, có tiềm năng nhất thì chọn giải pháp ít tác động nhất và ngược lại.

3.5.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phân tích định tính: i) Tổng hợp, rút gọn số liệu; ii) Trình bày số liệu rút gọn; iii) Kết luận và kiểm tra trong quá trình phân tích định tính.

- Phân tích định lượng: Sử dụng phương pháp Thống kê mô tả. Xử lý số liệu trên phần mềm EXCEL.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá hiện trạng rừng và rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé

4.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mường Nhé và trên địa bàn 02 xã nghiên cứu

4.1.1.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mường Nhé

Kết quả điều tra, thu thập và tổng hợp tài liệu, đối chiếu với các bên liên quan, đề tài rút ra một số kết quả như sau:

Việc quy hoạch 3 loại rừng huyện Mường Nhé đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt từ năm 2008 theo Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2008. Tại thời điểm quy hoạch 3 loại rừng năm 2008, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 145.895,56 ha, chiếm 92% diện tích tự nhiên của toàn huyện.

Thực hiện kế hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng huyện Mường Nhé, năm 2017 trên địa bàn huyện đã tiến hành khảo sát, rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Trong đó:

Bảng 4.1. Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng huyện Mường Nhé năm 2018

TT Nội dung chuyển đổi Diện tích

chuyển đổi (ha) Ghi chú

1 Đất khác quy hoạch thành rừng phòng hộ 1.346,52 gồm 1.003,33 ha rừng và 343,19 ha đất trống không có rừng 2 Đất khác quy hoạch thành rừng 2.578,85 gồm 1.631,9 ha rừng và

TT Nội dung chuyển đổi Diện tích

chuyển đổi (ha) Ghi chú

sản xuất 946,95 ha đất trống không có rừng 3 Đất rừng phòng hộ sang quy hoạch đất rừng sản xuất 7.749,04 gồm 3.805,89 ha rừng và 3.943,15 ha đất trống không có rừng 4

Đất rừng sản xuất sang quy

hoạch đất rừng phòng hộ 886,3 gồm 529,17 ha rừng và 357,13 ha đất trống không có rừng 5 Đất rừng phòng hộ ra ngoài

quy hoạch 3 loại rừng 7.547,31

gồm 15,04 ha rừng và 7.532,27 ha đất trống không có rừng

6

Đất rừng sản xuất ra ngoài

quy hoạch 3 loại rừng 16.476,32

gồm 69,72 ha rừng và 16.406,6 ha đất trống không có rừng

(Nguồn: Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 về phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030)

Sau khi điều chỉnh, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-UBND, ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về Phê duyệt Dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Mường Nhé là 125.797,3 ha, chiếm 80,17% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó:

- Đất rừng đặc dụng: 47.228 ha, chiếm 37,5% đất lâm nghiệp và 30,1% diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng tự nhiên 35.052,56 ha, không có rừng trồng và đất trống quy hoạch cho đất rừng đặc dụng là 12.175,44 ha. Đất rừng đặc dụng phân bố tại khu vực phía Tây của huyện Mường Nhé, phân bố tại 05 xã biên giới bao gồm: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè.

- Đất rừng phòng hộ: 39.830,27 ha, chiếm 31,7% đất lâm nghiệp và

25,38% diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng tự nhiên 25.513,36 ha, không có rừng trồng và đất trống quy hoạch cho đất rừng phòng hộ là 14.316,91ha. Đất rừng phòng hộ phân bố tại 11/11 xã của huyện Mường Nhé, phân bố nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)