Đánh giá hiện trạng rừng và rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã Chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 49 - 93)

Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé

4.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mường Nhé và trên địa bàn 02 xã nghiên cứu

4.1.1.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mường Nhé

Kết quả điều tra, thu thập và tổng hợp tài liệu, đối chiếu với các bên liên quan, đề tài rút ra một số kết quả như sau:

Việc quy hoạch 3 loại rừng huyện Mường Nhé đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt từ năm 2008 theo Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2008. Tại thời điểm quy hoạch 3 loại rừng năm 2008, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 145.895,56 ha, chiếm 92% diện tích tự nhiên của toàn huyện.

Thực hiện kế hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng huyện Mường Nhé, năm 2017 trên địa bàn huyện đã tiến hành khảo sát, rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Trong đó:

Bảng 4.1. Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng huyện Mường Nhé năm 2018

TT Nội dung chuyển đổi Diện tích

chuyển đổi (ha) Ghi chú

1 Đất khác quy hoạch thành rừng phòng hộ 1.346,52 gồm 1.003,33 ha rừng và 343,19 ha đất trống không có rừng 2 Đất khác quy hoạch thành rừng 2.578,85 gồm 1.631,9 ha rừng và

TT Nội dung chuyển đổi Diện tích

chuyển đổi (ha) Ghi chú

sản xuất 946,95 ha đất trống không có rừng 3 Đất rừng phòng hộ sang quy hoạch đất rừng sản xuất 7.749,04 gồm 3.805,89 ha rừng và 3.943,15 ha đất trống không có rừng 4

Đất rừng sản xuất sang quy

hoạch đất rừng phòng hộ 886,3 gồm 529,17 ha rừng và 357,13 ha đất trống không có rừng 5 Đất rừng phòng hộ ra ngoài

quy hoạch 3 loại rừng 7.547,31

gồm 15,04 ha rừng và 7.532,27 ha đất trống không có rừng

6

Đất rừng sản xuất ra ngoài

quy hoạch 3 loại rừng 16.476,32

gồm 69,72 ha rừng và 16.406,6 ha đất trống không có rừng

(Nguồn: Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 về phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030)

Sau khi điều chỉnh, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-UBND, ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về Phê duyệt Dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Mường Nhé là 125.797,3 ha, chiếm 80,17% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó:

- Đất rừng đặc dụng: 47.228 ha, chiếm 37,5% đất lâm nghiệp và 30,1% diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng tự nhiên 35.052,56 ha, không có rừng trồng và đất trống quy hoạch cho đất rừng đặc dụng là 12.175,44 ha. Đất rừng đặc dụng phân bố tại khu vực phía Tây của huyện Mường Nhé, phân bố tại 05 xã biên giới bao gồm: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè.

- Đất rừng phòng hộ: 39.830,27 ha, chiếm 31,7% đất lâm nghiệp và

25,38% diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng tự nhiên 25.513,36 ha, không có rừng trồng và đất trống quy hoạch cho đất rừng phòng hộ là 14.316,91ha. Đất rừng phòng hộ phân bố tại 11/11 xã của huyện Mường Nhé, phân bố nhiều nhất ở các xã: Sen Thượng (34,86%), Huổi Lếch (18,35%), Chung Chải (9,23%), Sín Thầu (7,09%)…

- Đất rừng sản xuất: 38.739,03 ha, chiếm 30,8% đất lâm nghiệp và 24,68% diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng tự nhiên 20.776,66 ha, rừng trồng 1.547,83 ha và đất trống quy hoạch cho đất rừng phòng hộ là 16.414,54 ha. Đất rừng sản xuất phân bố tại 11/11 xã của huyện Mường Nhé, phân bố nhiều nhất ở các xã: Quảng Lâm (14,61%), Mường Nhé (12,74%), Mường Toong (11,48%), Sín Thầu (10,61%)…

4.1.1.2. Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu (địa bàn 02 xã Chung Chải, Leng Su Sìn)

Khu vực nghiên cứu có diện tích tự nhiên 39.018,72 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 32.513,68 ha. Trong đó:

- Đối với xã Chung Chải: diện tích tự nhiên của xã là 21.021,4 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của xã là 17.043,85 ha, chiếm 81,07% diện tích tự nhiên của xã. Trong đó: Rừng đặc dụng 9.865 ha (có rừng 7.114,99 ha; không có rừng 2.750,01 ha); Rừng phòng hộ 3.678,65 ha (có rừng 1.502,77 ha; không có rừng 2.175,88 ha); Rừng sản xuất 3.500,2 ha (có rừng 1.606,29 ha; không có rừng 1.893,91 ha).

Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng xã Chung Chải

- Đối với xã Leng Su Sìn: diện tích tự nhiên của xã là 17.997,32 ha. Diện tích rừng, đất lâm nghiệp của xã là 15.469,83 ha, chiếm 85,95%. Trong đó: Rừng đặc dụng 12.497 ha (có rừng 7.769,95 ha; không có rừng 4.727,05 ha); Rừng phòng hộ 1.499,37 ha (có rừng 604,04 ha; không có rừng 895,33 ha); Rừng sản xuất 1.473,46 ha (có rừng 385,42 ha; không có rừng 1.088,04 ha).

Hình 4.2. Bản đồ hiện trạng rừng xã Leng Su Sìn

4.1.2. Hiện trạng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu (trên địa bàn 02 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé)

4.1.2.1. Hiện trạng diện tích rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu

Bảng 4.2.Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu đề tài

STT Loại đất, loại rừng

Tổng diện tích khu vực

nghiên cứu

Leng Su Sìn Chung Chải

Tổng diện tích rừng phòng

hộ khu vực nghiên cứu 5.178,02 1.499,37 3.678,65

1 Đất có rừng 2.106,81 604,04 1.502,77

1.1 Rừng tự nhiên 2.104,39 604,04 1.500,35

STT Loại đất, loại rừng

Tổng diện tích khu vực

nghiên cứu

Leng Su Sìn Chung Chải

- Rừng giàu

- Rừng trung bình 0,41 - 0,41 - Rừng nghèo 1.506,39 494,43 1.011,96 - Rừng nghèo kiệt 367,73 109,61 258,12 b Rừng hỗn giao 221,25 221,25 c Rừng tre nứa t/ loại 8,61 8,61

d Rừng lá kim e Rừng núi đá .... 1.2 Rừng trồng 2,42 - 2,42 - Rừng gỗ có TL - - Rừng gỗ chưa có TL 2,42 2,42 - Rừng tre nứa - - Rừng trồng khác - 2 Đất chưa có rừng 3.071,21 895,33 2.175,88 - Đất trống có cây gỗ TS 387,29 243,48 143,81 - Đất trống không có cây gỗ TS 1.092,09 293,40 798,69 - Đất trống khác 1.591,83 358,45 1.233,38

(Nguồn: Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 về phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030)

Tổng diện tích rừng phòng hộ tại khu vực thực hiện đề tài là 5.178,02 ha (diện tích đất lâm nghiệp có rừng 2.106,81 ha; diện tích đất trống quy hoạch đất rừng phòng hộ 3.071,21 ha) [22]. Thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, UBND các xã khu vực nghiên cứu về cơ bản đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ, phát triển diện tích rừng nói chung, diện tích rừng quy hoạch rừng phòng hộ nói riêng. Các giải pháp chính như: thực hiện các biện pháp lâm sinh để nhằm khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng, thực hiện việc tuần tra, kiểm tra việc bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nghiệp vụ về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.... Chính vì vậy diện tích rừng phòng hộ ngày càng được nâng cao cả về diện tích rừng và chất lượng rừng. Năm 2019, diện tích có rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu là 2.106,81 ha (rừng tự nhiên 2.104,39 ha, rừng trồng 2,42 ha).

4.1.2.2. Trữ lượng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu

Tại khu vực nghiên cứu, đã lập 18 OTC điển hình diện tích 1.000 m2 để điều tra trữ lượng rừng phòng hộ tại khu vực thực hiện đề tài, kết quả như sau:

Bảng 4.3.Trữ lượng rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu đề tài

TT Tiểu khu Khoảnh Trạng thái Trữ lượng bình

quân (m3) CP% I Xã Chung Chải 1 109 4 TXP 108,9 75 2 109 6 TXP 105,7 72 3 109 9 TXP 48,4 52 4 109 9 TXP 39,0 38 5 110 8 TXP 61,7 66

TT Tiểu khu Khoảnh Trạng thái Trữ lượng bình quân (m3) CP% 6 110 7 HG1 35,7 42 7 110 12 TXP 43,1 46 8 110 3 TXP 54,1 51 9 95A 4 HG1 32,5 28 Trung bình 58,79 52,2 II Xã Leng Su Sìn 1 95 8 TXP 43,9 46 2 95 6 HG1 29,7 34 3 95 6 TXP 57,2 66 4 95 3 TXN 22,8 28 5 69 12 TXP 56,1 59 6 69 13 TXP 53,5 52 7 69 12 TXP 63,4 48 8 69 12 TXN 33,7 36 9 84 1 TXP 52,0 62 Trung bình 45,81 47,9

(Nguồn: Kết quả tự điều tra, đo đếm trữ lượng rừng tại thực địa)

Kết quả điều tra trữ lượng rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã Chung Chải, Leng Su Sìn cho thấy:

- Về nguồn gốc hình thành: Đa số diện tích đất lâm nghiệp có rừng quy hoạch rừng phòng hộ có nguồn gốc hình thành từ rừng tự nhiên.

- Về loài cây: Toàn bộ diện tích có rừng đất lâm nghiệp có rừng quy hoạch rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu có 02 loại là rừng gỗ lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao gỗ lá rộng thường xanh với tre nứa.

- Về phân loại rừng phòng hộ: trên địa bàn khu vực nghiên cứu chỉ có một loại hình rừng phòng hộ duy nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Về trữ lượng: qua bảng 4.2 cho thấy diện tích có rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu đa số là rừng nghèo, rừng phục hồi nên trữ lượng rừng thấp, giá trị kinh tế, môi trường không cao. Nguồn gốc là do quá trình bỏ hoang từ nương rẫy, cây tự tái sinh thành rừng nên chủ yếu hiện nay là cây gỗ có giá trị thấp, đường kính nhỏ. Theo đó, các lâm phần ở xã Chung Chải, trữ lượng rừng trung bình là 58,79 ± 28,97 m3/ha (dao động từ 32,5-108,9 m3/ha). Trong khi đó, các lâm phần ở xã Leng Su Sìn thì còn kém hơn, với trữ lượng trung bình đạt 45,81 ± 14,06 m3/ha (dao động từ 22,8-63,4 m3/ha).

- Đối với độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP%): đa số khu vực nghiên cứu có độ che phủ cây bụi, thảm tươi có kết cấu hơi kín (CP% từ 40 - 70%) chiếm tỷ lệ lớn nhất (61,1%, đa số ở những khu rừng thường xanh phục hồi, nghèo), kết cấu thưa (CP% dưới 40%) chiếm tỷ lệ ít hơn (27,7%, đa số ở những khu rừng thường xanh phục hồi) và ít nhất là kết cấu kín (CP% trên 70%) chiếm tỷ lệ 11,2% (đa số ở những khu rừng thường xanh trung bình, giàu). Độ che phủ của cây bụi thảm tươi ở xã Chung Chải trung bình đạt 52,2% và của xã Leng Su Sìn chỉ đạt 47,9%.

Diện tích rừng phòng hộ đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, điều tiết nước và dòng chảy ở các lưu vực, góp phần rất lớn vào việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai như sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất ... Trong những năm tới cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ rừng, khoanh nuôi, làm giàu rừng, trồng mới rừng, hạn chế việc khai thác, tận dụng, tận thu gỗ từ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ nhằm phát huy tối đa chức năng phòng hộ của rừng phòng hộ.

4.1.2.3. Hình thái phẫu diện đất rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu

Tại khu vực nghiên cứu, bản thân đã tiến hành điều tra phẫu diện đất kích thước dài 1,2 m; rộng 0,8 m; sâu 0,9 m. Kết quả cho thấy, diện tích rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu có 02 nhóm đất chính, đó là:

- Nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 701 đến 1.700 m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân > 250. Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, nhóm đá phún suất tính kiềm. Các dạng này phân bố tập trung ở những nơi cao, xa, đầu nguồn các sông suối lớn, có địa hình chia cắt phức tạp. Độ dày tầng đất từ mỏng đến trung bình, hàm lượng mùn từ trung bình đến giàu.

- Nhóm đất Feralit trên núi thấp: Nhóm đất này phân bố ở độ cao từ 300 đến dưới 700 m so với mặt nước biển, độ dốc chủ yếu < 250, có nguồn gốc chủ yếu từ đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, phân bố ở chân các dãy núi lớn và ven các sông suối. Dạng đất này thường bị tác động mạnh của con người, do vậy đất thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, tầng đất trung bình, tỷ lệ mùn thấp, đất bí chặt, hàm lượng NPK thấp.

4.1.2.4. Các chương trình, dự án cho bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu

Một số chương trình, Dự án có quy mô lớn đầu tư cho việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu như:

- Dự án trồng rừng phòng hộ khu vực Tá Phì Chà, xã Chung Chải, quy mô trồng rừng 248 ha;

- Dự án trồng và chăm sóc 10.000 ha rừng huyện Mường Nhé năm 2015;

- Dự án giao đất, giao rừng theo Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20/02/2013 của UBND tỉnh Điện Biên;

- Dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng huyện Mường Nhé đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Chương trình bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Nhé giai đoạn 2012 - 2020;

- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

4.2. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn 02 xã nghiên cứu

4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã và tại khu vực thực hiện đề tài

Hình 4.4. Chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp huyện

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện:

Hình 4.5. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng NN và PTNT UBND HUYỆN

Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; lập hồ sơ quản lý rừng; tổ chức trồng rừng thay thế

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững

Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng tại địa phương

Tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng

Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương Chỉ đạo UBND cấp xã lập dự án giao đất, giao rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê PHÒNG NN&PTNT

Tham mưu cho UBND huyện Mường Nhé quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi...

Gồm 10 cán bộ, công chức, người lao động; có 02 công chức theo dõi về lâm nghiệp nói chung và về rừng phòng hộ nói riêng.

- Hạt Kiểm lâm huyện:

Hình 4.6. Chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm

- Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé:

Hình 4.7. Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLKBTTN Mường Nhé HẠT KIỂM LÂM Tham mưu, giúp UBND huyện Mường Nhé quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp trên địa bàn Chịu trách nhiệm thừa

hành pháp luật về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, quản lý lâm sản trên địa bàn huyện Mường Nhé Là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên, chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện của Chi cục Kiểm lâm Có tổng số 30 biên chế công chức, người lao động (gồm 29 công chức và 01 hợp đồng lái xe cơ quan); khu vực nghiên cứu có 04 công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã

BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ

Chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền, hạn về bảo vệ rừng đặc dụng được giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại xã chung chải và xã leng su sìn, huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 49 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)